Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

pdf 271 trang vuhoa 25/08/2022 3460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_thanh_qua_hoat.pdf

Nội dung text: Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ HỒNG TÂM NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG, VIỆT NAM Ngành: Kế toán Mã số: 62 34 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1: PGS. TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN 2: PGS. TS. HOÀNG TÙNG Đà Nẵng, 12/ 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Tất cả dữ liệu và trích dẫn trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả phân tích của luận án chưa được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Nghiên cứu sinh VÕ HỒNG TÂM i
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án Tiến sĩ này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Đình Khôi Nguyên, PGS. TS. Hoàng Tùng – Người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện công trình nghiên cứu này. Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Lê Văn Huy, PGS. TS. Đoàn Ngọc Phi Anh và các Anh, Chị trong phòng Đào tạo – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã giúp đỡ tôi mọi mặt để tôi có được sự chuyên tâm thực hiện công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Quý Thầy giáo, Cô giáo Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã quan tâm động viên, khích lệ và giúp đỡ chuyên môn để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Anh, Chị là lãnh đạo, là kiểm toán viên của công ty TNHH Kiểm toán – Thẩm định giá và tư vấn ECOVIS AFA VIETNAM đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc tổ chức thu thập dữ liệu phục vụ cho việc kiểm định sơ bộ để hoàn chỉnh thang đo các biến trong luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Anh, Chị là lãnh đạo, Là chuyên viên Cục Thống kê – Thành phố Đà Nẵng, người đã giúp đỡ tôi thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu chính thức của luận án. Cuối cùng, trong sâu thẳm tận đáy lòng mình, tôi xin gửi lời cảm ơn và yêu thương đến Gia đình, nơi đã tạo mọi điều kiện vật chất, tinh thần để tôi thực hiện công việc học tập, nghiên cứu làm luận án này. Xin chân thành cảm ơn! Nghiên cứu sinh Võ Hồng Tâm ii
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii DANH MỤC BẢNG BIỂU viii DANH MỤC HÌNH xi MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Câu hỏi nghiên cứu 4 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu 5 6. Những đóng góp của đề tài 6 7. Bố cục đề tài 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CÁC NHÂN TỐ ĐẾN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 8 1.1. Thành quả và đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp 8 1.1.1. Khái niệm thành quả hoạt động của doanh nghiệp 8 1.1.2. Đo lường thành quả hoạt động doanh nghiệp 11 1.2 Các nhân tố tác động đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp 20 1.2.1 Nhóm nhân tố bên trong 20 1.2.2 Các nhân tố bên ngoài 23 1.3. Các lý thuyết có liên quan 24 1.3.1. Lý thuyết dựa trên nguồn lực 24 iii
  5. 1.3.2. Lý thuyết dựa trên thị trường 26 1.3.3. Lý thuyết các bên có liên quan 26 1.3.4. Các lý thuyết khác 27 1.4. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt động doanh nghiệp 29 1.4.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới 29 1.4.2 Tổng quan các nghiên cứu ở Việt nam 47 1.5 Khoảng trống nghiên cứu 57 1.5.1 Khoảng trống nghiên cứu về đo lường thành quả 57 1.5.2. Khoảng trống nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 61 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 62 2.1 Xây dựng mô hình và phát triển giả thuyết nghiên cứu 62 2.1.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu 62 2.1.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 68 2.2. Thiết kế đo lường các biến nghiên cứu 75 2.2.1 Đo lường biến phụ thuộc 75 2.2.2 Đo lường các biến độc lập 78 2.2.3 Đo lường biến kiểm soát 85 2.3. Chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu 85 2.3.1 Chọn mẫu nghiên cứu 85 2.3.2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu 89 2.3.3 Xử lý dữ liệu 90 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 93 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 94 iv
  6. 3.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 94 3.1.1 Về thành quả doanh nghiệp 94 3.1.2 Về các nguồn lực bên trong doanh nghiệp 96 3.1.3 Về các nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp 108 3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 112 3.2.1 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo thành quả hoạt động của doanh nghiệp 112 3.2.2 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo vốn con người 113 3.2.3 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo vốn xã hội 114 3.2.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo nguồn lực nội bộ khác 116 3.2.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương 117 3.2.6 Kiểm định độ tin cậy thang đo cơ sở hạ tầng của địa phương 117 3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 119 3.3.1 Phân tích nhân tố khám phá với Thang đo Thành quả hoạt động của doanh nghiệp 119 3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá với thang đo Vốn con người 121 3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá với thang đo Vốn xã hội 122 3.3.4 Phân tích nhân tố khám phá với thang đo Nguồn lực nội bộ khác 123 3.3.5 Phân tích nhân tố khám phá với thang đo Chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương 124 3.3.6 Phân tích nhân tố khám phá với thang đo Cơ sở hạ tầng 125 3.4 Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến thành quả các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 127 3.4.1 Ảnh hưởng của các biến trong mô hình nghiên cứu đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. 127 v
  7. 3.4.2 Phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến thành quả hoạt động của nhóm doanh nghiệp 142 3.4.3 Đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm nhà quản lý đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp 144 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 146 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 148 4.1 Bàn luận kết quả nghiên cứu 148 4.1.1 Thành quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 148 4.1.2 Ảnh hưởng của nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp đến thành quả hoạt động 149 4.1.3 Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến thành quả hoạt động cua doanh nghiệp 153 4.2 Hàm ý chính sách 154 4.2.1 Đối với người chủ, người quản lý doanh nghiệp 154 4.2.2 Đối với chính quyền thành phố 156 4.2.3 Đối với các đơn vị đào tạo nhân lực 157 4.2.4 Đối với người lao động 157 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 158 KẾT LUẬN 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 162 PHỤ LỤC 186 vi
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANOVA : Phân tích phương sai Analysis of Variance BCTC : Báo cáo tài chính Financial statements BSC : Thẻ điểm cân bằng The Balanced Scorecard CEO : Giám đốc điều hành Chief Executive Officer CNTT : Công nghệ thông tin Information technology DN : Doanh nghiệp Enterprise DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ Small and Medium Enterprise EPS : Thu nhập trên một cổ phần thường Earning per share ERP : Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp Enterprise Resource Planning FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment GDP : Tổng sản phẩm quốc nội Gross domestic product HC : Vốn con người Human Capital KPI : Chỉ số đánh giá thành quả Key Performance Indicator M/B : Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ Market to Book value P/E : Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu Price to Earning Ratio PTTH : Phổ Thông trung học High School ROA : Khả năng sinh lời của tài sản Return on Assets ROE : Khả năng sinh lời của vốn chủ sỡ hữu Return on Equity ROI : Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư Return on Investment ROS : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Return on Sale SEM : Mô hình cấu trúc Structural Equation Modelling TSCĐ : Tài sản cố định Fixed assets TTCK : Thị trường chứng khoán Stock market vii
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đo lường thành quả theo khía cạnh kế toán 11 Bảng 1.2. Các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp theo khía cạnh thị trường 13 Bảng 1.3. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đo lường thành quả theo khía cạnh phi tài chính 13 Bảng 1.4. So sánh giữa đo lường thành quả theo chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính 15 Bảng 1.5. Vận dụng các lý thuyết giải thích sự ảnh hưởng các nhân tố đến thành quả hoạt động các doanh nghiệp 28 Bảng 1.6. Bảng tổng hợp một số nghiên cứu về ảnh hưởng nguồn lực vô hình đối với thành quả 33 Bảng 1.7. Bảng tổng hợp một số nghiên cứu về tác động của khía cạnh thuộc nhà lãnh đạo đến thành qủa hoạt động của doanh nghiệp 34 Bảng 1.8. Bảng tổng hợp một số nghiên cứu về ảnh hưởng cấu trúc vốn đối với thành quả 41 Bảng 1.9. Tổng hợp các nghiên cứu ảnh hưởng các nhân tố liên quan sở hữu doanh nghiệp đối với thành quả hoạt động tại Việt Nam 55 Bảng 2.1. Đặc điểm chung các DN trong giai đoạn 2015 - 2018 63 Bảng 2.2. Đặc điểm chung các DN trong năm 2018 theo qui mô 64 Bảng 2.3. Đo lường thành quả theo chỉ tiêu phi tài chính 77 Bảng 2.4. Thang đo biến vốn con người khía cạnh tiềm lực người lao động 79 Bảng 2.5. Đo lường các biến thuộc đặc điểm nhà lãnh đạo doanh nghiệp 80 Bảng 2.6. Thang đo biến vốn xã hội 81 Bảng 2.7. Thang đo các nguồn lực nội bộ khác 82 Bảng 2.8. Thang đo sự hỗ trợ chính quyền địa phương 83 Bảng 2.9. Thang đo về cơ sở hạ tầng địa phương 84 Bảng 2.10. Đo lường biến kiểm soát 85 Bảng 2.11. Kích cỡ mẫu nghiên cứu 87 Bảng 2.12. Thống kê mô tả loại hình và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp 87 Bảng 2.13. Thống kê mô tả qui mô và thời gian hoạt động của doanh nghiệp 88 viii
  10. Bảng 2.14. So sánh CB-SEM và PLS-SEM 91 Bảng 3.1. Thống kê mô tả thành quả doanh nghiệp 94 Bảng 3.2. Thống kê mô tả vốn con người 96 Bảng 3.3. Thống kê mô tả đặc điểm của nhà quản lý 97 Bảng 3.4. Thống kê mô tả vốn xã hội 99 Bảng 3.5. Thống kê mô tả nguồn lực nội bộ khác 100 Bảng 3.6. Thống kê mô tả tình hình ứng dụng CNTT trong quản lý 100 Bảng 3.7. Thống kê mô tả thành quả theo các nhóm sử dụng và không sử dụng phần mềm kế toán 101 Bảng 3.8. Phân tích sự khác biệt về thành quả giữa các nhóm sử dụng và không sử dụng phần mềm kế toán 102 Bảng 3.9. Thống kê thành quả theo các nhóm sử dụng và không sử dụng trang web hoặc mạng xã hội để quảng bá sản phẩm và phục vụ kinh doanh 104 Bảng 3.10. Phân tich sự khác biệt về thành quả giữa các nhóm sử dụng và không sử dụng trang web hoặc mạng xã hội để quảng bá sản phẩm và phục vụ kinh doanh 105 Bảng 3.11. Thống kê mô tả thành quả theo các nhóm có và không sử dụng phần mềm ERP 106 Bảng 3.12. Phân tích sự khác biệt về thành quả giữa các nhóm sử dụng và không sử dụng phần mềm ERP 107 Bảng 3.13. Thống kê mô tả về các chính sách hỗ trợ DN của thành phố còn hiệu lực đến 31/12/2019 1 0 9 Bảng 3.14. Thống kê tần suất đánh giá về các chính sách hỗ trợ DN của thành phố . 110 Bảng 3.15. Thống kê mô tả về yếu tố cơ sở hạ tầng của thành phố 111 Bảng 3.16. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thành quả 113 Bảng 3.17. Đánh giá độ tin cậy của thang đo vốn con người 113 Bảng 3.18. Đánh giá độ tin cậy của thang đo vốn xã hội 115 Bảng 3.19. Đánh giá độ tin cậy của thang đo nguồn lực nội bộ khác 116 Bảng 3.20. Đánh giá độ tin cậy của thang đo chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương 117 Bảng 3.21. Đánh giá độ tin cậy của thang đo cơ sở hạ tầng 118 Bảng 3.22. Kết quả phân tích EFA cho thang đo thành quả 120 ix
  11. Bảng 3.23. Kết quả phân tích EFA cho thang đo vốn con người 121 Bảng 3.24. Kết quả phân tích EFA cho thang đo vốn xã hội 122 Bảng 3.25. Kết quả phân tích EFA cho thang đo nguồn lực nội bộ khác 123 Bảng 3.26. Kết quả phân tích EFA cho thang đo các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương 1 2 4 Bảng 3.27. Kết quả phân tích EFA cho thang đo Cơ sở hạ tầng 125 Bảng 3.28. Bảng đánh giá độ tin cậy nhất quán nội bộ 128 Bảng 3.29. Hệ số phương sai trích trung bình 128 Bảng 3.30. Hệ số tải ngoài mô hình với biến phụ thuộc là thành quả cảm nhận 129 Bảng 3.31. Phân tích chỉ số HTMT 130 Bảng 3.32. Hệ số VIF mô hình với biến phụ thuộc thành quả cảm nhận 131 Bảng 3.33. Mức độ giải thích của các biến phụ thuộc với thành quả cảm nhận 132 Bảng 3.34. Mối liên hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc thành quả cảm nhận 133 Bảng 3.35. Mức độ tác động của biến độc lập khi loại bỏ ra khỏi mô hình 133 Bảng 3.36. Kết quả kiểm định Bootstrapping 134 Bảng 3.37. Chỉ số năng lực dự báo ngoài mẫu của mô hình biến phụ thuộc thành quả cảm nhận 135 Bảng 3.38. Mức độ giải thích của các biến phụ thuộc với thành quả tài chính 137 Bảng 3.39. Mối liên hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc thành quả tài chính 138 Bảng 3.40. Mức độ tác động của biến độc lập khi loại bỏ ra khỏi mô hình 138 Bảng 3.41. Kết quả kiểm định Bootstrapping 139 Bảng 3.42. Chỉ số năng lực dự báo ngoài mẫu của mô hình với biến phụ thuộc thành quả tài chính 140 Bảng 3.43. Ảnh hưởng các nhân tố đến thành các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ 142 Bảng 3.44. Ảnh hưởng các nhân tố đến thành các doanh nghiệp ngoài lĩnh vực du lịch, dịch vụ 143 Bảng 3.45. Phân tích tương quan giữa đặc điểm nhà quản lý và thành quả hoạt động của doanh nghiệp 145 Bảng 3.46. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu của luận án 146 x
  12. DANH MỤC HÌNH Hình 0.1. Khung nghiên cứu của luận án 5 Hình 1.1. Mô hình thẻ điểm cân bằng (The Balanced Scorecard) 16 Hình 1.2. Mô hình chóp thành quả (The performance Pyramid) 18 Hình 1.3. Mô hình lăng kính thành quả (Performance Prism) 19 Hình 1.4. Mối quan hệ giữa các loại vốn trong một tổ chức 30 Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu 66 Hình 3.1. Mô hình với biến phụ thuộc thành quả cảm nhận 127 Hình 3.2. Mô hình với biến phụ thuộc thành quả tài chính 127 Hình 3.3. Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM với biến phụ thuộc thành quả cảm nhận 132 Hình 3.4. Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM với biến phụ thuộc thành quả tài chính 137 xi
  13. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thông tin về thành quả hoạt động của doanh nghiệp luôn được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, quản lý doanh nghiệp, tổ chức tín dụng mặc dù mục đích sử dụng thông tin có khác nhau. Đối với các nhà đầu tư, thành quả hoạt động của doanh nghiệp là cơ sở rất quan trọng để ra quyết định có nên đầu tư hay không, có nên dịch chuyển các khoản đầu tư hay không. Đối với các tổ chức tín dụng, xem xét thành quả hoạt động của doanh nghiệp để phân loại, xếp hạng doanh nghiệp từ đó ra quyết định cấp hạn mức cho vay. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, thành quả hoạt động của doanh nghiệp là cơ sở để xem xét xác định mức độ đóng góp của doanh nghiệp cho nền kinh tế. Đặc biệt đối với nhà quản trị doanh nghiệp, thành quả hoạt động của doanh nghiệp được xem là công cụ để đánh giá thành quả, năng lực quản lý. Nghiên cứu thành quả hoạt động của doanh nghiệp là chủ đề rất được quan tâm trên thế giới. Khởi đầu cho lĩnh vực nghiên cứu này là các nghiên cứu của Altman (1968), Ohlson (1980) đã phát triển mô hình dự báo khả năng phá sản của doanh nghiệp để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt động qua các giai đoạn. Từ hướng nghiên cứu này có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp được thực hiện trên thế giới cả ở những nước phát triển như Mỹ, Anh đến các nước đang phát triển như Việt Nam, Thái lan, Lào ( Gary và Birger (1989), Yadong và Min (1997), Salina và cộng sự (2010), Mbugua và Moronge (2016), Abbas và cộng sự (2018), Egbunike và Okerekeoti (2018), Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011), Vixathep và Matsunaga (2015), Lê Văn Cường và cộng sự (2018) ), và các tác giả đã chỉ ra thành quả hoạt động của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố bên trong mà còn phụ thuộc vào các nhân tố bên ngoài. Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng các nhân tố đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp, có thể nhận thấy: Về đo lường thành quả: các tác giả thường xem xét về khía cạnh tài chính hoặc phi tài chính, chỉ một số ít nghiên cứu kết hợp đồng thời cả hai cách đo lường để có cái nhìn đa chiều hơn về thành quả. Trong bối cảnh hoạt động của các DN cần xem xét đến phát triển bền vững, các chỉ tiêu tài chính dường như chưa thể hiện đầy đủ thành quả của một 1
  14. DN. Câu hỏi đặt ra là có cách thức kết hợp nào để đo lường thành quả trên cả phương diện tài chính và phi tài chính; qua đó chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả DN. Về các nhân tố ảnh hưởng: đa số các nghiên cứu trước đây tập trung vào một nhóm nhân tố đối với thành quả, như ảnh hưởng của nhóm nhân tố về vốn con người, vốn xã hội, cấu trúc vốn, quản trị công ty hay các chính sách của chính quyền địa phương với thành quả. Những nghiên cứu tác động đồng thời của nhiều nhóm nhân tố đối với thành quả còn ít được quan tâm, đặc biệt là sự kết hợp các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Về sự tác động của các nhân tố đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp: Nhìn chung có sự khác biệt về chiều hướng tác động của các nhân tố đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp, do đó việc kiểm chứng lại sự tác động này với bối cảnh các doanh nghiệp ở Thành Phố Đà Nẵng là cần thiết. Về bối cảnh nghiên cứu: Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện ở cả các nước phát triển và đang phát triển, theo từng nhóm, ngành khác nhau với những bối cảnh khác nhau. Đó là những thay đổi về cơ chế quản trị ở các công ty cổ phần sau nhiều sự cố tài chính đòi hỏi phải xem xét quản trị công ty đến thành quả; đó là sự đổi mới nhanh chóng ở các công ty công nghệ nên vấn đề nguồn lực thông tin cần phải xem như là một lợi thế cạnh tranh; đó là chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh khả năng tiếp cận các tài sản hữu hình là như nhau Do vậy, khoảng trống trong nghiên cứu thành quả còn phải đặt trong một không gian cụ thể, ở một giai đoạn lịch sử cụ thể. Các nghiên cứu về thành quả ở Việt Nam không chỉ được nghiên cứu bởi các học giả trong nước mà còn được nghiên cứu bởi các học giả nước ngoài, nhưng đa phần tập trung ở các doanh nghiệp tại Hà nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Đà Nẵng là một trung tâm kinh tế ở khu vực Miền Trung Việt Nam, nhưng đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng các nhân tố bên trong và bên ngoài đến thành quả của các DN. Trong bối cảnh các ngành dịch vụ và các doanh nghiệp công nghệ cao đang được thu hút đầu tư ở Đà Nẵng thì việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả của các DN ở Đà nẵng có ý nghĩa thực tiễn, góp phần bổ sung kho tàng lý thuyết về nghiên cứu thành quả. Bên cạnh khoảng trống nghiên cứu thực nghiệm đề cập trên, thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng rất đáng được quan tâm. Trong 2
  15. bối cảnh kinh tế xã hội Thành Phố giai đoạn 2016 – 2019 rất sôi động. Các ngành du lịch, dịch vụ phát triển nóng. Thành phố Đà Nẵng có nhiều chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, điều này làm cho số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập kinh doanh mới gia tăng đáng kể (tăng 71.9% so với giai đoạn 2014 – 2015). Số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động tại Đà Nẵng có lãi gia tăng qua các năm, tuy nhiên số luợng doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả phải tạm ngừng hoạt động cũng gia tăng đáng kể (1). Bên cạnh đó trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh để sống còn, để phát triển và để phát triển bền vững diễn ra ngày một gay gắt. Điều này đặt ra trong công tác quản trị doanh nghiệp ở Đà Nẵng, các nhà quản lý phải thấy được thành quả hoạt động của doanh nghiệp trên các phương diện tài chính và phi tài chính như thế nào, phải thấy được những nhân tố nào tác động tích cực cũng như tác động tiêu cực đến thành quả để từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện thành quả hoạt động của doanh nghiệp là rất cần thiết hiện nay. Hệ thống các trường nghề, cao đẳng, đại học ở thành phố Đà Khá nhiều, cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn chưa cao. Điều này đòi hỏi đối với các nhà quản trị doanh nghiệp phải đi xem xét kỹ hơn nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình có thực sự tạo ra lợi thế cạnh tranh hay chưa. Bên cạnh đó, cách mạng công nghệ 4.0 đã tác động rất lớn đến hoạt động của xã hội, các doanh nghiệp cần phải tận dụng được lợi ích của cuộc cách mạng 4.0 này để nâng cao thành quả hoạt động của mình. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài:” Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Luận án hướng đến việc xây dựng mô hình phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Mục tiêu cụ thể: 1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020, Nhà xuất bản Thống kê, 2020. 3
  16. - Xây dựng hệ thống tiêu chí đo lường thành quả hoạt động các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến thành quả hoạt động của các DN trên địa bàn thành phố Đà nẵng. - Chỉ ra sự khác biệt về ảnh hưởng của các nhân tố đến thành quả hoạt động của các nhóm doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà nẵng. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thành quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau: - Thành quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được đánh giá như thế nào ở khía cạnh phi tài chính và tài chính? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng? - Có sự khác biệt về ảnh hưởng của các nhân tố đến thành quả hoạt động của các nhóm doanh nghiệp hay không? - Những đề xuất nào đối với Chính quyền thành phố, đối với nhà quản lý, chủ doanh nghiệp, đối với các đơn vị đào tạo nhân lực và đối với người lao động để nâng cao thành quả doanh nghiệp? 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu thành quả hoạt động các doanh nghiệp đo lường trên cả hai phương diện: thành quả tài chính và thành quả phi tài chính. Luận án nghiên cứu các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Luận án nghiên cứu các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, không tính đến các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Sở dĩ luận án loại trừ các doanh nghiệp FDI là do đa phần các doanh nghiệp này có qui mô vốn lớn, năng lực quản lý doanh nghiệp cao, nguồn lực lao động, dây chuyền sản xuất 4
  17. được đầu tư thích đáng, thêm vào đó các doanh nghiệp này được nhận rất nhiều chính sách ưu đãi hơn so với các doanh nghiệp thông thường. Nếu thu thập dữ liệu các doanh nghiệp này để nghiên cứu thì kết qủa nghiên cứu sẽ bị pha loãng, do dó khó có thể đưa ra nhận định đúng đắn về sự tác động của các nhân tố đến thành quả các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Do năm 2020 nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh Covid 19, đặc biệt các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch. Do đó để kết quả nghiên cứu các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến thành quả doanh nghiệp có ý nghĩa, luận án thu thập qua các năm 2017 đến 2019. 5. Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu Nhằm đạt các mục tiêu trên, luận án sử dụng kết hợp hai phương pháp: Phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ đạo. Khung nghiên cứu thể hiện qua hình sau: Xác định vấn đề Tổng quan tài liệu Bối cảnh các DN tại nghiên cứu Đà Nẵng Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu Phát thảo thang đo sơ Ý kiến các bộ, bảng hỏi sơ bộ chuyên gia Điều tra thí điểm, Hiệu chỉnh thang đo hiệu chỉnh bảng hỏi sơ bộ, bảng hỏi sơ bộ Thang đo chính thức, Thu thập, xử lý dữ Thảo luận kết quả nghiên bảng hỏi chính thức liệu chính thức cứu, đề xuất ý kiến Hình 0.1. Khung nghiên cứu của luận án (Nguồn: Tác giả tự xây dựng) 5
  18. Phương pháp định tính: Tác giả luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng phương pháp này để tổng hợp cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp làm nền tảng cho việc thiết kế nghiên cứu của luận án. Tác giả đã khảo sát ý kiến của các chuyên gia là các nhà nghiên cứu về lĩnh vực quản trị để đưa các biến vào mô hình nghiên cứu cũng như trong việc đánh giá, hiệu chỉnh đo lường các biến độc lập và biến phụ thuộc. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Để chỉ ra ảnh hưởng của các nhân tố đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu để thu thập dữ liệu về các nhân tố tác động đến thành quả hoạt động doanh nghiệp. Dựa trên kết quả khảo sát thu được, các điều tra viên tiếp tục thu thập dữ liệu tài chính từ hệ thống báo cáo tài chính mà các đoanh nghiệp đã cung cấp cho Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng. Dữ liệu sau khi được thu thập được tác giả sử dụng các công cụ thống kê để xử lý dữ liệu: Phân tích Cronbach’s alpha, Phân tích nhân tố khám phá, hồi qui đa cấu trúc (SEM), phân tích tương quan, phân tích Anova. 6. Những đóng góp của đề tài Về mặt học thuật: Thứ nhất: Luận án đã chỉ ra được sự khiếm khuyết trong đo lường thành quả của các công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thành quả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Qua đó luận án xây dựng thang đo thành quả hoạt động của doanh nghiệp kết hợp trên cả hai phương diện phi tài chính và tài chính. Vì vậy kết quả xây dựng thang đo thành quả này góp phần bổ sung sự thiếu hụt về đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Thứ hai: Khi xem xét sự tác động của các nhân tố đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, luận án đã xem xét tác động đồng thời của hai nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài đến thành quả. Kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú lý thuyết về sự tác đông của các nhân tố đến thành quả doanh nghiệp. 6
  19. Thứ 3: Luận án đã sử dụng mô hình PLS-SEM để đánh giá tác động của các nhân tố đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đây là mô hình được xem là rất thích hợp cho việc nghiên cứu tác động đồng thời các nhân tố đến thành quả doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn Luận án này là một trong những công trình nghiên cứu khá toàn diện về ảnh hưởng của các nhân tố đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam. Luận án đã kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố vốn con người, vốn xã hội, khía cạnh lãnh đạo, cấu trúc vốn, các nguồn lực nội bộ khác, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố Đà Nẵng cũng như cơ sở hạ tầng của thành phố đến thành quả. Những kết quả nghiên cứu này giúp doanh nghiệp có được các chính sách để nâng cao, phát huy được tiềm lực vốn con người, tiềm lực vốn xã hội, các nguồn lực nội bộ khác để nâng cao thành quả hoạt động của mình. Kết quả nghiên cứu của luận án giúp chính quyền thành phố xem xét lại tính hữu dụng của các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của thành phố, từ đó có biện pháp để các chính sách này thật sự có ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở để các đơn vị đào tạo nhân lực trên địa bàn thành phố có các biện pháp thay đổi chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án được tổ chức thành 4 chương. Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng các nhân tố đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Bàn luận kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách. 7
  20. 1) CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CÁC NHÂN TỐ ĐẾN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP Nghiên cứu về thành quả cũng như các nhân tố tác động đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp luôn là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm. Có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện trên thế giới và được thực hiện từ những năm 50 của thế kỷ 20. Dựa trên phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp và giải thích, nội dung chương này cung cấp khuôn khổ lý thuyết cho việc thực hiện luận án. Việc phân tích bản chất của các lý thuyết có liên quan, tổng hợp các bằng chứng thực nghiệm dựa vào các lý thuyết này sẽ cung cấp cơ sở khoa học để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết cấu của chương này được tổ chức như sau: Nội dung thứ nhất trình bày về khái niệm thành quả và đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp qua đó đưa ra cách tiếp cận thành quả hoạt động của doanh nghiệp của luận án. Nội dung thứ hai tổng lược các nhân tố tác động đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung thứ ba trình bày các lý thuyết chủ yếu có liên quan mà các tác giả đã sử dụng để giải thích tác động của các nhân tố đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung thứ tư trình bày tổng hợp kết quả các nghiên cứu dựa vào các lý thuyết này. 1.1. Thành quả và đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm thành quả hoạt động của doanh nghiệp Thành quả hoạt động doanh nghiệp (firm performance) là một khái niệm phổ biến trong các nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán và được nhìn nhận dưới nhiều chiều hướng, khía cạnh khác nhau trong thực tiễn. Ở thập niên 50 của thế kỷ 20, thành quả được xem là hiệu năng (efficiency), theo đó phản ảnh mức độ doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình trong phạm vi các nguồn lực khan hiếm của doanh nghiệp (Georgopoulos và Tannenbaum, 1957). Quan niệm này phù hợp với bối cảnh sản xuất hàng loại có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức quá trình sản xuất, nên hiệu năng - phản ảnh mối quan hệ giữa đầu ra với nguồn lực đầu vào - là một tiêu chuẩn phù hợp để thể hiện thành quả. 8
  21. Trong hai thập niên 60 và 70, các doanh nghiệp bắt đầu khai thác nhiều cách thức khác nhau để đánh giá thành quả của mình do có sự thay đổi phương thức sản xuất, cách thức quản trị doanh nghiệp với mức độ cạnh tranh ngày càng tăng. Seashore và Yuchtman (1967) định nghĩa thành quả là khả năng của doanh nghiệp khai thác môi trường kinh doanh để có thể tiếp cận và sử dụng các nguồn lực khan hiếm. Lupton (1977) xem thành quả của một DN theo một cách thức thận trọng và rõ ràng khi cho rằng, một doanh nghiệp đạt hiệu quả cao khi năng suất và mức độ hài lòng các thành viên của tổ chức ở mức cao trong khi tỷ lệ nghỉ việc, sự không hài lòng của người lao động và chi phí ở mức thấp. Như vậy thành quả được quan niệm đa chiều hơn, không chỉ là việc sử dụng các nguồn lực để tạo kết quả đầu ra một cách tốt nhất mà còn liên quan đến khả năng tiếp cận các nguồn lực để đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Những năm cuối của thể kỷ 20 chứng kiến nhiều thay đổi về phương thức quản trị và mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Porter (1979) cho rằng thành quả hoạt động của DN phụ thuộc vào khả năng tạo ra giá trị cho khách hàng. Adam (1994) xem xét thành quả của một tổ chức tùy thuộc rất lớn vào mức độ chất lượng của đội ngũ lao động. Chính nguồn lực lao động này nếu được đào tạo và đào tạo lại kiến thức, kỹ năng sẽ giúp doanh nghiệp đuổi kịp với những thử thách trên thị trường và làm tăng thành quả của tổ chức. Harrison và Freeman (1999) xác nhận một doanh nghiệp có hiệu quả với mức hoạt động đạt chuẩn là một DN duy trì các nhu cầu được thỏa mãn của các bên có liên quan. Những quan điểm đa dạng trên cho thấy thành quả có tính đa dạng hơn và liên quan đến lợi ích của các bên có liên quan, từ khách hàng đến người lao động trong doanh nghiệp. Hai thập niên đầu của thể kỷ 21 chứng kiến nhiều thay đổi của ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và quản lý, mức độ hội nhập toàn cầu ngày càng nhanh và cùng với đó là chứng thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu. Trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp được đề cập nhiều hơn. Sandberg (2003) định nghĩa thành quả hoạt động của doanh nghiệp là khả năng đóng góp của doanh nghiệp về việc làm, sự sáng tạo xuyên suốt quá trình hình thành, sinh tồn và tăng trưởng của doanh nghiệp. Lebas và Euske (2006) còn đưa ra một tập hợp định nghĩa cho thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó: 9