Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_cac_yeu_to_to_chuc_quan_ly.pdf
Nội dung text: Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI LÊ TRỌNG TÙNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - Năm 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI LÊ TRỌNG TÙNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9.58.03.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TSKH. Nghiêm Văn Dĩnh Hà Nội - Năm 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH. Nghiêm Văn Dĩnh. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Nghiên cứu sinh Lê Trọng Tùng
- ii LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể Lãnh đạo Nhà trường, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Quản lý xây dựng và Bộ môn Kinh tế xây dựng - Trường Đại học Giao thông Vận tải đã tạo mọi điều kiện để nghiên cứu sinh được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lòng biết ơn đến GS.TSKH. Nghiêm Văn Dĩnh - Người hướng dẫn khoa học, Thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia đã nhiệt tình giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học trong và ngoài trường đã có những nhận xét, góp ý giúp nghiên cứu sinh hoàn thiện luận án. Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ sự biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, giúp đỡ, khích lệ và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình nghiên cứu sinh thực hiện luận án. Trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Lê Trọng Tùng
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤC BẢNG BIỂU viii DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ix MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5 1.1. Nghiên cứu các tiêu chí phản ánh và đo lường kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 5 1.1.1. Xác định các tiêu chí phản ánh kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 5 1.1.2. Đo lường kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 10 1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 16 1.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 16 1.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 25 1.3. Các kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan các công trình liên quan đến đề tài luận án và xác định khoảng trống nghiên cứu 28 1.3.1. Các kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan các công trình liên quan đến đề tài luận án 28 1.3.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu 29 1.4. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và khung nghiên cứu của đề tài 29 1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu 29 1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu 29 1.4.3. Khung nghiên cứu của đề tài 30 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 32 2.1. Khái niệm và các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 32 2.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 32
- iv 2.1.2. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 34 2.1.3. Các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 34 2.2. Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 36 2.2.1. Khái niệm và bản chất của tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 36 2.2.2. Mục tiêu và các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 39 2.2.3. Nội dung và hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam 44 2.2.4. Các yếu tố tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 46 2.3. Kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 50 2.3.1. Khái niệm kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 50 2.3.2. Các tiêu chí phản ánh kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 51 2.4. Cơ sở lý luận về mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 52 2.4.1. Đặc điểm của tổ chức dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 52 2.4.2. Mô hình hành vi tổ chức 54 2.4.3. Mô hình hành vi tổ chức dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 55 2.4.4. Phát triển giả thuyết nghiên cứu 57 2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 58 2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 58 2.5.2. Các biến trong mô hình và giả thuyết nghiên cứu 59 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM 64 3.1. Khái quát về phương pháp nghiên cứu và các bước nghiên cứu 64 3.1.1. Khái quát về phương pháp nghiên cứu 64
- v 3.1.2. Các bước nghiên cứu 65 3.2. Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ 66 3.2.1. Nghiên cứu định tính 66 3.2.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ 67 3.3. Các biến và thang đo trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam 68 3.3.1. Thang đo kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 68 3.3.2. Thang đo hành vi lập kế hoạch thực hiện dự án 70 3.3.3. Thang đo hành vi tổ chức thực hiện 73 3.3.4. Thang đo hành vi lãnh đạo quá trình thực hiện 76 3.3.5. Thang đo hành vi kiểm soát quá trình thực hiện 80 3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức 84 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu và phương pháp khảo sát 84 3.4.2. Phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu 84 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM 89 4.1. Đánh giá kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam 89 4.1.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 89 4.1.2. Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 92 4.1.3. Đánh giá kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 95 4.2. Kết quả chạy mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam và bàn luận 122 4.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 122 4.2.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo 126 4.2.3. Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) 128 4.2.4. Kết quả phân tích tương quan 131 4.2.5. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định mô hình nghiên cứu 132 4.2.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu 136
- vi 4.3. Các khuyến nghị nhằm cải thiện kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam 140 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI (ANOVA) PHỤ LỤC 4: TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT GTĐB GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
- vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á. Xây dựng – kinh doanh – chuyển BOT Build – Operate - Transfer giao. BT Build – Transfer Xây dựng – chuyển giao. CSHT GTĐB Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ GTNT Giao thông nông thôn GTVT Giao thông vận tải KCHTGT Kết cấu hạ tầng giao thông NSNN Ngân sách nhà nước OB Organization Behaviour Hành vi tổ chức Official Development ODA Hỗ trợ phát triển chính thức. Assistance PMI Project Management Institute Viện quản lý dự án Đầu tư theo hình thức đối tác công PPP Public Private Partnership tư QLDA Quản lý dự án SLOs Short Life Organizations Tổ chức vòng đời ngắn TPCP Trái phiếu chính phủ TVGS Tư vấn giám sát USD Đô la Mỹ WB World Bank Ngân hàng thế giới WBS Work Breakdown Structure Cấu trúc phân chia công việc XDCSHT Xây dựng cơ sở hạ tầng
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tổng hợp các tiêu chí phản ánh kết quả dự án 9 Bảng 1.2. Đo lường kết quả dự án xây dựng 15 Bảng 1.3: Các vấn đề tồn tại của dự án và phân loại 17 Bảng 1.4: Các yếu tố hàng đầu gây ra thất bại của dự án xây dựng 26 Bảng 1.5: Các chỉ tiêu đo lường hành vi tổ chức dự án 27 Bảng 3.1: Các bước nghiên cứu của luận án .65 Bảng 3.2: Hiệu chỉnh cách diễn đạt các biến quan sát 67 Bảng 3.3: Thang đo kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB 69 Bảng 3.4: Thang đo hành vi lập kế hoạch thực hiện dự án 70 Bảng 3.5: Thang đo hành vi tổ chức thực hiện 73 Bảng 3.6: Thang đo hành vi lãnh đạo quá trình thực hiện 76 Bảng 3.7: Thang đo hành vi kiểm soát quá trình thực hiện 80 Bảng 4.1: Chiều dài đường bộ Việt Nam tính đến năm 2020 90 Bảng 4.2. Hiệu quả kinh tế xã hội của một số dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB thực hiện trong giai đoạn 2015 – 2020 .95 Bảng 4.3: Đánh giá tiến độ thực hiện của một số dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB giai đoạn 2015 – 2020 .114 Bảng 4.4: Vốn đầu tư được quyết toán của một số dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB giai đoạn 2015 – 2020 118 Bảng 4.5: Mô tả mẫu nghiên cứu 123 Bảng 4.6: Phân tích mô tả chung dữ liệu công tác lập kế hoạch 124 Bảng 4.7: Phân tích mô tả chung dữ liệu công tác tổ chức thực hiện .125 Bảng 4.8: Phân tích mô tả chung dữ liệu công tác lãnh đạo quá trình thực hiện 125 Bảng 4.9: Phân tích mô tả chung dữ liệu công tác kiểm soát quá trình thực hiện 125 Bảng 4.10: Phân tích mô tả chung dữ liệu kết quả thực hiện .126 Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo các biến quan sát .127 Bảng 4.12: Kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai .128 Bảng 4.13: Kiểm tra sự khác biệt về các giá trị trung bình Robust Tests 129 Bảng 4.14: Kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai .129 Bảng 4.15: Phân tích phương sai ANOVA .130 Bảng 4.16: Thống kê kết quả phân tích phương sai (One - Way ANOVA) 130 Bảng 4.17: Phân tích tương quan 131 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định R2 và Durbin – Watson 132 Bảng 4.19: Kết quả kiểm định ANOVA .132 Bảng 4.20: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy .133
- ix DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1: Tam giác sắt của quản lý dự án 5 Hình 1.2: Chu trình hành vi – hiệu suất - kết quả (BPO) .6 Hình 1.3: Các cấp độ kết quả dự án 6 Hình 1.4: Mô hình dự án xuất sắc 8 Hình 1.5: Mô hình mô tả nhận thức con người: quá trình đánh giá kết quả dự án .10 Hình 1.6: KPIs cho dự án xây dựng 11 Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến biến động chi phí dự án xây dựng 23 Hình 2.1: Vòng đời dự án đầu tư xây dựng 35 Hình 2.2: Các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng CSHT GTĐB 36 Hình 2.3: Các mục tiêu của quản lý dự án đầu tư XDCSHT 40 Hình 2.4: Một hệ thống kiểm soát điển hình 49 Hình 2.5: Mối quan hệ giữa các chủ thể trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB 52 Hình 2.6: Mô hình hành vi tổ chức 55 Hình 2.7: Mô hình hành vi tổ chức dự án đầu tư xay dựng CSHT GTĐB 56 Hình 2.8: Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất 59 Hình 4.1: Biểu đồ phân phối dao động dư Histogram 135 Hình 4.2: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot 135 Hình 4.3: Biểu đồ phân tán Scatter Plot 136
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Giao thông vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Đây là cầu nối không gian kết nối các hoạt động kinh tế - xã hội giữa các vùng, các khu vực và các quốc gia trên toàn thế giới. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Trong hệ thống giao thông vận tải quốc gia thì cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ có vị trí trọng yếu. Hiện nay, nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường bộ là lớn nhất so với các phương thức vận tải khác. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ [19]. Thực hiện Quyết định số 355/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 2 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải (GTVT); trong thời gian qua Đảng, Nhà nước và cả xã hội đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển GTVT. Trong đó, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ (CSHT GTĐB) đã có bước phát triển mạnh mẽ theo hướng đồng bộ, hiện đại; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh; nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo; rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền. Tuy nhiên, bên cạnh sự sôi động và những mặt tích cực góp phần quan trọng cho sự phát triển đất nước, thì vẫn còn đang tồn tại những vấn đề liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB. Trong đó, nhiều dự án vi phạm nghiêm trọng về quản lý chất lượng, chậm tiến độ và gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư [4]. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều nước trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của các dự án đã được các chuyên gia và các nhà nghiên cứu đề cập, trong đó nguyên nhân quan trọng phải kể đến là hoạt động quản lý dự án. Theo Albert P.C. Chan et al. [53], hoạt động tổ chức quản lý là chìa khóa thành công của dự án. Để đảm bảo dự án đạt được các kết quả và mục tiêu đã đặt ra thì hoạt động tổ chức quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng. Có rất nhiều tiêu chí phản ánh "yếu tố tổ chức quản lý dự án", bao gồm: cơ cấu tổ chức dự án; nổ lực lập kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; lãnh đạo quá trình thực hiện; cơ chế giám sát và kiểm soát quá trình thực hiện; hệ thống thông tin liên lạc; cam kết của các bên tham gia; kinh nghiệm và thẩm quyền của người tham gia dự án [41],[15],[56], [57].
- 2 Bên cạnh đó, kết quả thực hiện dự án cũng được đánh giá ở nhiều góc độ và tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, theo truyền thống thì "chất lượng, tiến độ và chi phí" là ba tiêu chí phổ biến được dùng để đánh giá thành công của dự án nói chung và được gọi là "Tam giác sắt". Konchar và Sanvido [121] cũng đã chỉ ra đây là ba tiêu chí sử dụng để đo lường kết quả của dự án xây dựng được chấp nhận rộng rãi. Nghiên cứu hành vi tổ chức, cũng như mối liên hệ giữa hành vi với hiệu suất của tổ chức là một lĩnh vực đã được nhiều học giả trên thế giới cũng như trong nước đặc biệt quan tâm. Stephen P. Robbins và Timothy A. Judge [159] đã chỉ ra rằng: kết quả đầu ra của tổ chức là một phần kết quả của sự tương tác hành vi trong tổ chức. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu này phát biểu trong trường hợp tổ chức thực hiện dự án xây dựng CSHT GTĐB vẫn cần được hỗ trợ bởi các bằng chứng thực nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, nghiên cứu hành vi tổ chức vận dụng vào điều kiện tổ chức dự án trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB chưa được tiến hành nghiên cứu thực nghiệm. Nhằm mục đích nghiên cứu mối liên hệ giữa hành vi tổ chức quản lý dự án với kết quả thực hiện dự án; cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ bằng cả lý luận và thực tiễn, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam” để làm nội dung nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích nghiên cứu ❖ Mục đích nghiên cứu của luận án - Nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam; trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. ❖ Mục tiêu cụ thể của luận án - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về các yếu tố tổ chức quản lý và kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. - Xây dựng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ phù hợp với điều kiện Việt Nam. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam.
- 3 - Sử dụng kết quả nghiên cứu để đưa ra những khuyến nghị cho các bên liên quan đến hoạt động quản lý thực hiện dự án nhằm cải thiện kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý về ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB; trong đó các yếu tố tổ chức quản lý được xem xét theo 4 chức năng của quản lý, bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo quá trình thực hiện và kiểm soát quá trình thực hiện; kết quả thực hiện dự án được xem xét theo 3 tiêu chí quan trọng, phổ biến là: chất lượng, tiến độ và chi phí. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: luận án nghiên cứu các dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB ở ba miền: Bắc, Trung, Nam của Việt Nam. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: các dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu trong giai đoạn 2015 – 2020. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn chuyên gia và điều tra khảo sát thực hiện trong năm 2020 đối với các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu là phương pháp diễn dịch. Đó là phương pháp tư duy theo khuynh hướng từ tổng quát đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể, từ giả thuyết, tiền đề đến dẫn chứng và lập luận. Bằng phương pháp diễn dịch, tác giả sẽ dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước đã công bố trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dự án nói chung và kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB nói riêng để xác định rõ những nội dung có thể kế thừa, phát triển; cũng như những "khoảng trống tri thức" cần phải nghiên cứu, hình thành được khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất. Bên cạnh đó, phương pháp chuyên gia cũng được tác giả sử dụng cho việc nghiên cứu. Thông qua việc khảo sát, phỏng vấn và thảo luận với các chuyên gia - là những người đã và đang tham gia quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam, nhằm chứng minh cho các giả thuyết về mối liên hệ giữa các yếu tố tổ chức quản lý và kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB. Với sự tham vấn ý kiến của các chuyên gia sẽ giúp cho tác giả có được cái nhìn đa chiều về ảnh hưởng các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án; kiểm tra mức độ phù hợp và điều chỉnh thang đo cũng như mô hình nghiên cứu đề xuất, làm cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu.
- 4 Kết quả của nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và đề xuất được mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB phù hợp với điều kiện đặc thù tại Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Dữ liệu thu thập được từ việc khảo sát sẽ được phân tích thông qua các kỹ thuật phân tích định lượng theo các bước: phân tích thống kê mô tả; đánh giá độ tin cậy của thang đo; phân tích phương sai; phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ❖ Ý nghĩa khoa học: - Luận án hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận về các yếu tố tổ chức quản lý, cũng như các tiêu chí phản ánh kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB. - Luận án xây dựng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB một cách khoa học và phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. ❖ Ý nghĩa thực tiễn: - Luận án phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. - Luận án đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án được bố cục thành 04 chương: - Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. - Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và và các khuyến nghị nhằm cải thiện kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam.
- 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Khi tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, tác giả chia nội dung các công trình đã công bố trước đây ở trong và ngoài nước theo hai nhóm nội dung cơ bản như sau: - Nghiên cứu các tiêu chí phản ánh và đo lường kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố nói chung và các yếu tố tổ chức quản lý nói riêng đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB. 1.1. Nghiên cứu các tiêu chí phản ánh và đo lường kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 1.1.1. Xác định các tiêu chí phản ánh kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Kết quả thực hiện dự án có ý nghĩa rất quan trọng và liên quan trực tiếp đến việc đánh giá thành công hay thất bại của các dự án [108],[160]. Thành công của dự án phụ thuộc vào việc xác định rõ ràng cả về mặt kết quả hữu hình và kết quả vô hình của dự án [108]. Theo truyền thống thì "chi phí, tiến độ và chất lượng" là ba tiêu chí phổ biến dùng để đánh giá kết quả dự án và được gọi là "Tam giác sắt" (Hình 1.1) [158], [160]. Konchar và Sanvido (1998) cũng đã chỉ ra đây là ba tiêu chí sử dụng để đánh giá kết quả của dự án xây dựng được chấp nhận rộng rãi [121]. Chi phí Thời gian Chất lượng Hình 1.1: Tam giác sắt của quản lý dự án [158], [160]. Tuy nhiên, tiêu chí phản ánh kết quả dự án đã được phát triển mạnh mẽ bởi các công trình nghiên cứu khoa học trong nhiều thập kỷ qua. Liu and Walker [62] đã thiết lập chu trình hành vi – hiệu suất – kết quả (BPO- Behaviour Performance Outcome) trong ngành công nghiệp để xem xét cách thức xây dựng mục tiêu, đánh giá hiệu suất và đo lường kết quả (Hình 1.2). Đây là khuôn khổ được áp dụng để đánh giá kết quả dự án xây dựng thông qua việc xem xét tác động của hành vi và hiệu suất tổ chức dự án [62]. Liu [61] cho rằng: các hành vi (B) hoặc hành động dẫn đến hiệu suất (P) để tạo ra kết quả (O).
- 6 Hiệu suất Hành vi Kết quả (Hành vi hướng đến mục tiêu) Phản hồi Hình 1.2: Chu trình hành vi – hiệu suất - kết quả (BPO) [62] Theo Liu and Walker, để hiểu được cách đánh giá kết quả dự án, cần phải có khung mô hình hóa sự khác biệt giữa mục tiêu và hiệu suất của tổ chức dự án. Kết quả dự án phải được xác định dựa trên cấu trúc lý thuyết của các mục tiêu dẫn đến các loại hành vi tổng hợp thành hiệu suất; sự khác biệt giữa mức mục tiêu (mức được đặt ra) và mức hiệu suất (mức đạt được) cung cấp cơ sở để đánh giá kết quả của dự án. Theo nhóm tác giả, kết quả dự án có 2 cấp độ (Hình 1.3): Hành vi Hiệu suất Phản hồi Kết quả Cấp độ 2: Cấp độ 1: Sự hài lòng Mục tiêu đạt được. Hình 1.3: Các cấp độ kết quả dự án [62] - Cấp độ 1: Kết quả dự án được thể hiện thông qua việc đạt được các mục tiêu của dự án, bao gồm: chất lượng, tiến độ và chi phí. - Cấp độ 2: Kết quả của dự án là sự hài lòng của các bên tham gia. Yan Ning [178] lại cho rằng, ngoài chi phí, thời gian và chất lượng, kết quả của dự án xây dựng công cộng còn được đánh giá thông qua tiêu chí sự hài lòng của khách hàng và chất lượng mối quan hệ giữa các bên vào cuối dự án. Yongjian Ke et al. [179] đã xem xét kết quả dự án từ quan điểm triển khai dự án và cấp độ tổ chức. Theo quan điểm triển khai dự án thì 3 tiêu chí chính để phản ánh kết
- 7 quả của dự án đó là chi phi phí, thời gian và chất lượng (tức là dự án hoàn thành trong ngân sách, đúng thời hạn và đạt đến mức chất lượng chấp nhận được). Xét ở cấp độ tổ chức thì kết quả dự án được thể hiện thông qua chất lượng của các mối quan hệ, bao gồm: sự hài hòa giữa các bên trong quá trình thực hiện dự án; mối quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu; giữa nhà thầu và nhà tư vấn; giữa chủ đầu tư và nhà tư vấn ở cuối dự án. Tuy nhiên, trong nghiên cứu về ảnh hưởng của mối quan hệ hợp đồng giữa các bên đến kết quả dự án xây dựng công cộng tại Trung Quốc, Yongjian Ke et al.[180] lại chỉ ra rằng các tiêu chí phản ánh kết quả dự án bao gồm: 3 tiêu chí kết quả truyền thống (hoàn thành trong ngân sách, đúng hạn và đạt đến mức chất lượng chấp nhận được) và sự hài lòng của khách hàng. Khi nghiên cứu đánh giá tác động của việc ra quyết định ở quá trình thi công đến kết quả dự án xây dựng giao thông, Amalia [145] cho rằng: giai đoạn thực hiện dự án là giai đoạn mà các quyết định đưa ra đều có liên quan đến chi phí dự án (ngân sách), thời gian thi công (tiến độ) và chất lượng (được mô tả theo hợp đồng là các thông số kỹ thuật). Ba thuộc tính này (chi phí, tiến độ và chất lượng) được gọi là tam giác "vàng" hay "sắt" trong quản lý dự án và là 3 tiêu chí phản ánh kết quả ở giai đoạn thực hiện dự án. Ở giai đoạn vận hành dự án, kết quả dự án được thể hiện thông qua 3 tiêu chí: chi phí vận hành và bảo trì, thời gian hoạt động và sự hài lòng của người sử dụng. Trong một nổ lực nhằm xây dựng hệ thống kiểm soát để cải thiện kết quả dự án xây dựng và phát triển mô hình dự báo kết quả dự án dựa trên hệ thống kiểm soát, Ling et al. [88] cho rằng kết quả dự án xây dựng được thể hiện ở nhiều mặt. Tuy nhiên, các tiêu chí phản ánh kết quả của dự án xây dựng được chấp nhận rộng rãi là chi phí (hoàn thành trong ngân sách), tiến độ (đúng hạn) và chất lượng (đạt đến mức chất lượng chấp nhận được). Theo Robert F. Cox et al.[150], ngoài chi phí, tiến độ, chất lượng thì trong tiêu chí chung để phản ánh kết quả dự án xây dựng còn có thêm tiêu chí về an toàn. Năm 2003, Westerveld [174] đã xây dựng mô hình dự án xuất sắc (Hình 1.4), đây là hướng triển vọng nhất trong việc đạt được các mục tiêu của dự án. Mô hình dự án xuất sắc được tác giả xây dựng dựa trên mô hình tổ chức quản lý chất lượng nền tảng châu Âu – EFQM (European Foundation of Quality Management). Nội dung của mô hình dự án xuất sắc gồm có 2 khu vực: khu vực tổ chức và khu vực kết quả. Đặc biệt là trong khu vực kết quả, tác giả cũng đã chỉ ra rằng kết quả của dự án (theo phạm vi hẹp) bao gồm: chi phí, tiến độ và chất lượng.
- 8 TỔ CHỨC KẾT QUẢ Rộng Hẹp Hẹp Rộng Lãnh Chính sách Quản lý Các kết Khách hàng đạo và chiến dự án: quả dự và lược - Kế hoạch án: Nhân viên đội - Ngân - Tiến độ dự án ngũ Quản lý các sách - Chi phí - Tổ chức - Chất bên liên Đối tác ký - Thông lượng. quan hợp đồng tin - Rủi ro Nguồn lực - Chất Người sử dụng lượng. Hợp đồng Các bên liên quan Phản hồi Hình 1.4: Mô hình dự án xuất sắc [174] Florence Yean Yng Ling and Thi Thuy Dung Bui [87] đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dự án xây dựng tại Việt Nam, các tác giả chỉ ra rằng: kết quả của dự án được thể hiện ở nhiều mặt, tuy nhiên qua phân tích các nghiên cứu trước đây thì có 6 tiêu chí được nhóm tác giả lựa chọn để phản ánh kết quả dự án xây dựng tại Việt Nam đó là: chi phí, tiến độ, chất lượng, sự hài lòng của chủ đầu tư, sự hài lòng của công chúng và lợi nhuận. Đồng quan điểm này, Florence Yean Yng Ling and Hoang Nga Tran [85] trong một nghiên cứu nhằm khám phá những điều không mong muốn ở thực tiễn quản lý dự án và đánh giá kết quả của các dự án xây dựng tại Việt Nam, nhóm tác giả cũng đã chỉ ra 6 tiêu chí phản ánh kết quả dự án xây dựng như trên. Nhằm đề xuất các giải pháp để cải thiện kết quả dự án xây dựng tại Việt Nam, nhóm tác giả Florence Yean Yng Ling and Mai Bich Tram Hien [86] đã có nghiên cứu: Thúc đẩy kết quả dự án thông qua liên kết mục tiêu – trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam. Kết quả dự án xây dựng được sử dụng trong nghiên cứu là biến phụ thuộc bao gồm 4 tiêu chí: chi phí, tiến độ, chất lượng và sự hài lòng của khách hàng.
- 9 Từ việc xem xét và phân tích các tài liệu nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy một khuôn khổ các tiêu chí phản ánh kết quả của dự án được trình bày như Bảng 1.1 dưới đây. Bảng 1.1: Tổng hợp các tiêu chí phản ánh kết quả dự án Tiêu chí phản ánh kết quả dự án Tác giả Konchar and Sanvido (1998); Stamatia Kylindri et al. (2012); Sumesh Sudheer Babu et al. (2015); Liu and Walker (1998); Chi phí, tiến độ, chất lượng. Yan Ning (2014); Yongjian Ke et al. (2015); Amalia (2009); Ling et al.(2013); Robert F. Cox et al. (2003); Westerveld (2003); Florence Yean Yng Ling and Thi Thuy Dung Bui (2010); Florence Yean Yng Ling and Hoang Nga Tran (2012); Florence Yean Yng Ling and Mai Bich Tram Hien (2014). An toàn Robert F. Cox et al. (2003). Chất lượng mối quan hệ giữa các bên. Yan Ning (2014); Yongjian Ke et al. (2015); Chi phí vận hành và bảo trì, thời gian Amalia (2009); hoạt động và sự hài lòng của người sử dụng. Westerveld (2003); Florence Yean Yng Sự hài lòng của chủ sở hữu. Ling and Thi Thuy Dung Bui (2010); Florence Yean Yng Ling and Hoang Nga Tran (2012). Yan Ning (2014); Yongjian Ke et al. (2013); Westerveld (2003); Florence Yean Sự hài lòng của khách hàng. Yng Ling and Mai Bich Tram Hien (2014). Liu and Walker (1998); Westerveld (2003); Sự hài lòng của các bên liên quan. Florence Yean Yng Ling and Thi Thuy Sự hài lòng của cộng đồng. Dung Bui (2010); Florence Yean Yng Ling and Hoang Nga Tran (2012). Florence Yean Yng Ling and Thi Thuy Lợi nhuận. Dung Bui (2010); Florence Yean Yng Ling and Hoang Nga Tran (2012). Nguồn: tác giả tự tổng hợp.