Luận án Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến gỗ khu vực Nam Trung Bộ

pdf 235 trang vuhoa 24/08/2022 3740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến gỗ khu vực Nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_ke_toan_quan_tri_chi_phi_trong_cac_doanh.pdf

Nội dung text: Luận án Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến gỗ khu vực Nam Trung Bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LÊ VĂN TÂN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ KHU VỰC NAM TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN HÀ NỘI – 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LÊ VĂN TÂN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ KHU VỰC NAM TRUNG BỘ Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Thị Loan HÀ NỘI – 2021
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2021 Tác giả luận án Lê Văn Tân
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo và các giảng viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Kế toán – Kiểm toán đã giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo nghiên cứu sinh đã cung cấp các kiến thức nền tảng, chia sẻ và góp ý hữu ích cho tác giả trong quá trình nghiên cứu. Đồng thời, tác giả xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Đào tạo Sau Đại học đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp các thông tin đầy đủ, kịp thời cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến người hướng dẫn khoa học GS. TS. Đặng Thị Loan, nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình, khuyến khích và động viên của Cô đã giúp tác giả định hướng, tự tin và kiên định trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn đến các cấp Lãnh đạo, cán bộ công nhân viên các doanh nghiệp chế biến Gỗ khu vực Nam Trung Bộ đã hợp tác, nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua trả lời phiếu khảo sát cũng như cung cấp các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho việc phân tích, thống kê và xử lý dữ liệu. Tác giả xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa và các đồng nghiệp tại Khoa Kinh tế & Kế toán – Trường Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt 4 năm vừa qua. Cuối cùng, tác giả xin gửi tình cảm đến vợ con và sự biết ơn đến gia đình hai bên đã luôn là điểm tựa, động viên, khích lệ tác giả vượt qua những khó khăn, thử thách trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn.
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ix DANH MỤC HÌNH xi PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do lựa chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Câu hỏi nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Những đóng góp mới của đề tài 4 6. Bố cục của luận án 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Nghiên cứu KTQTCP trong các loại hình doanh nghiệp 6 1.2. Nghiên cứu tình hình vận dụng các kỹ thuật KTQTCP trong doanh nghiệp 14 1.3. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQTCP trong doanh nghiệp 15 1.4. Xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án 21 1.4.1. Khoảng trống nghiên cứu 21 1.4.2. Định hướng nghiên cứu của luận án 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 25 2.1. Khái quát chung về KTQTCP trong doanh nghiệp sản xuất 25 2.1.1. Khái niệm 25 2.1.2. Chức năng của KTQTCP trong doanh nghiệp sản xuất 26 2.1.3. Yêu cầu, nguyên tắc vận dụng KTQTCP trong doanh nghiệp sản xuất 28 2.2. Nội dung KTQTCP trong doanh nghiệp sản xuất 29 2.2.1. Nhận diện, phân loại chi phí 29 2.2.2. Xây dựng định mức chi phí, lập dự toán chi phí 35
  6. iv 2.2.3. Xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí 41 2.2.4. Phân tích thông tin chi phí để kiểm soát chi phí 47 2.2.5. Phân tích thông tin chi phí để ra quyết định 49 2.3. Các lý thuyết nền của các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTCP trong DNSX 50 2.3.1. Lý thuyết bất định (Contingency Theory) 50 2.3.2. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Benefit Cost Theory) 51 2.3.3. Lý thuyết phổ biến công nghệ (Technology Diffusion Theory) 52 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai KTQTCP trong DNSX 52 2.4.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 53 2.4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 58 3.1. Thiết kế nghiên cứu 58 3.2. Mô hình nghiên cứu 61 3.3. Phương pháp nghiên cứu 62 3.3.1. Nghiên cứu định tính 62 3.3.2. Nghiên cứu định lượng 65 3.4. Lựa chọn các nhân tố trong mô hình nghiên cứu 69 3.5. Các giả thuyết nghiên cứu 70 3.5.1. Nhân tố Chiến lược kinh doanh 71 3.5.2. Nhân tố Công nghệ sản xuất 71 3.5.3. Nhân tố Ứng dụng công nghệ thông tin 72 3.5.4. Nhân tố Trình độ nhân viên kế toán 72 3.5.5. Nhân tố Nhận thức của nhà quản trị DN 72 3.5.6. Nhân tố Quan hệ chi phí – lợi ích 73 3.6. Xây dựng thang đo các biến 73 3.6.1. Nguyên tắc xây dựng thang đo 73 3.6.2. Thang đo các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQTCP trong các DN chế biến Gỗ khu vực Nam Trung Bộ 73 3.6.3. Thang đo Vận dụng KTQTCP trong các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 76 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 77 4.1. Khái quát về các doanh nghiệp chế biến Gỗ khu vực Nam Trung Bộ 77 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 77 4.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 78
  7. v 4.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tài chính tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 86 4.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 89 4.2. Thực trạng KTQTCP tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 91 4.2.1. Về nhận diện, phân loại chi phí 91 4.2.2. Về xây dựng định mức chi phí, lập dự toán chi phí 96 4.2.3. Về xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí 103 4.2.4. Phân tích thông tin chi phí để kiểm soát chi phí 109 4.2.5. Phân tích thông tin chi phí để ra quyết định 111 4.3. Đánh giá thực trạng KTQTCP trong các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 112 4.3.1. Ưu điểm 112 4.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 113 4.4. Kết quả chạy mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTCP tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 116 4.4.1. Thống kê mô tả 116 4.4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 117 4.4.3. Phân tích nhân tố khám phá 121 4.4.4. Kiểm định sự tương quan 124 4.4.5. Phân tích hồi quy đa biến 125 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu 128 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 130 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ KHU VỰC NAM TRUNG BỘ 131 5.1. Định hướng phát triển ngành chế biến gỗ Việt Nam và khu vực Nam Trung Bộ 131 5.1.1. Quan điểm phát triển ngành chế biến gỗ Việt Nam và khu vực Nam Trung Bộ 131 5.1.2. Định hướng phát triển ngành chế biến gỗ Việt Nam và khu vực Nam Trung Bộ 132 5.1.3. Mục tiêu phát triển ngành chế biến gỗ Việt Nam và khu vực Nam Trung Bộ 133 5.2. Yêu cầu hoàn thiện KTQTCP trong các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 134 5.3. Giải pháp hoàn thiện KTQTCP trong các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 135
  8. vi 5.3.1. Hoàn thiện phân loại chi phí 135 5.3.2. Hoàn thiện xây dựng định mức chi phí, lập dự toán chi phí 139 5.3.3. Hoàn thiện việc xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí 142 5.3.4. Hoàn thiện việc phân tích thông tin chi phí để kiểm soát chi phí 144 5.3.5. Hoàn thiện phân tích thông tin chi phí để ra quyết định 146 5.4. Khuyến nghị tăng cường vận dụng KTQTCP trong các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 148 5.4.1. Xác lập chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp 148 5.4.2. Đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất 149 5.4.3. Nâng cao trình độ, năng lực nhân viên kế toán 149 5.4.4. Đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác KTQTCP 149 5.4.5. Cải thiện nhận thức của nhà quản trị về KTQTCP 150 5.4.6. Tăng cường kiểm soát hiệu quả giữa chi phí đầu tư và lợi ích đem lại khi vận dụng KTQTCP 150 5.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện KTQTCP trong các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 151 5.5.1. Về phía Nhà nước 151 5.5.2. Về phía Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam 152 5.5.3. Về phía các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 153 5.6. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo 154 5.6.1. Hạn chế của luận án 154 5.6.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo 154 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 155 KẾT LUẬN 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC 166
  9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Nghĩa tiếng Việt 1 ABC Activity Based Costing Chi phí dựa trên hoạt động 2 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 3 BHXH Bảo hiểm xã hội 4 BHYT Bảo hiểm y tế Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân Business Social Compliance 5 BSCI thủ trách nhiệm xã hội Initiative trong kinh doanh 6 CCDC Công cụ dụng cụ 7 CNTT Công nghệ thông tin 8 DN Doanh nghiệp 9 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 10 DNCBG Doanh nghiệp chế biến gỗ 11 DNSX Doanh nghiệp sản xuất 12 EFA Explore Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá Hoạch định nguồn lực 13 ERP Enterprise Resource Planning doanh nghiệp Hội đồng quản trị rừng 14 FSC Forest Stewardship Council quốc tế Chuỗi khai thác, chế biến đến thành phẩm, xác định nguyên 15 FSC - CoC liệu từ rừng đã được quản lý tốt, kết nối trong quy trình sản xuất 16 KC Kaizen Costing Chi phí cải tiến liên tục 17 KCS Kiểm soát chất lượng sản phẩm 18 KPCĐ Kinh phí công đoàn 19 KTQTCP Kế toán quản trị chi phí
  10. viii 20 LĐTT Lao động trực tiếp 21 NCTT Nhân công trực tiếp 22 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp 23 SXC Sản xuất chung Chi phí – khối lượng – lợi 24 c – v – p Cost – Volume – Profit nhuận 25 TC Target Costing Chi phí mục tiêu Time Driven Activity Based Chi phí dựa trên hoạt động 26 TDABC Costing theo thời gian 27 TK Tài khoản 28 TSCĐ Tài sản cố định
  11. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQTCP trong doanh nghiệp 19 Bảng 1.2: Dự toán chi phí NVLTT 39 Bảng 1.3: Dự toán chi phí NCTT 40 Bảng 1.4: Dự toán chi phí SXC 41 Bảng 3.1: Danh mục các biến độc lập 62 Bảng 4.1: Cơ cấu lao động tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ năm 2020 81 Bảng 4.2: Định mức chi phí NVLTT tính trên một sản phẩm của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt năm 2020 98 Bảng 4.3: Định mức tiền lương khoán cho NCTT tính trên một sản phẩm 99 Bảng 4.4: Dự toán chi phí sản xuất quý III năm 2020 của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 101 Bảng 4.5: Dự toán chi phí sản xuất quý III năm 2020 của Công ty Cổ phần Công nghệ gỗ Đại Thành 102 Bảng 4.6: Báo cáo phân tích biến động chi phí sản xuất của đơn hàng 125 trong quý III năm 2020 tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 110 Bảng 4.7: Thống kê các đối tượng tham gia khảo sát 116 Bảng 4.8: Độ tin cậy của thang đo Chiến lược kinh doanh 117 Bảng 4.9: Độ tin cậy của thang đo Công nghệ sản xuất 118 Bảng 4.10: Độ tin cậy của thang đo Ứng dụng công nghệ thông tin 118 Bảng 4.11: Độ tin cậy của thang đo Trình độ nhân viên kế toán 119 Bảng 4.12: Độ tin cậy của thang đo Nhận thức của nhà quản trị DN 119 Bảng 4.13: Độ tin cậy của thang đo Quan hệ chi phí – lợi ích 120 Bảng 4.14: Độ tin cậy của thang đo Vận dụng KTQTCP trong các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 120 Bảng 4.15: KMO và Barlett’s Test của biến độc lập 121 Bảng 4.16: Tổng phương sai được giải thích của biến độc lập 121 Bảng 4.17: Ma trận xoay nhân tố biến độc lập 122 Bảng 4.18: KMO và Barlett’s Test của biến phụ thuộc 123 Bảng 4.19: Tổng phương sai giải thích của biến phụ thuộc 123 Bảng 4.20: Ma trận xoay nhân tố của biến phụ thuộc 124 Bảng 4.21: Kiểm định sự tương quan giữa các biến 125 Bảng 4.22: Kiểm tra độ phù hợp của mô hình 126
  12. x Bảng 4.23: Phân tích ANOVA 126 Bảng 4.24: Kết quả hồi quy của các nhân tố 126 Bảng 5.1: Bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 136 Bảng 5.2: Dự toán chi phí sản xuất quý I năm 2021 của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 141 Bảng 5.3: Dự toán chi phí bán hàng, QLDN quý I năm 2021 của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 142 Bảng 5.4: Nhóm chi phí hoạt động tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 143 Bảng 5.5: Phân tích biến động chi phí SXC quý III năm 2020 tại công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 145 Bảng 5.6: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí quý III năm 2020 147
  13. xi DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 60 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu 61 Hình 4.1: Một số sản phẩm đồ gỗ ngoài trời của các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 78 Hình 4.2: Một số sản phẩm đồ gỗ nội thất của các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 79 Hình 4.3: Thống kê quy mô các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 80 Hình 4.4: Tổ chức sản xuất tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 83 Hình 4.5: Quy trình sản xuất tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 84 Hình 4.6: Tổ chức bộ máy quản lý tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ 87 Hình 4.7: Biểu đồ phân phối của phần dư chuẩn hóa 127
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Việt Nam đã và đang tích cực hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới thể hiện thông qua hàng loạt các hiệp định song phương, đa phương được ký kết thời gian vừa qua; trong đó quan trọng nhất là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đã mở ra cơ hội cho sản phẩm của các doanh nghiệp Việt thâm nhập các thị trường lớn, tiếp cận các khách hàng mới nhiều tiềm năng. Đặc biệt, các DN hoạt động trong ngành sản xuất và chế biến gỗ với đặc thù chủ yếu sản xuất kinh doanh các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu nếu tận dụng tốt cơ hội này sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Các sản phẩm đồ gỗ của các DNCBG nước ta sản xuất gồm đồ gỗ ngoài trời và đồ gỗ nội thất với mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt và giá cả hợp lý được khách hàng rất ưa chuộng. Hiện nay, các sản phẩm đồ gỗ thương hiệu Việt đã xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia, đem về nguồn thu ngoại tệ đáng kể và góp phần tạo ra công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động. Ngành sản xuất và chế biến Gỗ có vai trò, vị trí ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta; là một trong các ngành công nghiệp mũi nhọn với giá trị kim ngạch xuất khẩu đứng thứ sáu của Việt Nam, chiếm 6% thị phần thế giới, đứng đầu trong khối ASEAN, đứng thứ hai Châu Á và thứ năm thế giới. Theo Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ năm 2020 của cả nước đạt 12,9 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2019, trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ đạt 7,46 tỷ USD chiếm 76,12% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ, tăng 20,6% so với năm 2019. Dự kiến năm 2021, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 14,5 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020. Ở nước ta, các DNCBG tập trung chủ yếu tại ba khu vực chính gồm Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Trong đó, khu vực Nam Trung Bộ có số lượng lớn các DNCBG đăng ký hoạt động và được đánh giá là một trong những trung tâm chế biến xuất khẩu đồ gỗ có tốc độ tăng trưởng nhanh của cả nước, với nhiều lợi thế như: lực lượng lao động dồi dào; hệ thống cảng biển lớn, hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ gồm quốc lộ 1A, quốc lộ 19, tuyến đường sắt Bắc – Nam; cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh Tây Nguyên và một số quốc gia Đông Nam Á Có thể thấy tiềm năng phát triển của ngành chế biến gỗ khu vực Nam Trung Bộ là rất lớn tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ còn khá thấp so với các DN khu vực khác trong cùng ngành. Quy mô của các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ chủ yếu là các DN quy mô vừa và nhỏ nên trình độ tổ chức sản
  15. 2 xuất và năng lực quản lý còn nhiều hạn chế; sử dụng lao động trình độ thấp nên năng suất lao động chưa cao; hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNCBG được tổ chức riêng biệt; tính kết nối, liên kết và hợp tác giữa các DNCBG trong khu vực vừa thiếu vừa yếu. Do vậy mỗi DN đều phải tự thực hiện tất cả các công đoạn của quy trình chế biến cũng như tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ nên các chi phí sản xuất kinh doanh thường phát sinh lớn dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Bên cạnh đó, các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ vẫn chưa quen vận dụng các công cụ quản trị DN như KTQTCP nên gặp nhiều bất lợi khi cạnh tranh với các DNCBG lớn của nước ngoài. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào của các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ cũng đang gặp một số khó khăn, thách thức lớn như: thách thức về thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng; cạnh tranh với các thương nhân nước ngoài vào thu mua gỗ rừng trồng của Việt Nam; thách thức về chất lượng gỗ rừng trồng trong nước; thách thức về gỗ có chứng chỉ FSC và thách thức về nguồn cung trong tương lai gần. Hiện nay, các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ chủ yếu phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu với giá đầu vào cao dẫn đến giá thành các sản phẩm gỗ tăng mạnh, trong khi giá bán đầu ra các sản phẩm gỗ không thể thay đổi do sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá với các DNCBG xuất khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc nên lợi nhuận của các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ sụt giảm đáng kể trong thời gian gần đây. Trước những khó khăn và thách thức như trên, để nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, nhà quản trị các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ cần phải nhanh chóng đổi mới phương thức quản trị DN, đưa vào áp dụng các công cụ quản trị chi phí hiệu quả nhằm tăng cường kiểm soát, giám sát chặt chẽ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị từ đó sẽ giúp DN có thể thích ứng tốt với sự biến đổi liên tục của môi trường kinh doanh hiện nay. Và KTQTCP là một công cụ thích hợp, hữu hiệu giúp nhà quản trị DNCBG có thể hoạch định các chi phí, kiểm soát và ra quyết định sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực nên sẽ giảm được các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Việc áp dụng và liên tục cải tiến công tác KTQTCP sẽ giúp DNCBG khu vực Nam Trung Bộ thích ứng linh hoạt với những thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh và hội nhập quốc tế. Mặt khác, các DNCBG cần quan tâm đến việc đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng nhằm đáp ứng kịp thời thị hiếu và các yêu cầu ngày một khắt khe của khách hàng. Qua khảo sát sơ bộ của tác giả, một số DNCBG khu vực Nam Trung Bộ đã bước đầu triển khai vận dụng KTQTCP trong công tác quản trị, điều hành DN nhưng
  16. 3 tỷ lệ vận dụng KTQTCP còn thấp và chủ yếu tập trung tại các DNCBG có quy mô lớn. Các nội dung và kỹ thuật KTQTCP được các DNCBG vận dụng hầu hết là nội dung, kỹ thuật KTQTCP truyền thống mà chưa xem xét việc vận dụng các nội dung, kỹ thuật KTQTCP hiện đại nên các thông tin chi phí cung cấp chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của nhà quản trị trong việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định kinh doanh. Bên cạnh đó, hầu hết nhà quản trị các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ còn chưa nhận diện được các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQTCP trong DN nên khi triển khai vận dụng KTQTCP trong DN còn gặp nhiều vướng mắc, hiệu quả không được như kỳ vọng. Do vậy cần thiết phải nghiên cứu thực trạng KTQTCP cũng như nhận diện và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng KTQTCP trong các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện và tăng cường vận dụng KTQTCP trong công tác quản trị chi phí tại các DN này là một vấn đề cấp thiết, quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Từ những phân tích trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến gỗ khu vực Nam Trung Bộ” để thực hiện luận án của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu tổng quát là nghiên cứu KTQTCP trong các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, tác giả xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể gồm: - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng KTQTCP tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ. - Nhận diện và xác định mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng KTQTCP tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện KTQTCP tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ. - Đề xuất các khuyến nghị tăng cường vận dụng KTQTCP trong các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Thực trạng KTQTCP tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ ra sao?
  17. 4 - Những nhân tố nào tác động đến việc vận dụng KTQTCP tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ? - Mức độ tác động cụ thể của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQTCP tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ? - Những giải pháp nào cần thực hiện nhằm hoàn thiện KTQTCP tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ? - Các khuyến nghị nào nhằm tăng cường vận dụng KTQTCP trong các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là KTQTCP và các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQTCP trong các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ. Với đối tượng nghiên cứu này, đề tài sẽ nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng KTQTCP tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ, đồng thời nhận diện các nhân tố tác động và xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQTCP trong các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu KTQTCP đối với các khoản mục chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ và không nghiên cứu các chi phí tài chính, chi phí khác. Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án là các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ, ngoại trừ các DNCBG có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các DNCBG được tác giả lựa chọn để khảo sát chủ yếu tập trung ở 6 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Nam Trung Bộ gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Về thời gian: Các dữ liệu của nghiên cứu được tác giả khảo sát và thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2021. 5. Những đóng góp mới của đề tài 5.1. Về mặt lý luận Luận án đã góp phần bổ sung vào cơ sở lý luận về KTQTCP trong các DNSX trên các phương diện về khái niệm, chức năng và nội dung KTQTCP. Bên cạnh đó, luận án đã tập hợp các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQTCP trong DNSX; bởi
  18. 5 vì cho đến nay các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTCP trong DNSX vẫn chưa được tập hợp đầy đủ trong các nghiên cứu trước. Đặc biệt, luận án đã bổ sung một lý thuyết nền làm cơ sở xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTCP trong các DNSX là lý thuyết phổ biến công nghệ, các nghiên cứu trước chưa đề cập đến lý thuyết này. 5.2. Về mặt thực tiễn Luận án đã mô tả, phân tích và đánh giá thực trạng KTQTCP trong các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các hướng dẫn và giải pháp hoàn thiện KTQTCP tại các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ. Đồng thời, luận án đã nhận diện, đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng KTQTCP trong các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ bao gồm: Chiến lược kinh doanh, Trình độ của nhân viên kế toán, Công nghệ sản xuất, Ứng dụng CNTT, Nhận thức về KTQTCP của nhà quản trị và Quan hệ chi phí – lợi ích. Từ đó đề xuất một số hàm ý, khuyến nghị đối với các nhà quản trị DNCBG khu vực Nam Trung Bộ, các cơ quan Nhà nước, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam trong việc hỗ trợ các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ triển khai thực hiện KTQTCP hiệu quả trong công tác quản trị DN. Kiến thức thu được từ nghiên cứu này sẽ giúp nhà quản trị DNCBG khu vực Nam Trung Bộ nâng cao khả năng hoạch định, kiểm soát, quản trị chi phí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tại DN; góp phần cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của các DNCBG trong môi trường kinh doanh nhiều biến động và cạnh tranh khốc liệt hiện nay. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, các danh mục chữ viết tắt, danh mục hình vẽ, bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 5 chương sau: Chương 1: Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các DNCBG khu vực Nam Trung Bộ.
  19. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN KTQTCP là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn và tiến hành nghiên cứu dưới nhiều góc độ cả về lý luận, thực tiễn và bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu về KTQTCP trong DN, theo tác giả có thể tổng hợp các nghiên cứu về KTQTCP thành ba hướng nghiên cứu chính sau: Nghiên cứu KTQTCP trong các loại hình DN; Nghiên cứu tình hình vận dụng các kỹ thuật KTQTCP trong DN và Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQTCP trong DN. 1.1. Nghiên cứu KTQTCP trong các loại hình doanh nghiệp Các nghiên cứu về KTQTCP theo hướng này được số lượng lớn nhà nghiên cứu thực hiện, các tác giả tiếp cận nghiên cứu thông qua khảo sát nội dung KTQTCP trong các DN thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau; từ đó phân tích, đánh giá ưu nhược điểm và đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng, hoàn thiện KTQTCP phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng loại hình DN. Một trong những nghiên cứu đầu tiên về KTQTCP theo hướng tiếp cận này là nghiên cứu của tác giả Trần Văn Dung (2002). Tác giả đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa KTQTCP với kế toán tính giá thành và phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các DNSX nhằm tìm ra mối liên hệ giữa KTQTCP với công tác tính giá thành sản phẩm trong các DNSX hỗ trợ cho việc ra quyết định kinh doanh. Với mục tiêu nghiên cứu đã xác định, tác giả đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng KTQTCP và tính giá thành sản phẩm trong các DNSX, từ đó chỉ ra một số hạn chế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện từng nội dung cụ thể của tổ chức công tác KTQTCP sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các DNSX. Tuy nhiên, các giải pháp đề xuất của tác giả chỉ mang tính định hướng chung cho tất cả các DNSX mà chưa đưa ra các giải pháp chi tiết cho từng ngành sản xuất cụ thể nên gây khó khăn cho các nhà quản trị DNSX khi xem xét triển khai vận dụng KTQTCP trong công tác quản lý tại đơn vị. Vì vậy, các nghiên cứu kế tiếp về KTQTCP được các tác giả thực hiện trong từng ngành nghề kinh doanh cụ thể nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp hơn với từng DN như nghiên cứu của Phạm Thị Thủy (2007) với ngành sản xuất dược phẩm, Nguyễn Quốc Thắng (2010) với ngành giống cây trồng, Nguyễn Hoản (2011) với ngành sản xuất bánh kẹo, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) với ngành vận tải đường bộ, Hồ Mỹ Hạnh (2013) với ngành may, Nguyễn Thị Mai Anh (2014) với ngành nhựa,
  20. 7 Đào Thúy Hà (2015) với ngành thép, Nguyễn Thị Bình (2018) với ngành dược phẩm; Phạm Quang Thịnh (2018) với ngành xi măng, Đặng Nguyên Mạnh (2019) với ngành sản xuất gốm, sứ xây dựng; Tô Minh Thu (2019) với ngành sản xuất giấy và Nguyễn Văn Hải (2020) với ngành da giày Phạm Thị Thủy (2007) thực hiện nghiên cứu KTQTCP trong các DNSX dược phẩm Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu chi tiết các đặc trưng của ngành sản xuất dược phẩm, từ đó đi sâu nghiên cứu nội dung kế toán chi phí trong các DNSX Việt Nam qua các giai đoạn và đánh giá thực trạng kế toán chi phí trong các DNSX dược phẩm Việt Nam chưa thực sự phù hợp với đặc thù ngành dược; vì thế kế toán chi phí chưa thể đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhà quản trị cho việc ra các quyết định kinh doanh hợp lý. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất xây dựng mô hình KTQTCP trong các DNSX dược phẩm với các nội dung cần thực hiện như: lập dự toán ngân sách, phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí Đóng góp nổi bật của tác giả trong nghiên cứu này chính là việc tác giả đề xuất áp dụng kỹ thuật KTQTCP hiện đại mà cụ thể là phương pháp ABC trong việc xác định và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu phí thay cho việc xác định và phân bổ chi phí truyền thống. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới dừng lại ở việc đưa ra ý tưởng mà chưa làm rõ được lợi ích của phương pháp này cũng như trình tự nội dung các bước cần triển khai thực hiện khi đưa phương pháp ABC vào áp dụng trong thực tế tại các DNSX dược phẩm. Tiếp đó, Nguyễn Quốc Thắng (2010) nghiên cứu KTQTCP trong các DN thuộc ngành giống cây trồng Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng KTQTCP và tính giá thành sản phẩm trong các DNSX giống cây trồng, từ đó đưa ra một số nhận xét, tồn tại trong công tác KTQTCP tại các DNSX thuộc ngành này và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác KTQTCP và tính giá thành sản phẩm trong các DNSX thuộc ngành giống cây trồng Việt Nam. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy tổ chức KTQTCP và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hiện đại kết hợp với hệ thống KTQTCP và tính giá thành theo phương pháp truyền thống sử dụng trong các DN thuộc ngành giống cây trồng Việt Nam có tác dụng nâng cao khả năng xử lý, cung cấp thông tin cho nhà quản trị DN trong việc ra quyết định kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn. Và theo tác giả khẳng định mô hình kết hợp này nếu được các DN thuộc ngành giống cây trồng Việt Nam áp dụng sẽ tăng cường hiệu quả quản trị chi phí của DN trong thời gian đến, đây chính là một đóng góp nổi bật của tác giả trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể hướng dẫn các DN giống cây trồng trong việc triển khai mô hình này.
  21. 8 Nguyễn Hoản (2011) nghiên cứu KTQTCP trong các DNSX bánh kẹo của Việt Nam. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức KTQTCP tại một số DN sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức KTQTCP trong các DN này và các giải pháp được tác giả đề xuất tập trung vào một số nội dung cơ bản như: tổ chức bộ máy KTQTCP theo mô hình kết hợp, phân loại chi phí theo mức độ hoạt động, vận dụng hệ thống dự toán linh hoạt để đo lường và kiểm soát chi phí tại nhiều mức độ hoạt động khác nhau của DN. Căn cứ vào đặc thù của DN bánh kẹo, tác giả cũng đưa ra cách thức phân tích ra quyết định trong các tình huống cụ thể: quyết định tự sản xuất hay mua ngoài một số yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất sản phẩm, quyết định tiếp tục chế biến thành sản phẩm hay bán ngay điều này rất phù hợp với đặc điểm sản xuất của các DN bánh kẹo đó là quy trình sản xuất sản phẩm trải qua nhiều công đoạn, đầu ra của công đoạn này là đầu vào công đoạn kế tiếp. Mặc dù có nhiều đóng góp mới về giải pháp hoàn thiện tổ chức KTQTCP trong các DN sản xuất bánh kẹo khi đưa ra mô hình tổ chức bộ máy KTQTCP kết hợp giữa KTQT với kế toán tài chính, tuy nhiên tác giả chưa chỉ rõ được các yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy KTQTCP áp dụng cho các DN thuộc lĩnh vực này cũng như mối quan hệ giữa KTQT và kế toán tài chính trong mô hình này. Trần Thế Nữ (2011) đã thực hiện nghiên cứu“Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam”. Qua nghiên cứu, tác giả đã đánh giá thực trạng KTQTCP ở các DN vừa và nhỏ nói chung và các DN thương mại quy mô vừa và nhỏ Việt Nam nói riêng mới chỉ ở giai đoạn sơ khai và còn nhiều hạn chế nên để đảm bảo cung cấp nguồn thông tin tin cậy cho nhà quản trị, rất cần thiết lập một mô hình KTQTCP ở các DN này. Sau đó, tác giả đi vào xây dựng mô hình KTQTCP ở các DN thương mại quy mô vừa và nhỏ xuất phát từ nhu cầu thực tế, đặc điểm của các DN cũng như đảm bảo những nguyên tắc kế toán cơ bản hay sự tuân thủ pháp luật. Nội dung xây dựng gồm: phân loại chi phí, lập dự toán chi phí, kế toán chi phí thực hiện, lập báo cáo KTQTCP, phân tích chi phí để kiểm soát chi phí và ra quyết định kinh doanh. Nhìn chung, các nội dung tác giả đưa ra khá đầy đủ, tuy nhiên các vấn đề được trình bày chưa sâu còn mang tính lý thuyết chưa gắn với thực tiễn của các DN thương mại. Bên cạnh đó, mô hình KTQTCP tác giả đề xuất muốn áp dụng cho các DN thương mại quy mô vừa và nhỏ cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía: các cơ quan chức năng Nhà nước, các đơn vị đào tạo, nghiên cứu KTQT cũng như các DN thương mại, đặc biệt là vấn đề nhận thức và văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động này. Do vậy, tính khả thi của mô hình gặp nhiều thách thức.