Luận án Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững ngoại thương đường biển Việt Nam

pdf 221 trang vuhoa 23/08/2022 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững ngoại thương đường biển Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_giai_phap_phat_trien_ben_vung_ngoai_thuon.pdf

Nội dung text: Luận án Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững ngoại thương đường biển Việt Nam

  1. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM VƯƠNG THU GIANG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGOẠI THƯƠNG ĐƯỜNG BIỂN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HẢI PHÒNG – 2021
  2. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM VƯƠNG THU GIANG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGOẠI THƯƠNG ĐƯỜNG BIỂN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI; MÃ SỐ: 9840103 CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Công Xưởng 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương HẢI PHÒNG - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Vương Thu Giang, tác giả của luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững ngoại thương đường biển Việt Nam”. Bằng danh dự của mình, tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có phần nội dung nào được sao chép bất hợp pháp từ các công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Kết quả nghiên cứu, nguồn số liệu trích dẫn, tài liệu tham khảo nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chính xác. Hải Phòng, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Vương Thu Giang i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo hướng dẫn, PGS.TS. Đặng Công Xưởng và PGS.TS. Nguyễn Thị Phương, đã luôn định hướng, tận tình hỗ trợ và động viên tôi hoàn thành luận án này; Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Kinh tế, Viện Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi về thời gian, công việc trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu; Tôi cũng xin gửi lời tri ân tới các thầy cô, các anh, chị, em công tác tại Trường ĐH GTVT, Trường ĐH Ngoại Thương, các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương đã chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện luận án; Cuối cùng, tôi xin được dành tất cả yêu thương và lòng biết ơn sâu sắc tới Mẹ, Cha, gia đình, bạn bè và người thân đã luôn bên cạnh, động viên, khích lệ, tin tưởng và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hải Phòng, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Vương Thu Giang ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU x DANH MỤC CÁC BẢNG xii DANH MỤC CÁC HÌNH xvi MỞ ĐẦU 01 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 05 1.1 Các kết quả nghiên cứu về phát triển bền vững 05 1.1.1. Các nghiên cứu bên ngoài nước 05 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước 07 1.2. Các nghiên cứu về phát triển bền vững ngoại thương 11 đường biển 1.2.1. Các nghiên cứu bên ngoài nước 11 1.2.1.1. Các nghiên cứu về phát triển bền vững ngoại thương 11 đường biển 1.2.1.2. Các nghiên cứu về phát triển bền vững vận chuyển 13 đường biển 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước 15 1.2.2.1. Các nghiên cứu về phát triển bền vững ngoại thương 15 1.2.2.2. Các nghiên cứu về phát triển bền vững vận chuyển 19 đường biển 1.3 Khoảng trống nghiên cứu 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đặt vấn đề 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu 25 2.2.1. Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích hệ thống và 25 tổng hợp thống kê iii
  6. 2.2.1.1. Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích hệ thống 25 2.2.1.2. Phương pháp tổng hợp thống kê 26 2.2.2. Phương pháp Delphi 27 2.2.2.1 Phương pháp Delphi và các ứng dụng trong nghiên cứu 27 2.2.2.2. Lý thuyết Delphi 31 2.2.2.3. Ưu và nhược điểm của phương pháp Delphi 33 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng - mô hình tự hồi quy 34 phân phối trễ (ARDL) 2.2.3.1. Mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) và các ứng 34 dụng trong nghiên cứu 2.2.3.2. Lý thuyết mô hình ARDL 37 2.2.3.3. Lựa chọn các yếu tố tác động đến ngoại thương đường biển 40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 43 CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT 44 TRIỂN BỀN VỮNG NGOẠI THƯƠNG ĐƯỜNG BIỂN 3.1. Cơ sở lý luận chung về vận chuyển đường biển và 44 ngoại thương đường biển 3.1.1. Hoạt động vận chuyển đường biển 44 3.1.1.1. Khái niệm vận chuyển đường biển 44 3.1.1.2. Vai trò của vận chuyển đường biển đối với nền kinh tế 45 quốc dân 3.1.1.3. Các yếu tố cấu thành hoạt động vận chuyển đường biển 45 3.1.1.4. Kết quả của hoạt động vận chuyển đường biển 46 3.1.2. Hoạt động ngoại thương đường biển 47 3.1.2.1. Khái niệm hoạt động ngoại thương đường biển 47 3.1.2.2. Các yếu tố cơ bản của hoạt động ngoại thương đường biển 50 3.1.2.3. Kết quả của hoạt động ngoại thương đường biển 52 3.2. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững ngoại thương 53 đường biển iv
  7. 3.2.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững 53 3.2.1.1. Khái niệm về phát triển 53 3.2.1.2. Khái niệm phát triển bền vững 54 3.2.1.3. Các lý thuyết về phát triển bền vững 55 3.2.1.4. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững 57 3.2.2. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững ngoại thương 59 đường biển 3.2.2.1. Khái niệm phát triển bền vững ngoại thương đường biển 59 3.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ngoại thương 60 đường biển 3.2.3. Áp dụng phương pháp Delphi để hoàn thiện bộ tiêu chí 64 đánh giá phát triển bền vững ngoại thương đường biển 3.2.3.1. Thực hiện Delphi 64 3.2.3.2. Kết luận 68 3.3. Kinh nghiệm phát triển bền vững ngoại thương đường 69 biển của một số quốc gia trong khu vực và thế giới 3.3.1. Kinh nghiệm phát triển bền vững ngoại thương 69 đường biển của Trung Quốc 3.3.1.1. Đường lối phát triển ngoại thương đường biển của 69 Trung Quốc 3.3.1.2. Quan điểm phát triển ngoại thương đường biển đi đôi 70 với giải quyết các vấn đề xã hội của Trung Quốc 3.3.1.3. Quan điểm phát triển ngoại thương đường biển đi đôi 71 với bảo vệ môi trường sinh thái của Trung Quốc 3.3.2. Kinh nghiệm phát triển bền vững ngoại thương 71 đường biển của Đài Loan 3.3.2.1. Đường lối phát triển ngoại thương đường biển của Đài Loan 72 3.3.2.2 Quan điểm phát triển ngoại thương đường biển đi đôi 73 với giải quyết các vấn đề xã hội của Đài Loan v
  8. 3.3.2.3. Quan điểm phát triển ngoại thương đường biển đi đôi 73 với bảo vệ môi trường sinh thái của Đài Loan KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 74 CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN 75 VỮNG NGOẠI THƯƠNG ĐƯỜNG BIỂN VIỆT NAM THEO BỘ TIÊU CHÍ ĐỀ XUẤT 4.1. Tổng quan về sự phát triển kinh tế Việt Nam thời gian qua 75 4.1.1. Sự phát triển về mặt quy mô kinh tế Việt Nam 75 4.1.2. Sự phát triển về mặt cơ cấu kinh tế Việt Nam 76 4.1.3. Sự tăng trưởng GDP đầu người của Việt Nam 77 4.1.4. Sự phát triển ngoại thương của Việt Nam 78 4.1.5. Các hiệp định thương mại đang thực hiện giữa Việt Nam 79 với các nước trong khu vực và thế giới 4.2 Đánh giá hiện trạng phát triển ngoại thương đường biển 81 Việt Nam theo bộ tiêu chí đề xuất 4.2.1. Đánh giá sự phát triển ngoại thương đường biển Việt Nam 81 về mặt kinh tế 4.2.1.1. Đánh giá sự phát triển ngoại thương đường biển Việt Nam 81 theo chỉ tiêu kim ngạch ngoại thương đường biển 4.2.1.2. Đánh giá sự phát triển ngoại thương đường biển Việt Nam 94 theo khối lượng hàng hóa vận chuyển 4.2.1.3. Đánh giá sự phát triển ngoại thương đường biển Việt Nam 106 theo năng lực vận chuyển hàng hóa ngoại thương của đội tàu Việt Nam 4.2.2. Đánh giá sự phát triển ngoại thương đường biển Việt Nam 114 về mặt xã hội – con người 4.2.2.1. Đánh giá sự đóng góp của ngoại thương đường biển 114 vào thu nhập quốc dân GDP vi
  9. 4.2.2.2. Đánh giá sự đóng góp của ngoại thương đường biển 117 vào việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và không làm gia tăng các vấn đề xã hội 4.2.2.3. Đánh giá sự đảm bảo an toàn trong hoạt động ngoại thương 119 đường biển 4.2.3. Đánh giá sự phát triển ngoại thương đường biển Việt Nam 121 về mặt môi trường sinh thái 4.2.3.1. Ảnh hưởng của các phương thức vận chuyển đến 121 môi trường sinh thái 4.2.3.2. Ảnh hưởng của phương thức ngoại thương đường biển 122 đến khu vực cảng biển 4.2.3.3. Tình hình xả thải ra môi trường của phương thức 123 ngoại thương đường biển 4.3. Những thành công và hạn chế trong quá trình phát triển 127 bền vững ngoại thương đường biển Việt Nam 4.3.1. Những thành công 127 4.3.1.1. Về mặt kinh tế 127 4.3.1.2. Về mặt xã hội – con người 129 4.3.1.3. Về mặt môi trường sinh thái 130 4.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 130 4.3.2.1. Những hạn chế 130 4.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 134 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 137 CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGOẠI 138 THƯƠNG ĐƯỜNG BIỂN VIỆT NAM 5.1. Phân tích mối quan hệ giữa ngoại thương đường biển 138 và các yếu tố tác động 5.1.1. Phân tích thống kê mối quan hệ phát triển giữa kim 138 ngạch ngoại thương đường biển và các yếu tố tác động đến ngoại thương đường biển vii
  10. 5.1.1.1. Phân tích mối quan hệ phát triển giữa kim ngạch ngoại 138 thương đường biển với khối lượng hàng hóa ngoại thương đường biển Việt Nam 5.1.1.2. Phân tích mối quan hệ phát triển giữa kim ngạch ngoại 139 thương đường biển với trọng tải đội tàu Việt Nam vận chuyển hàng hóa ngoại thương 5.1.2. Phân tích định lượng mối quan hệ giữa kim ngạch 140 ngoại thương đường biển và các yếu tố tác động đến ngoại thương đường biển 5.1.3. Kết luận 142 5.2. Giải pháp phát triển bền vững ngoại thương đường 143 biển Việt Nam 5.2.1. Mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt 143 Nam giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 5.2.1.1. Tình hình kinh tế thế giới 143 5.2.1.2. Tình hình kinh tế đất nước 143 5.2.1.3. Mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt 144 Nam giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến 2030 5.2.2. Giải pháp phát triển bền vững ngoại thương đường biển 145 Việt Nam 5.2.2.1. Giải pháp phát triển ngoại thương đường biển về mặt 145 kinh tế 5.2.2.2. Giải pháp phát triển ngoại thương đường biển về mặt 165 xã hội - con người 5.2.2.3. Giải pháp phát triển ngoại thương đường biển về mặt 168 môi trường sinh thái KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 171 KẾT LUẬN 172 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 174 viii
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 175 PHỤ LỤC 1 187 PHỤ LỤC 2 189 PHỤ LỤC 3 191 PHỤ LỤC 4 198 PHỤ LỤC 5 199 PHỤ LỤC 6 200 ix
  12. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Chữ viết tắt Giải thích BQ Bình quân CNHT Công nghiệp hỗ trợ CSHT Cơ sở hạ tầng DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa GTVT Giao thông vận tải GTGT Giá trị gia tăng HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế LHQ Liên Hiệp Quốc NK Nhập khẩu NKĐB Nhập khẩu đường biển NTĐB Ngoại thương đường biển PTBV Phát triển bền vững TĐTT Tốc độ tăng trưởng TĐTTBQ Tốc độ tăng trường bình quân TMĐB Thương mại đường biển TMĐT Thương mại điện tử TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp UBND Ủy ban nhân dân VTB Vận tải biển VCĐB Vận chuyển đường biển XK Xuất khẩu XKĐB Xuất khẩu đường biển XNK Xuất nhập khẩu XNKĐB Xuất nhập khẩu đường biển EU European Union – Liên minh châu Âu x
  13. FDI Foreign direct investment – vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA A free trade agreement – Hiệp định thương mại tự do GDP Gross domestic product – thu nhập quốc dân IMO International Maritime Organization – Tổ chức Hàng hải quốc tế The International Convention for the Prevention of Pollution from MARPOL Ships - Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển Organization for Economic Cooperation and Development – Tổ OECD chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế United Nations Conference on Trade and Development – Hội UNCTAD nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển WTO The World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới xi
  14. DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Số trang Bảng 3.1 Danh sách các chuyên gia tham gia vào phương pháp 65 Delphi của luận án Bảng 3.2 Bộ tiêu chí đánh giá PTBV NTĐB Việt Nam do luận án 66 đề xuất Bảng 4.1 Tình hình GDP hiện hành của cả nước theo ngành 76 kinh tế Bảng 4.2 Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu cả nước giai đoạn 78 2010-2019 Bảng 4.3 Các Hiệp định thương mại giữa Việt Nam 80 với các nước trong khu vực và Thế giới Bảng 4.4 Tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch ngoại thương 81 và kim ngạch NTĐB Bảng 4.5 Tình hình thực hiện kim ngạch xuất khẩu đường biển 82 Việt Nam Bảng 4.6 Tình hình thực hiện kim ngạch xuất khẩu đường biển 83 theo các mặt hàng chủ yếu Bảng 4.7 Tình hình thực hiện kim ngạch xuất khẩu đường biển 85 của nhóm hàng thủy sản Bảng 4.8 Tình hình thực hiện kim ngạch xuất khẩu đường biển 86 của nhóm hàng nông sản Bảng 4.9 Tình hình thực hiện kim ngạch xuất khẩu đường biển 87 của nhóm hàng công nghiệp chế biến Bảng 4.10 Tình hình thực hiện kim ngạch nhập khẩu đường biển 88 Việt Nam Bảng 4.11 Tình hình thực hiện kim ngạch nhập khẩu đường biển 89 theo các mặt hàng chủ yếu Bảng 4.12 Tình hình thực hiện kim ngạch nhập khẩu đường biển 90 của nhóm hàng nguyên phụ liệu xii
  15. Bảng 4.13 Tình hình thực hiện kim ngạch nhập khẩu đường biển 91 của mặt hàng ô tô nguyên chiếc Bảng 4.14 Tình hình thực hiện kim ngạch xuất khẩu đường biển 92 theo các thị trường Bảng 4.15 Tình hình thực hiện kim ngạch nhập khẩu đường biển 93 theo các thị trường Bảng 4.16 Tình hình thực hiện khối lượng hàng hóa NTĐB 95 Bảng 4.17 Tình hình thực hiện khối lượng hàng hóa xuất khẩu 96 đường biển Bảng 4.18 Tình hình thực hiện khối lượng hàng hóa xuất khẩu 97 đường biển theo loại hàng Bảng 4.19 Tình hình thực hiện khối lượng hàng khô xuất khẩu 98 đường biển Bảng 4.20 Tình hình thực hiện khối lượng hàng container 99 xuất khẩu đường biển Bảng 4.21 Tình hình thực hiện khối lượng hàng lỏng xuất khẩu 100 đường biển Bảng 4.22 Tình hình thực hiện khối lượng hàng hóa nhập khẩu 101 đường biển Việt Nam Bảng 4.23 Tình hình thực hiện khối lượng hàng hóa nhập khẩu 102 đường biển theo loại hàng Bảng 4.24 Tình hình thực hiện khối lượng hàng container 103 nhập khẩu đường biển Bảng 4.25 Tình hình thực hiện khối lượng hàng khô nhập khẩu 104 đường biển Bảng 4.26 Tình hình thực hiện khối lượng hàng lỏng nhập khẩu 105 đường biển Bảng 4.27 Tình hình trọng tải đội tàu biển Việt Nam theo tuyến 106 hoạt động xiii
  16. Bảng 4.28 Tình hình đội tàu Việt Nam vận chuyển hàng hóa 107 ngoại thương theo loại tàu Bảng 4.29 Tình hình đội tàu Việt Nam vận chuyển hàng hóa 108 ngoại thương theo trọng tải Bảng 4.30 Tình hình đội tàu Việt Nam vận chuyển hàng hóa 109 ngoại thương theo tuổi tàu Bảng 4.31 Tình hình thực hiện khối lượng hàng hóa ngoại thương 110 đường biển theo đội tàu Việt Nam và nước ngoài Bảng 4.32 Tình hình tàu Việt Nam bị lưu giữ theo Tokyo – MOU 111 Bảng 4.33 Tình hình tàu Việt Nam bị lưu giữ tại khu vực Ấn Độ Dương 112 Bảng 4.34 Tình hình tàu Việt Nam bị lưu giữ tại khu vực châu Âu 112 Bắc Đại Tây Dương Bảng 4.35 So sánh cơ cấu đội tàu Việt Nam vận chuyển hàng 112 hóa ngoại thương và đội tàu thế giới Bảng 4.36 So sánh tuổi tàu bình quân của đội tàu Việt Nam vận 113 chuyển hàng hóa ngoại thương và đội tàu thế giới Bảng 4.37 Tình hình giá trị kim ngạch ngoại thương 114 đường biển/GDP Bảng 4.38 Tình hình giá trị kim ngạch xuất khẩu đường biển/GDP 115 Bảng 4.39 Tình hình đóng góp của ngoại thương đường biển 116 vào GDP Bảng 4.40 Tình hình lao động trong khâu VCĐB 117 Bảng 4.41 Tình hình thu nhập bình quân hàng tháng của người 118 lao động trong ngành vận tải Bảng 4.42 Phân loại tai nạn hàng hải năm 2010 – 2019 119 Bảng 4.43 Tình hình các khiếm khuyết liên quan đến vấn đề an 120 toàn, an ninh của đội tàu Việt Nam Bảng 4.44 Lượng CO2 thải ra từ các phương thức vận chuyển 121 Bảng 4.45 Phát thải khí nhà kính theo cảng tại thành phố 124 Hồ Chí Minh xiv
  17. Bảng 4.46 Tổng phát thải từ đội tàu nội địa tại khu cảng thành phố 125 Hồ Chí Minh Bảng 4.47 Tổng phát thải từ đội tàu quốc tế tại khu cảng thành phố 125 Hồ Chí Minh Bảng 4.48 Thống kê lượng phát thải CO2 toàn thế giới và từ 126 khâu vận chuyển đường biển thế giới Bảng 4.49 Các khiếm khuyết của đội tàu Việt Nam liên quan 126 đến vấn đề môi trường Bảng 5.1 Tình hình biến động quy mô kim ngạch NTĐB và 138 khối lượng hàng hóa NTĐB Việt Nam Bảng 5.2 Tình hình biến động quy mô kim ngạch NTĐB và 139 trọng tải đội tàu Việt Nam vận chuyển hàng hoá ngoại thương Bảng 5.3 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 141 Bảng 5.4 Dự báo nhu cầu hàng hoá vận chuyển đường biển 157 theo các giai đoạn Bảng 5.5 Dự báo khối lượng hàng hoá vận chuyển đường biển 158 do đội tàu Việt Nam đảm nhận Bảng 5.6 Dự báo nhu cầu đội tàu và vốn phát triển đội tàu theo 160 loại tàu và các giai đoạn xv
  18. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hình Tên hình Số trang Hình 3.1 Ba trụ cột của phát triển bền vững 58 Hình 4.1 Tình hình phát triển về mặt quy mô kinh tế Việt Nam 75 Hình 4.2 Biến động GDP hiện hành theo ngành kinh tế 76 Hình 4.3 Tình hình GDP bình quân đầu người ở Việt Nam 77 Hình 4.4 Biểu đồ giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa qua các năm 78 Hình 4.5 Tình hình biến động chỉ tiêu kim ngạch ngoại thương 81 và ngoại thương đường biển Hình 4.6 Biến động kim ngạch xuất khẩu đường biển Việt Nam 82 Hình 4.7 Biến động kim ngạch các mặt hàng chủ yếu của 84 xuất khẩu đường biển Hình 4.8 Biến động kim ngạch xuất khẩu đường biển 85 nhóm hàng thủy sản và TĐTT Hình 4.9 Biến động kim ngạch xuất khẩu đường biển của 86 nhóm hàng nông sản và TĐTT Hình 4.10 Biến động kim ngạch xuất khẩu đường biển của các mặt 87 hàng chủ yếu thuộc nhóm công nghiệp chế biến và TĐTT Hình 4.11 Biến động kim ngạch nhập khẩu đường biển và TĐTT 88 Hình 4.12 Biến động kim ngạch nhập khẩu đường biển theo các 89 mặt hàng chủ yếu Hình 4.13 Biến động kim ngạch nhập khẩu đường biển mặt hàng 90 xăng dầu và mặt hàng phân bón Hình 4.14 Biến động kim ngạch nhập khẩu đường biển của các mặt 90 hàng chủ yếu thuộc nhóm hàng nguyên phụ liệu và TĐTT Hình 4.15 Biến động kim ngạch nhập khẩu đường biển và TĐTT 91 của mặt hàng ô tô nguyên chiếc Hình 4.16 Biến động kim ngạch xuất khẩu đường biển theo các 93 thị trường xvi
  19. Hình 4.17 Biến động kim ngạch nhập khẩu đường biển theo các 94 thị trường Hình 4.18 Biến động khối lượng hàng hóa NTĐB Việt Nam và 95 so sánh TĐTT với Thế giới Hình 4.19 Biến động khối lượng hàng hóa xuất khẩu đường biển 96 và so sánh TĐTT với Thế giới Hình 4.20 Biến động khối lượng hàng hóa xuất khẩu đường biển 97 theo loại hàng Hình 4.21 Biến động khối lượng hàng khô xuất khẩu đường biển 98 và TĐTT Hình 4.22 Biến động khối lượng hàng container xuất khẩu 99 đường biển và TĐTT (theo TEU) Hình 4.23 Biến động khối lượng hàng lỏng xuất khẩu đường biển 100 và TĐTT Hình 4.24 Biến động khối lượng hàng hóa nhập khẩu đường biển 101 và so sánh TĐTT với Thế giới Hình 4.25 Biến động khối lượng hàng hóa nhập khẩu đường biển 102 theo loại hàng Hình 4.26 Biến động khối lượng hàng khô nhập khẩu đường 103 biển và TĐTT Hình 4.27 Biến động khối lượng hàng container nhập khẩu đường 104 biển và TĐTT Hình 4.28 Biến động khối lượng hàng lỏng nhập khẩu đường biển 106 và TĐTT Hình 4.29 Biến động trọng tải đội tàu biển Việt Nam theo tuyến 106 hoạt động Hình 4.30 Biến động quy mô đội tàu Việt Nam vận chuyển 107 hàng hóa ngoại thương theo loại tàu Hình 4.31 Biến động quy mô đội tàu Việt Nam vận chuyển 108 hàng hóa ngoại thương theo trọng tải xvii
  20. Hình 4.32 Biến động quy mô đội tàu Việt Nam vận chuyển hàng 109 hóa ngoại thương theo tuổi tàu Hình 4.33 Biến động khối lượng hàng hóa ngoại thương đường 110 biển theo đội tàu Việt Nam và nước ngoài Hình 4.34 Biến động giá trị kim ngạch ngoại thương đường 114 biển/GDP Hình 4.35 Biến động giá trị kim ngạch xuất khẩu đường 116 biển/GDP Hình 4.36 Biến động đóng góp của NTĐB Việt Nam vào GDP 117 Hình 4.37 Lượng hàng container thông qua Việt Nam và các 123 cảng tại TP HCM Hình 5.1 Biến động quy mô kim ngạch NTĐB và khối lượng 139 hàng hóa NTĐB Việt Nam Hình 5.2 Biến động quy mô kim ngạch NTĐB và trọng tải đội tàu 140 Việt Nam vận chuyển hàng hóa ngoại thương xviii
  21. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để đạt được những thành tựu về kinh tế - xã hội như ngày hôm nay, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của ngoại thương, chiếc cầu nối giữa kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi thương mại hóa, toàn cầu hóa là xu hướng phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới, ngoại thương hơn bao giờ hết lại càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân. Trong các phương thức vận tải quốc tế, đường biển vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động xuất và nhập khẩu của các nước. Dựa trên số liệu thống kê của IMO, vận chuyển hàng hóa đường biển thực hiện chuyên chở xấp xỉ 80% tổng khối lượng hàng hóa trong thương mại toàn cầu. Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển NTĐB là vấn đề cấp thiết hiện nay, không chỉ với Việt Nam mà tất cả các quốc gia có biển trên thế giới. Mặt khác, trong những năm gần đây, sự bùng nổ nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đã kéo theo sự tăng trưởng nhanh về nhu cầu vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu. Hệ quả của quá trình tăng trưởng ấn tượng này là sự phát sinh các vấn đề về xã hội và môi trường, do quá tập trung vào phát triển kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu giải pháp phát triển và phát triển một cách bền vững NTĐB Việt Nam đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Trong những năm gần đây, ở góc độ khoa học, liên quan đến ngoại thương, đã có nhiều công trình nghiên cứu giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam sang một thị trường cụ thể hay đẩy mạnh XK các ngành như thủy sản, nông sản hoặc khái quát hơn là giải pháp XK bền vững. Tuy nhiên, chưa có đề tài đề cập đến tổng thể ngành ngoại thương Việt Nam cũng như đề cập đến ngoại thương thông qua một phương thức vận tải cụ thể. Vì những lý do như trên, NCS đã lựa chọn đề tài luận án: “Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững ngoại thương đường biển Việt Nam”. 1
  22. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá hiện trạng phát triển vận chuyển hàng hóa ngoại thương đường biển Việt Nam thời gian qua, nội dung luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững vận chuyển hàng hóa ngoại thương đường biển Việt Nam thời gian tới trên cơ sở khoa học và phù hợp với thực tế hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển và phát triển bền vững hoạt động vận chuyển hàng hóa NTĐB Việt Nam giai đoạn 2008 – 2019. 3.2. Phạm vi nghiên cứu (1) Về nội dung nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu khâu vận chuyển hàng hóa ngoại thương đường biển, không bao gồm nghiên cứu khâu sản xuất, vận chuyển hành khách, khâu xếp dỡ hàng hóa (cảng biển) cũng như dịch vụ logistics có liên quan. - Luận án tập trung nghiên cứu vận chuyển hàng hóa ngoại thương đường biển là hàng hóa xuất nhập khẩu, không bao gồm hàng hóa quá cảnh, hàng hóa tạm nhập, tái xuất. (2) Về không gian nghiên cứu Khi đánh giá hoạt động của một ngành cụ thể, thường phải được đặt trong phạm vi một địa phương, một quốc gia hay toàn quốc tế, đặc biệt đối với ngành hay các phân ngành của ngoại thương, khái niệm lãnh thổ càng cần được làm rõ. Chính vì vậy, luận án này lựa chọn nghiên cứu hoạt động NTĐB của toàn Việt Nam. (3) Về thời gian nghiên cứu Để phân tích về hoạt động vận chuyển hàng hóa NTĐB ở Việt Nam, có thể lựa chọn nhiều giai đoạn nghiên cứu khác nhau kể từ Đại hội Đảng 6 (năm 1986) – một cột mốc đánh dấu sự đổi mới trong tư duy và phương thức lãnh đạo của Đảng. Từ đó, dẫn đến sự đổi mới mạnh mẽ trong quan điểm và chiến lược phát triển kinh tế đất nước của Đảng và Chính Phủ. Theo đó, luận án lựa chọn mốc thời gian là năm 2008 để nghiên cứu vì một số lý do sau đây. Thứ nhất, năm 2008 là một năm sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức 2
  23. thương mại thế giới (WTO), một tổ chức có sức ảnh hưởng mang tính quyết định tới hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư toàn cầu. Đây cũng là khoảng thời gian Việt Nam đưa ra Chương trình hành động, thực thi các cam kết sau khi gia nhập tổ chức này và thu được những thành quả đáng kể về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội sau khi gia nhập WTO. Thứ hai, năm 2008 cũng là năm mở ra một chặng đường mới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước với sự tham gia một cách chủ động, hiệu quả của Việt Nam vào hệ thống thương mại song phương và đa phương. Đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia, ký kết thực hiện 15 hiệp định thương mại tự do và hiện đang đàm phán 02 hiệp định. Vì những lý do trên, luận án tập trung nghiên cứu khâu vận chuyển hàng hóa XNK của hoạt động NTĐB Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: (1) Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích hệ thống và tổng hợp thống kê. (2) Phương pháp Delphi. (3) Phương pháp nghiên cứu định lượng - mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL). 5. Những đóng góp mới của đề tài 5.1. Đóng góp về mặt lý luận (1) Luận án đã hệ thống hoá và xây dựng được cơ sở lý luận đầy đủ về phát triển bền vững ngoại thương đường biển (tập trung khâu vận chuyển đường biển), trong đó bao gồm lý luận về hoạt động VCĐB, về phát triển bền vững, xây dựng khái niệm ngoại thương đường biển, từ đó rút ra đặc điểm, vai trò và các yếu tố cơ bản của NTĐB. Cuối cùng là đề xuất khái niệm phát triển bền vững ngoại thương đường biển và bộ tiêu chí đánh giá PTBV NTĐB. (2) Luận án đã đề xuất được Bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững của riêng ngoại thương đường biển (tập trung vào khâu vận chuyển), bằng phương pháp Delphi. Bộ tiêu chí cuối cùng bao gồm 03 tiêu chí cấp I, 09 tiêu chí cấp II và 30 tiêu chí cấp III. Việc đánh giá hiện trạng vận chuyển hàng hóa NTĐB trong luận án hoàn toàn dựa trên bộ tiêu chí này. 3
  24. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn (1) Bằng số liệu từ nhiều nguồn tin cậy và dựa trên bộ tiêu chí đã đề xuất về đánh giá PTBV NTĐB, luận án đã phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển vận chuyển hàng hóa NTĐB Việt Nam trên ba mặt: kinh tế, xã hội – con người và môi trường sinh thái giai đoạn 2008 – 2019. Từ đó, rút ra được những thành công, hạn chế trong quá trình phát triển bền vững vận chuyển hàng hóa NTĐB ở Việt Nam. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng nhất để luận án có thể đề xuất những giải pháp mang tính thời sự, khả thi và phù hợp với thực tế. (2) Bằng phương pháp ước lượng phù hợp – mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL), luận án đã chỉ ra các yếu tố kinh tế (thuộc khâu vận chuyển đường biển của ngoại thương đường biển) tác động đến NTĐB Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2008 – 2019 trong cả ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, luận án chỉ ra chiều tác động tích cực và đo lường mức độ tác động của các biến số kinh tế này tới hoạt động NTĐB ở Việt Nam. Kết quả này là một trong những cơ sở khoa học và thực tiễn cốt yếu để luận án đề xuất giải pháp PTBV NTĐB trong thời gian tới. (3) Từ các cơ sở trên, luận án đã đề xuất được một số giải pháp cơ bản phát triển bền vững ngành ngoại thương đường biển Việt Nam theo 03 nhóm: nhóm giải pháp về mặt kinh tế, nhóm giải pháp về mặt xã hội – con người, nhóm giải pháp về mặt môi trường sinh thái. 6. Kết cấu của đề tài Nội dung chính của luận án gồm 05 chương: Chương 1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững ngoại thương đường biển. Chương 4. Đánh giá hiện trạng phát triển bền vững ngoại thương đường biển Việt Nam theo bộ tiêu chí đề xuất. Chương 5: Giải pháp phát triển bền vững ngoại thương đường biển Việt Nam. 4
  25. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Các kết quả nghiên cứu về phát triển bền vững 1.1.1. Các nghiên cứu bên ngoài nước Quan điểm PTBV đã từng bước được tìm kiếm. Năm 1972, thế giới đối mặt với tình trạng khan hiếm năng lượng và ô nhiễm môi trường nặng nề. Trước thực tế đó và dưới sức ép của các nhà khoa học, Liên hiệp quốc đã tổ chức Hội nghị quốc tế về môi trường ở Stockhom Thụy Điển, thu hút sự tham gia của 113 quốc gia trên thế giới. Hội nghị này được coi là hội nghị đầu tiên của thế giới về vấn đề gắn phát triển với việc bảo vệ và cải thiện môi trường sống của con người. Hội nghị đã ra tuyên bố Stockhom về môi trường con người gồm 7 điểm và 26 nguyên tắc. Tuy nhiên, khái niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi trên thế giới từ sau báo cáo Brundtland năm 1987 của Ủy ban môi trường và phát triển thế giới (WCED) - Báo cáo “Tương lai của chúng ta”. Trong báo cáo này, phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đến năm 1991, một ấn phẩm quan trọng liên quan đến phát triển bền vững là cuốn “Cứu lấy trái đất – Chiến lược cho cuộc sống bền vững” đã được xuất bản. Chín chương đầu cuốn sách được xem là “Những nguyên tắc của một xã hội bền vững”, nhằm mục tiêu vừa cứu lấy trái đất vừa vì một xã hội bền vững. Bước ngoặt quan trọng nhất có thể nói là Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường năm 1992. Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển đã được Liên hợp quốc tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil). Hội nghị đã đưa ra được hai 2 bản tuyên bố mang tính nguyên tắc, đó là: Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Tuyên bố các nguyên tắc quản lý bảo vệ và PTBV rừng. Hội nghị cũng đã ký kết hai công ước quốc tế là Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu và Công ước về đa dạng sinh học. Hội nghị cũng đưa ra chương trình nghị sự (Agenda 21) về các giải pháp PTBV chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Đây là văn kiện đồ sộ gồm 40 chương đề cập đến tất cả các cấp của tổ chức xã hội, từ chính quyền quốc gia và địa phương cho đến các cơ quan phát triển, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng. Đến nay đã có 113 quốc gia trên thế giới xây dựng và thực hiện 5
  26. Chương trình nghị sự 21 về PTBV cấp quốc gia và 6.416 Chương trình nghị sự 21 cấp địa phương, đồng thời tại các nước này đều đã thành lập các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện chương trình này. Năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững, đã khẳng định lại "phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Gần đây nhất, năm 2015, Chương trình nghị sự năm 2030 về phát triển bền vững của LHQ, được tổ chức tại New York, Hoa Kỳ thống nhất các mục tiêu PTBV và định hướng mọi hoạt động phát triển ở mỗi quốc gia, khu vực và toàn cầu trong 15 năm tới. Các mục tiêu PTBV dựa trên sáu chủ đề bao gồm: nhân phẩm, con người, hành tinh, quan hệ đối tác, công lý và thịnh vượng. Cuốn sách Các tiêu chí bền vững (Sustainability Indicators) [86] cũng là dự án số 67 của Ủy ban Khoa học về vấn đề môi trường - SCOPE (Scientific Committee on Problems of the Environment) xuất bản năm 2007 được nhóm tác giả giới hạn tiếp cận vấn đề dưới góc độ khoa học. Cuốn sách cho rằng, hiện nay nhóm ba chỉ tiêu bao gồm: tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát đang được người dân hiểu và quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, để đánh giá sự phát triển một đất nước chỉ với ba chỉ tiêu đó, là chưa toàn diện. Cuốn sách đề cập đến biểu đồ thể hiện tính bền vững được nghiên cứu bởi Nhóm tư vấn về các chỉ tiêu bền vững (CGSDI), bao gồm ba trụ cột với mức độ quan trọng khác nhau, cụ thể: nhóm các chỉ tiêu kinh tế chiếm 45%, nhóm các chỉ tiêu về xã hội chiếm 35%, còn lại là nhóm các chỉ tiêu về môi trường chiếm 20%. Tuy nhiên, nhược điểm của nhóm chỉ tiêu này là chưa phân tích các quan điểm chính trị một cách đầy đủ. Năm 1992, Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển – UNCED đưa ra bộ chỉ tiêu về PTBV được chia làm bốn nhóm: 19 chỉ tiêu về lĩnh vực xã 6