Luận án Nghiên cứu bón phân kali và lưu huỳnh cho cây lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu bón phân kali và lưu huỳnh cho cây lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_bon_phan_kali_va_luu_huynh_cho_cay_lac_tr.pdf
Nội dung text: Luận án Nghiên cứu bón phân kali và lưu huỳnh cho cây lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và khách quan, các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Kết quả nghiên cứu này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Nếu có gì sai sót, Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Huế, ngày 02 tháng 12 năm 2021 Tác giả luận án Đỗ Thành Nhân
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Hoàng Thị Thái Hoà - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế và TS. Hoàng Minh Tâm - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ. Hai thầy cô đã luôn động viên, hướng dẫn tận tình và đầy tâm huyết trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở Khoa Nông học, phòng Đào tạo và Công tác Sinh viên, Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện, Bộ môn Khoa học đất và Môi trường cùng toàn thể cán bộ viên chức thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã tạo điều kiện, dành thời gian và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc, sự tạo điều kiện và động viên của GS.TS. Richard Bell, TS. Surender Mann, cùng các thành viên trong nhóm thực hiện dự án Quản lý tổng hợp nước, đất và dinh dưỡng cho các hệ thống canh tác bền vững ở vùngDuyên hải Nam Trung Bộ và Australia. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ và dành cho tôi tinh thần tốt nhất trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Huế, ngày 02 tháng 12 năm 2021 Tác giả luận án Đỗ Thành Nhân
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH ix MỞ ĐẦU 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3 3.1. Ý nghĩa khoa học 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1.1. Vai trò của cây lạc trong hệ thống cây trồng 4 1.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây lạc 5 1.1.2.1. Yêu cầu về đất đai 5 1.1.2.2. Yêu cầu về nhiệt độ 5 1.1.2.3. Yêu cầu về ánh sáng 6 1.1.2.4. Yêu cầu về nước 7 1.1.3. Vai trò của K và S đối với cây lạc 7 1.1.3.1. Vai trò của K đối với cây lạc 7 1.1.3.2. Vai trò của S đối với cây lạc 10 1.1.4. Sự hấp thu và nhu cầu dinh dưỡng K và S của cây lạc 13 1.1.4.1. Sự hấp thu K của thực vật và nhu cầu dinh dưỡng K của cây lạc 13 1.1.4.2. Sự hấp thu và nhu cầu dinh dưỡng S của cây lạc 14 1.1.4.3. Sự tương tác giữa K và S trong cây lạc 16
- iv 1.1.5. Đặc điểm đất cát biển 17 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 19 1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới, Việt Nam và Bình Định 19 1.2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 19 1.2.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 20 1.2.1.3. Tình hình sản xuất tại Bình Định 21 1.2.2. Tình hình sử dụng phân bón cho cây lạc trên thế giới và Việt Nam 22 1.2.2.1. Tình hình sử dụng phân bón cho cây lạc trên thế giới 22 1.2.2.2. Tình hình sử dụng phân bón cho cây lạc tại Việt Nam 25 1.2.2.3. Tình hình sử dụng phân bón cho cây lạc tại Bình Định 27 1.3. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 29 1.3.1. Kết quả nghiên cứu về phân K và S cho cây lạc trên thế giới 29 1.3.1.1. Kết quả nghiên cứu về phân K cho cây lạc trên thế giới 29 1.3.1.2. Kết quả nghiên cứu về phân S cho cây lạc trên thế giới 33 1.3.2. Kết quả nghiên cứu về phân K và S cho cây lạc tại Việt Nam 38 1.3.2.1. Kết quả nghiên cứu về phân K cho cây lạc tại Việt Nam 38 1.3.2.2. Kết quả nghiên cứu về phân S cho cây lạc tại Việt Nam 39 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 42 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 42 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 43 2.1.2.1. Địa điểm nghiên cứu 43 2.1.2.2. Thời gian nghiên cứu 43 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 43 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43 2.3.1. Phương pháp triển khai thí nghiệm 43 2.3.1.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc không bón K và S đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định 43 2.3.1.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng K và S đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định 46 2.3.1.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định 47
- v 2.3.1.4. Nội dung 4: Xây dựng mô hình sử dụng phân bón K và S hợp lý cho cây lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định 49 2.3.2. Các biện pháp kỹ thuật canh tác áp dụng đối với thí nghiệm đồng ruộng và mô hình trình diễn 49 2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 49 2.3.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây lạc 49 2.3.3.2. Các chỉ tiêu sâu bệnh hại 51 2.3.3.3. Các chỉ tiêu về chất lượng hạt lạc 51 2.3.3.4. Các chỉ tiêu về tính chất lý hóa học của đất 51 2.3.3.5. Các chỉ tiêu về hàm lượng dinh dưỡng trong cây lạc 52 2.3.3.6. Các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng phân bón và hiệu quả kinh tế 52 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 54 2.3.5. Điều kiện thời tiết tại khu vực triển khai thí nghiệm 54 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57 3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC KHÔNG BÓN K VÀ S ĐẾN CÂY LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH BÌNH ĐỊNH 57 3.1.1. Ảnh hưởng của việc không bón K và S đến sinh trưởng và sinh khối của cây lạc trên đất cát biển 57 3.1.2. Ảnh hưởng của việc không bón K và S đến hàm lượng K và S trong cây và đất . 58 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG K VÀ S ĐẾN CÂY LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH BÌNH ĐỊNH 60 3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến sinh trưởng và phát triển của cây lạc trên đất cát biển 60 3.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến một số bệnh hại chính của cây lạc trên đất cát biển 76 3.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của lạc trên đất cát biển 78 3.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến hiệu suất phân K và S của cây lạc trên đất cát biển 87 3.2.5. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến chất lượng của lạc trên đất cát biển 90 3.2.6. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến hàm lượng K và S trong thân lá và quả của cây lạc trên đất cát biển 94 3.2.7. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến chỉ số thu hoạch, hiệu suất nông học và hiệu suất sử dụng K và S trong phân bón của lạc trên đất cát biển 99
- vi 3.2.8. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến tính chất đất sau khi trồng lạc trên đất cát biển 106 3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DẠNG PHÂN BÓN K VÀ S ĐẾN CÂY LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH BÌNH ĐỊNH 109 3.3.1. Ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến sinh trưởng và phát triển của cây lạc trên đất cát biển 109 3.3.2. Ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến một số bệnh hại chính của cây lạc trên đất cát biển 115 3.3.3. Ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây lạc trên đất cát biển 116 3.3.4. Ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến tỷ suất chi phí lợi nhuận của cây lạc trên đất cát biển 121 3.3.5. Ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến chất lượng của cây lạc trên đất cát biển 122 3.3.6. Ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến hàm lượng K và S của cây lạc trên đất cát biển 123 3.4. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM VỀ PHÂN BÓN K VÀ S HỢP LÝ CHO CÂY LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH BÌNH ĐỊNH 126 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 134 4.1. KẾT LUẬN 134 4.2. ĐỀ NGHỊ 134 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO 137 PHỤ LỤC 1. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH 154 PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRIỂN KHAI LUẬN ÁN 156 PHỤ LỤC 3. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 161 PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN 162
- vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nghĩa của từ 1 BVTV Bảo vệ thực vật 2 CS Cộng sự 3 CT Công thức 4 CV Hệ số biến động 5 DT Diện tích 6 ĐC Đối chứng 7 ĐH Đại học 8 GĐ Giai đoạn 9 HC Hữu cơ 10 HTQ Hình thành quả 11 K Kali 12 KH Khoa học 13 KHCN Khoa học Công nghệ 14 KHKT Khoa học Kỹ thuật 15 KL Khối lượng 16 KN Khuyến nông 17 LSD0,05 Sai số thí nghiệm ở mức độ tin cậy 95% 18 MH Mô hình 19 NN Nông nghiệp 20 NS Năng suất 21 NXB Nhà xuất bản 22 OC Organic carbon 23 P Lân 24 PC Phân cành 25 PTNT Phát triển nông thôn 26 RHR Ra hoa rộ 27 S Lưu huỳnh 28 TH Thu hoạch 29 TT Thứ tự 30 VN Việt Nam
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới 19 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của các Châu lục năm 2019 20 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của Việt Nam 21 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc tại Bình Định 21 Bảng 1.5. Lượng chất dinh dưỡng cây lạc hấp thu để tạo sản phẩm 23 Bảng 1.6. Lượng phân N - P - K sử dụng cho cây lạc ở một số nước trên Thế giới 24 Bảng 1.7. Liều lượng phân bón nghiên cứu và khuyến cáo cho cây lạc tại Viêt Nam . 25 Bảng 1.8. Liều lượng phân bón nghiên cứu và khuyến cáo cho cây lạc tại Bình Định 28 Bảng 2.1. Tính chất đất thí nghiệm tại điểm nghiên cứu 42 Bảng 2.2. Diễn biến thời tiết tại khu vực triển khai thí nghiệm (2015 - 2018) 54 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của việc yếu tố dinh dưỡng K và S hạn chế đến sinh trưởng phát triển của cây lạc trong điều kiện nhà lưới 57 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của việc yếu tố dinh dưỡng K và S hạn chế đến hàm lượng K và S trong cây và đất sau thí nghiệm 59 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến chiều cao cây và số cành cấp 1 của cây lạc 60 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến số lượng nốt sần của cây lạc 63 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến chỉ số diện tích lá của cây lạc 66 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến sinh khối của cây lạc 71 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến một số bệnh hại chính của cây lạc 76 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc vụ Đông xuân 78 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc vụ Hè thu 82 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến hiệu suất phân bón K và S của cây lạc 88 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến chất lượng hạt lạc 90 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến hàm lượng K và S trong thân lá lạc 95 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến hàm lượng K và S trong quả lạc 97 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến chỉ số thu hoạch, hiệu suất nông học và hiệu suất sử dụng K trong phân bón của lạc vụ Đông xuân 99
- viii Bảng 3.15. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến chỉ số thu hoạch, hiệu suất nông học và hiệu suất sử dụng K trong phân bón của lạc vụ Hè thu 101 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến chỉ số thu hoạch, hiệu suất nông học và hiệu suất sử dụng S trong phân bón của lạc vụ Đông xuân 103 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của liều lượng phân S đến chỉ số thu hoạch, hiệu suất nông học và hiệu suất sử dụng S trong phân bón của lạc vụ Hè thu 105 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến tính chất đất sau khi trồng lạc 107 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến chiều cao cây và số cành cấp 1 của cây lạc 110 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến số lượng nốt sần của cây lạc 111 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến chỉ số diện tích lá của cây lạc 113 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến sinh khối của cây lạc 114 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến một số bệnh hại chính của cây lạc 116 Bảng 3.24. Ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc vụ Đông xuân 116 Bảng 3.25. Ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc vụ Hè thu 118 Bảng 3.26. Tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên (MBCR) của các dạng phân bón K và S đối với cây lạc vụ Đông xuân 121 Bảng 3.27. Tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên (MBCR) của các dạng phân bón K và S đối với cây lạc vụ Hè thu 121 Bảng 3.28. Ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến chất lượng hạt lạc 123 Bảng 3.29. Ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến hàm lượng K và S trong thân lá 124 Bảng 3.30. Ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến hàm lượng K2O và S trong quả lạc 124 Bảng 3.31. Tình hình sinh trưởng của cây lạc vụ Đông xuân trên đất cát biển 127 Bảng 3.32. Mức độ nhiễm bệnh, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc trên đất cát biển 128 Bảng 3.33. Hàm lượng lipit và protein của hạt khi sử dụng phân bón K và S hợp lý . 130 Bảng 3.34. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng phân K và S hợp lý cho cây lạc trên đất cát biển 131 Bảng 3.35. Tính chất đất trước và sau khi sây dựng mô hình sử dụng phân K và S hợp lý cho cây lạc 131
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Mối tương quan giữa liều lượng phân K với chỉ số diện tích lá của cây lạc giai đoạn hình thành quả 69 Hình 3.2. Mối tương quan giữa liều lượng phân S với chỉ số diện tích lá của cây lạc giai đoạn hình thành quả 70 Hình 3.3. Mối tương quan giữa liều lượng phân K với sinh khối của cây lạc giai đoạn hình thành quả 74 Hình 3.4. Mối tương quan giữa liều lượng phân S với sinh khối của cây lạc giai đoạn hình thành quả 75 Hình 3.5. Mối tương quan giữa liều lượng phân K với năng suất lạc 85 Hình 3.6. Mối tương quan giữa liều lượng phân S với năng suất lạc 86 Hình 3.7. Mối tương quan giữa liều lượng phân K với hàm lượng protein trong hạt lạc 92 Hình 3.8. Mối tương quan giữa liều lượng phân S với hàm lượng protein trong hạt lạc 92 Hình 3.9. Mối tương quan giữa liều lượng phân K với hàm lượng lipit trong hạt lạc 93 Hình 3.10. Mối tương quan giữa liều lượng phân S với hàm lượng lipit trong hạt lạc 94
- 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bình Định là tỉnh thuộc vùng sinh thái duyên hải Nam Trung bộ, mang đậm nét khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có tổng diện tích là 606,6 nghìn ha nhưng đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 137,1 nghìn ha (chiếm 22,6% tổng diện tích đất tự nhiên) (Tổng cục thống kê, 2020) [59]. Theo phân loại đất Việt Nam, tại Bình Định có 8 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất cát có diện tích 13.283 ha và chiếm 9,7% diện tích đất sản xuất nông nghiệp (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung, 2005) [43]. Nhóm đất cát ở các tỉnh ven biển nói chung và Bình Định nói riêng cơ bản là cát; có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng cát mịn cao, sức chứa ẩm đồng ruộng chỉ khoảng từ 2,5 đến 12,5%, hàm lượng các chất tổng số thấp, các chất dễ tiêu nghèo nên khả năng giữ nước và dinh dưỡng là rất kém (Phan Liêu, 1981) [35]; đất cát biển có dung trọng thay đổi từ 1,4 - 1,7, tỷ trọng từ 2,6 - 2,7 và độ xốp biến động từ 35 - 45% [34]. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất và canh tác bền vững trên đất cát thì việc lựa chọn một trong những cây trồng họ đậu trong cơ cấu cây trồng hàng năm là rất cần thiết. Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế và mang tính hàng hóa cao, khả năng cải tạo đất rất tốt, yêu cầu đất trồng có thành phần cơ giới nhẹ và thích hợp với nhiều loại cơ cấu cây trồng khác nhau. Hạt lạc là loại hạt có dầu quan trọng, hàm lượng lipit 40 - 60%, protein thô 26 - 34%, gluxit 6 - 22%, xenlulô 2 - 4,5% (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. 2006) [40]. Đồng thời, nhờ các vi khuẩn nốt sần cộng sinh ở rễ và thành phần dinh dưỡng trong thân lá lạc cao đặc biệt là đạm (trong thành phần của thân lá lạc có 4,45% N, thân lá cây phân xanh có 3,30% N và phân chuồng có 1,80% N (Đường Hồng Dật, 2007) [17]. Trong những năm gần đây, do áp lực về diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tại Bình Định, phần lớn diện tích đất cát trồng cây lâm nghiệp và cây công nghiệp dài ngày đã và đang được thay thế bằng trồng cây nông nghiệp, trong đó lạc là cây trồng đã thể hiện rõ sự thích nghi và đang được người dân cũng như chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Do đó, diện tích lạc tại Bình Định trong những năm qua liên tục tăng từ 8.315 ha (năm 2010) lên 8.713 ha (năm 2015) và đến năm 2020 là 9.842 ha (Cục Thống kê Bình Định, 2017 và 2021) [12], [13]. Tuy nhiên, để sản xuất lạc trên đất cát tỉnh Bình Định có hiệu quả còn rất nhiều khó khăn như chế độ phân bón, nước tưới, giống, khoảng cách và mật độ trồng, biện pháp che phủ và giữ ẩm, . Để tăng năng suất cây trồng nói chung, bên cạnh nhân tố giống mới thì phân bón
- 2 có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng và năng suất cây trồng, đặc biệt là đối với cây lạc trồng trên đất cát biển. Tại tỉnh Bình Định, một trong những yếu tố phi sinh học hạn chế năng suất lạc là sử dụng liều lượng phân lân quá cao, mất cân đối giữa đạm với lân và giữa đạm với kali, chưa quan tâm đến vai trò của dinh dưỡng khoáng vi lượng (Hồ Huy Cường và cs. 2011) [14]. Đến nay, các công trình khoa học nghiên cứu về phân bón cho cây lạc đã và đang được quan tâm, nhưng các kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng K và S cho cây lạc trên đất cát biển vẫn còn hạn chế. Theo kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thiếu hụt dinh dưỡng đến năng suất lạc trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ thì không bón K năng suất lạc giảm từ 14,93 - 35,24%, không bón S năng suất lạc giảm từ 12,71 - 23,35%, trên đất cát trắng và cát xám tại tỉnh Bình Định (Đỗ Thành Nhân và cs. 2014) [41]. Đối với cây lạc, K và S có vai trò đặc biệt quan trọng, K xúc tiến quá trình quang hợp và sự phát triển của quả, tăng cường mô cơ giới, tăng tính chống đổ cho cây, tăng tính chịu hạn và chống chịu sâu bệnh. S có trong thành phần của các axit amin và là thành phần bắt buộc của protein, đồng thời S cũng tham gia vào hợp chất CoA - SH và có mặt trong một số vitamin. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình khoáng hóa và rửa trôi các chất vô cơ cũng như hữu cơ trong đất xảy ra mạnh, đặc biệt trên đất cát. Hàm lượng chất hữu cơ, tỷ lệ và thành phần khoáng sét giàu K và S trong đất cát rất thấp, dẫn đến hàm lượng K và S trong đất cát không cao và khả năng giữ hai nguyên tố này cũng rất kém. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, để mở rộng diện tích và tăng hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát việc thực hiện công trình: “Nghiên cứu bón phân kali và lưu huỳnh cho cây lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định” là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tế của sản xuất. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được ảnh hưởng của phân K và S đến cây lạc trên đất cát biển; từ đó đề xuất được biện pháp sử dụng phân K và S hợp lý nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được ảnh hưởng của việc không bón K và S đến sinh trưởng và khả năng tích lũy chất khô của cây lạc trên đất cát biển. - Đề xuất được liều lượng K và S hợp lý cho cây lạc trên đất cát biển nhằm đạt
- 3 năng suất, hiệu quả kinh tế cao và cải thiện hàm lượng K và S trên đất cát biển. - Đề xuất được dạng phân bón K và S hợp lý cho cây lạc trên đất cát biển nhằm đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao và cải thiện hàm lượng K và S trong đất cát biển. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả thu được của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp sử dụng phân K và S trong sản xuất lạc vừa đảm bảo được năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khoa học khác tại tỉnh Bình Định nói riêng và các tỉnh khác có điều kiện sinh thái tương tự. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá đúng được hiệu quả của phân bón K và S, xác định được liều lượng và loại phân K và S hợp lý cho cây lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định. Khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón K và S hợp lý cho cây lạc để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. - Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất lạc trên đất cát biển. 4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Xác định được K và S là một trong những yếu tố dinh dưỡng hạn chế đến sinh trưởng và phát triển của cây lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định; Kết quả nghiên cứu đã xác định được liều lượng K và S phù hợp cho năng suất và chất lượng lạc cao trên đất cát biển tỉnh Bình Định là (90 kg K2O + 30 kg S)/ha trên nền (8 tấn phân chuồng + 40 kg N + 90 kg P2O5 + 500 kg vôi bột)/ha; Kết quả nghiên cứu đã xác định được dạng phân bón K và S hiệu quả trong sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định là K2SO4.
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Vai trò của cây lạc trong hệ thống cây trồng Lạc thuộc nhóm cây công nghiệp ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng khoảng 4 tháng, giá trị kinh tế cao, yêu cầu điều kiện khí hậu và đất đai không khắt khe, có khả năng cải tạo đất rất tốt. Do đó, cây lạc có khả năng cho năng suất cao ở nhiều vùng sinh thái và là cây trồng được lựa chọn hàng đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ngoài khả năng trồng luân canh cây lạc cũng thích nghi tốt trong canh tác xen canh với một số cây trồng khác như mía, sắn, cây lâu năm . Hiện nay, tại Việt Nam lạc là cây trồng cho hiệu quả kinh tế khá cao, cao hơn rất nhiều so với trồng lúa và đặc biệt là trên đất lúa kém hiệu quả. Kết quả đánh giá hiệu quả của mô hình thâm canh lạc trên đất lúa kém hiệu quả tại Lào Cai, Lê Quốc Thanh và cs. (2019) [52] đã kết luận mô hình thâm canh lạc cho lãi thuần cao hơn sản xuất lúa là 20,31 triệu/ha/vụ, tỷ suất lợi nhuận cận biên đạt 2,2. Theo Lin (1990) [124] nghiên cứu công thức luân canh các cây trồng cạn với lúa tại Trung Quốc và Đài Loan cho thấy, khi đưa các cây họ đậu vào luân canh với lúa đã giúp cải thiện tính chất lý, hoá của đất một cách rõ rệt, làm thay đổi pH của đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ, cải tạo thành phần cơ giới, tăng lượng lân, kali dễ tiêu trong đất. Trên đất cát ven biển vùng duyên hải Nam Trung bộ, Hoàng Minh Tâm và cs. (2010) [48] đã xác định được cơ cấu cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất là lạc (Đông xuân) - vừng (Hè thu) - khoai lang (Thu đông); cơ cấu trồng lạc xen sắn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng sắn thuần và có hiệu quả tích cực trong việc giảm thoái hóa đất do người dân thường trồng độc canh cây sắn. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thanh Định và cs. (2019) [20] về hiệu kinh tế mô hình trồng sắn xen lạc tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã kết luận, trồng sắn xen lạc làm tăng năng suất của cả lạc và sắn, năng suất sắn đạt 23,13 tấn/ha và lạc đạt 4,19 tấn/ha, mô hình trồng sắn xen lạc có doanh thu 98,62 triệu đồng/ha và cao gấp 13 lần so với trồng sắn độc canh. Tác giả Nguyễn Thị Chinh và cs. (2002) [8] nghiên cứu phát triển vụ lạc thu đông ở các tỉnh phía Bắc đã kết luận, sản xuất lạc thu đông đã cho lợi nhuận thuần cao hơn một số cây trồng khác (khoai lang, ngô, đậu tương) từ 6,4 - 10,8 triệu đồng/ha/vụ. Kết quả nghiên cứu về hệ thống canh tác bền vững vùng Bảy Núi - An Giang của
- 5 Nguyễn Văn Minh và Trần Văn Khải (2011) [39] đã tìm ra được 6 hệ thống canh tác thích nghi và bền vững trong đó hệ thống canh tác lúa - lạc cho thu nhập biên (MRR = 2,08) và lãi (26,34 triệu đồng/ha) cao nhất. Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Linh (2005) [36] về lợi thế các loại cây trồng nông nghiệp trên đất cát biển vùng Cửa Lò, tỉnh Nghệ An đã kết luận, lạc là cây trồng có ưu thế và đạt năng suất bình quân cao hơn năng suất bình quân toàn tỉnh là 9,6%. Tóm lại, lạc thực sự là một cây trồng quan trọng của loài người, đặc biệt là ở các vùng sinh thái khó khăn. Cây lạc vừa cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả sản xuất cao, vừa là cây trồng cải tạo đất rất tốt. Đặc biệt, do thời gian sinh trưởng ngắn nên cây lạc phù hợp với nhiều cơ cấu cây trồng và hệ thống canh tác khác nhau. 1.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây lạc 1.1.2.1. Yêu cầu về đất đai Cây lạc không yêu cầu đất trồng phải có độ phì cao, nhưng đất trồng lạc phải luôn tơi và xốp để rễ có thể phát triển thuận lợi, đủ ôxy cho vi sinh vật cố định N hoạt động tốt, tia quả đâm xuống đất dễ dàng và dễ thu hoạch. Lạc là cây trồng lấy quả nhưng quả lạc từ khi hình thành cần phải có bóng tối và phải có một tác động cơ học cùng với bóng tối để quả phát triển. Do đó, đất trồng lạc một mặt cần cung cấp dinh dưỡng, một mặt cần phải có kết cấu phù hợp để quả phát triển. Theo Vũ Công Hậu và cs. (1995) [23], cấu tượng đất còn quan trọng hơn cả độ phì, đất có kết cấu mịn, nhiều sét không tốt khi trồng lạc nhờ nước trời vì khó thu hoạch, khi hạn kéo dài đất rắn lại, tia quả không đâm xuống đất được và quả không phát triển. Do vậy, tiêu chuẩn đầu tiên chọn đất trồng lạc là thành phần cơ giới đất, đất thích hợp cho trồng lạc là đất nhẹ, thành phần cát thô cát mịn nhiều hơn sét, dung trọng đất 1,1 - 1,35 (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. 1996) [40]. Theo York and Codwell (1951) [188] đất trồng lạc lý tưởng phải là đất thoát nước nhanh, có màu sáng, tơi xốp, phù sa pha cát, có đầy đủ canxi và một lượng chất hữu cơ vừa phải. Về mặt hóa tính đất, cây lạc có thể chịu được pH từ 4,5 - 9,0 nhưng pH đất thích hợp nhất cho cây lạc là đất hơi chua và gần trung tính (pH = 5,5 - 7,0). Trên đất có độ chua cao, không thích hợp với lạc quả to và việc cải tạo đất theo hướng nâng cao pH thích hợp là biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lạc quan trọng. 1.1.2.2. Yêu cầu về nhiệt độ Đối với cây trồng, nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hô hấp, vận chuyển và phân bố các chất đồng hóa trong cây, nhiệt độ còn là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sâm nhập dinh dưỡng khoáng vào cây, nhiệt độ ảnh hưởng đến cả hút khoáng chủ động và bị động. Trong giới hạn nhiệt độ nhất định thường
- 6 đến 35 - 400C thì với đa số cây trồng ở Việt Nam có tốc độ xâm nhập khoáng tăng theo nhiệt độ, tốc độ hút khoáng giảm và có thể bị ngừng khi nhiệt độ đạt trên 500C hoặc dưới 100C (Hoàng Minh Tấn và cs. 2006) [50]. Đối với cây lạc, nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn đến thời gian sinh trưởng của cây. Theo kết quả tổng hợp của Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. (1996) [40]: Nhiệt độ trung bình ngày thích hợp trong suốt chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lạc là 25 - 300C và cây lạc yêu cầu tổng tích ôn từ 2.600 - 4.8000C. Thời kỳ nảy mầm, nhiệt độ thích hợp từ 25 - 300C và cây lạc yêu cầu tổng tích ôn từ 250 - 3200C, ở nhiệt độ thấp sẽ kéo dài thời gian nảy mầm, ở nhiệt độ dưới 50C hoặc trên 540C hạt sẽ mất sức nẩy mầm. Trong thực tế sản xuất, nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm là 28 - 300C và cây lạc sẽ mọc sau gieo từ 5 - 7 ngày. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, nhiệt độ thích hợp 20 - 300C và tối thích là 250C, tổng tích ôn yêu cầu từ 700 - 1.0000C, ở nhiệt độ 30 - 350C sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng, ở nhiệt độ dưới 200C sẽ làm ức chế sinh trưởng và cản trở sự phân hóa mầm hoa. Nhiệt độ trung bình thích hợp nhất để cây lạc có thời gian sinh trưởng đến trước ra hoa từ 30 - 35 ngày là thích hợp nhất. Thời kỳ ra hoa và kết quả, nhiệt độ thích hợp 24 - 330C, ở nhiệt độ trên 340C sức sống của hạt phấn giảm dần, ở nhiệt độ dưới 200C tỷ lệ hoa hữu hiệu giảm. Thời kỳ chín, nhiệt độ thích hợp là 25 - 280C, ở nhiệt độ dưới 200C làm cản trở quá trình vận chuyển dinh dưỡng về hạt và xuống dưới 150C thì quá trình vận chuyển dừng lại. Điều kiện chênh lệch nhiệt độ ngày đêm có lợi cho quá trình tích lũy chất khô vào hạt là 8 - 100C (nhiệt độ ban ngày 280C và ban đêm 190C). 1.1.2.3. Yêu cầu về ánh sáng Ánh sáng là điều kiện ngoại cảnh cơ bản để cây trồng tiến hành quá trình quang hợp, tích lũy các hợp chất hữu cơ, bóng tối là yếu tố cảm ứng và có ý nghĩa quyết định cho sự ra hoa của cây trồng (Hoàng Minh Tấn và cs. 2006) [50]. Lạc thuộc nhóm cây ngày ngắn nhưng phản ứng rất yếu với quang chu kỳ. Tuy cây lạc ra hoa không phụ thuộc vào ngày dài hay ngày ngắn nhưng nụ hoa nở được và số lượng hoa nở thì phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng; đồng thời, khi trồng trong điều kiện ngày ngắn, cây lạc ra hoa chậm lại và nở ít hoa hơn khi trồng trong điều kiện ngày dài (Vũ Công Hậu và cs. 1995) [23]. Tại Việt Nam, các kết quả nghiên cứu của Bùi Huy Đáp, Nguyễn Công Danh đều cho thấy, thời gian sinh trưởng của cây lạc không phụ thuộc vào quang chu kỳ (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. 1996) [40].
- 7 Số giờ nắng/tháng đạt khoảng 200 giờ sẽ thuận lợi cho quá trình nở hoa, số giờ nắng/ngày thấp sẽ làm giảm số hoa nở và kéo dài thời gian ra hoa. Trong thời kỳ nở hoa, trong những ngày nắng hoa sẽ nở sớm (6 - 8 giờ sáng), nở tập trung và quá trình thụ phấn và thụ tinh cũng thuận lợi hơn so với những ngày không có nắng (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. 1996) [40]. 1.1.2.4. Yêu cầu về nước Đối với cây trồng, hàm lượng nước trong lá có liên quan trực tiếp đến sự đóng mở của khí khổng, hàm lượng nước trong lá đạt trạng thái bão hòa và thiếu bão hòa một ít (90 - 95%) thì quang hợp đạt cực đại, khi thiếu nước thì khí khổng đóng lại, sản phẩm quang hợp không được vận chuyển khỏi lá. Ngoài ra, nước còn ảnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng vận chuyển và phân bố các chất đồng hóa trong cây (Hoàng Minh Tấn và cs. 2006) [50]. Lạc là cây trồng cạn và có khả chịu hạn khá, nhưng nước vẫn là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạc. Theo Dunan Shufen (1998) [86], hạn ở thời kỳ gieo hạt sẽ làm cho lạc mọc không đều, nhưng hạn vào giai đoạn hình thành quả là nguy hiểm nhất, sau đó là giai đoạn giữa ra hoa, đậm tia, hình thành quả hạt. Độ ẩm đất thích hợp cho cây lạc sinh trưởng và phát triển lên khoảng 70 - 80% độ ẩm giới hạn đồng ruộng. Điểm khủng hoảng nước của cây lạc cũng nằm trong khoảng thời gian từ ra hoa rộ đến hình thành hạt (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. 1996) [40]. Theo Gillier (1968) tổng nhu cầu về nước trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc từ mọc đến thu hoạch là 450 - 700 mm (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. 1996) [40]. Tuy nhiên, nhu cầu nước của cây lạc sẽ thay đổi tùy thuộc vào giống, mùa vụ, khả năng giữ nước và thoát nước của đất, điều kiện canh tác. Theo John (1949) lượng mưa lý tưởng để trồng lạc có kết quả khoảng 80 - 120 mm trong những tháng trước vụ gieo, để dễ làm đất; khoảng 100 - 120 mm khi gieo; khoảng 200 mm từ khi bắt đầu ra hoa đến khi tia quả đâm xuống đất; khoảng 200 mm từ khi quả bắt đầu lớn đến khi quả chín (Vũ Công Hậu và cs. 1995) [23]. Kết quả trên cho thấy, điều kiện khí hậu nước ta nếu được bố trí thời vụ thích hợp thì sẽ rất thuận lợi để cây lạc sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Như vậy, để canh tác lạc có hiệu quả, điều kiện sinh thái thời vụ tại khu vực sản xuất cần có nhiệt độ từ 20 - 300C, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm ở thời kỳ chín từ 8 - 100C, số giờ nắng/tháng đạt khoảng 200 giờ, độ ẩm đất từ 70 - 80% độ ẩm giới hạn đồng ruộng, lượng mưa từ 450 - 700 mm/vụ, đất luôn tơi và xốp, đủ ôxy, pH đất từ 5,5 - 7. 1.1.3. Vai trò của K và S đối với cây lạc 1.1.3.1. Vai trò của K đối với cây lạc