Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

pdf 179 trang vuhoa 23/08/2022 7700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_doanh_nghiep_duoc_p.pdf

Nội dung text: Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

  1. NGUY BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG Ễ N QUANGN HƯNG NGUYỄN QUANG HƯNG LU Ậ N N ÁN TI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM VIỆT NAM Ế N SĨN KINH T TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ế LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà N Hà ộ i - Năm 2022 Hà Nội - Năm 2022
  2. BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN QUANG HƯNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.31.01.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: TS. Trần Kim Hào 2: TS. Hoàng Xuân Hòa Hà Nội - Năm 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, dưới sự hướng dẫn khoa học của các thầy hướng dẫn, các nhà khoa học trong và ngoài Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Thông tin, số liệu sử dụng trong luận án là trung thực và được trích dẫn rõ nguồn gốc. Kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được sử dụng để bảo vệ lấy một học vị hoặc một đề tài nào khác. Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Quang Hưng
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện công trình nghiên cứu, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình của các Thầy, Cô, bạn bè đồng nghiệp và các đơn vị liên quan đến quá trình nghiên cứu Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và các cơ quan hữu quan đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai giáo viên hướng dẫn là TS. Trần Kim Hào và TS. Hoàng Xuân Hòa, các thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn đến các Thầy, Cô, cán bộ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Tổ bộ môn Quản lý kinh tế và các cán bộ Trung tâm tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng bảo vệ chuyên đề, bảo vệ luận án và thầy cô là phản biện độc lập đã dành thời gian quý báu để đọc và định hướng nhiều nội dung giúp tôi hoàn thiện luận án. Tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình đã luôn tin tưởng, ủng hộ, động viên, khích lệ tôi trên con đường học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2022 Nghiên cứu sinh Nguyễn Quang Hưng
  5. i MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH viii MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 6 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 12 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu 18 1.2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 19 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 19 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu 19 1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 1.2.4. Cách tiếp cận và khung phân tích 21 1.2.5. Phương pháp nghiên cứu 23 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 27 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM 27 2.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp dược phẩm 27 2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp dược phẩm 27
  6. ii 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 29 2.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm 29 2.2.2. Biểu hiện năng lực cạnh tranh và phương thức nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm 30 2.2.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm trong điều kiện hội nhập quốc tế 34 2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM 35 2.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 35 2.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 36 2.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 41 2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dược phẩm 41 2.4.2. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp dược phẩm trên thế giới về nâng cao năng lực cạnh tranh 44 2.4.3. Bài học cho nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam 47 Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 50 3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM VIỆT NAM 50 3.1.1. Lược sử hình thành doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam 50 3.1.2. Số lượng doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam 51 3.1.3. Sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam 55
  7. iii 3.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 55 3.2.1. Năng lực chiếm lĩnh và mở rộng thị trường 55 3.2.2. Năng lực tối ưu hóa đặc tính sản phẩm 65 3.2.3. Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 71 3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM VIỆT NAM 76 3.3.1. Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp 76 3.3.2. Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 88 3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 107 3.4.1. Những kết quả đạt được 107 3.4.2. Những hạn chế, yếu kém 110 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém 112 Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 116 4.1. BỐI CẢNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 116 4.1.1. Bối cảnh liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế 116 4.1.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế 122
  8. iv 4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM VIỆT NAM THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 131 4.2.1. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam 131 4.2.2. Nhóm giải pháp đối với Nhà nước 135 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO 145 CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN ĐẾN LUẬN ÁN 152 PHỤ LỤC 153
  9. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of ASEAN Southeast Asian Nation) ASEM Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (Asia-Europe Meeting) Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Central CIEM Institute for Economic Management) ĐHĐCĐ Đại Hội đồng Cổ đông DNDP Doanh nghiệp dược phẩm DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa EU Liên minh châu Âu (European Union) FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) FTA Hiệp định Thương mại tự do (Free Trade Agreement) Thực hành tốt phân phối thuốc (Good Distribution GDP Practice) Hệ thống an toàn phòng thí nghiệm (Good Laboratory GLP Practice) GMP Thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practice) Thực hành tốt quản lý nhà thuốc (Good Pharmacy GPP Practice) GSP Thực hành tốt bảo quản thuốc (Good Storage Practice) HĐQT Hội đồng quản trị
  10. vi HNQT Hội nhập quốc tế HQKD Hiệu quả kinh doanh LTCT Lợi thế cạnh tranh NLCT Năng lực cạnh tranh Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (Organization for OECD Economic Cooperation and Development) R&D Nghiên cứu và phát triển (Research and Development) ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets) ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity) ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Return On Sales) Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (United UNIDO Nations Industrial Development Organization) VN Việt Nam WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Heath Organization) WTO Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization)
  11. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Danh sách doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam được chọn để thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu 24 Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam phân theo số cơ sở đạt chuẩn GMP năm 2021 53 Bảng 3.2. Một số doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm đạt cao năm 2019 58 Bảng 3.3. Bảng tổng hợp giá trị trúng thầu thuốc năm 2020 của các cơ sở y tế thực hiện theo thông tư 15/2019/TT-BYT 59 Bảng 3.4. Một số doanh nghiệp xuất khẩu dược phẩm đạt cao năm 2019 63 Bảng 3.5. Danh sách công ty đạt chứng nhận EU-GMP, Japan-GMP thời điểm 13 tháng 7/2021 66 Bảng 3.6: Số lượng sản phẩm thuốc trong nước được công nhận tương đương sinh học giai đoạn 2012 - 2021 67 Bảng 3.7: Sản phẩm tiêu biểu của công ty dược phẩm Việt Nam sản xuất 69 Bảng 3.8: Một số chí tiêu tài chính của doanh nghiệp sản thuốc hóa dược, dược liệu 72 Bảng 3.9: Tổng hợp nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP đến 13 tháng 7 năm 2021 81 Bảng 3.10: Năng lực thiết bị công nghệ điển hình của một số DNDP 82 Bảng 3.11: Năng lực nguồn nhân lực của một số DNDP Việt Nam 86 Bảng 3.12. Nhóm 5 doanh nghiệp nước ngoài có doanh thu (trúng thầu thuốc) lớn nhất tại Việt Nam năm 2020 89 Bảng 3.13: Một số văn bản pháp luật quy định về dược phẩm 92 Bảng 3.14: Nhân lực dược trong ngành y tế 99 Bảng 3.15: Nhận định về chiều hướng ảnh hưởng của các cam kết quốc tế đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam (%) 107
  12. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Khung phân tích năng ựl c cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm 22 Hình 3.1. Số doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam có hoạt động sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 52 Hình 3.2: Số lượng doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam có chứng nhận nguyên tắc GMP giai đoạn 2015 – 2021 54 Hình 3.3. Doanh thu thuần của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam có hoạt động sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 56 Hình 3.4: Kim ngạch nhập khẩu dược phẩm vào Việt Nam (triệu USD) 57 Hình 3.5: Kim ngạch xuất khẩu dược phẩm của Việt Nam (triệu USD) 62 Hình 3.6: Ý kiến đánh giá của cán bộ, chuyên gia và doanh nghiệp về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam 64 Hình 3.7. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của các doanh nghiệp trong một số ngành kinh tế 73 Hình 3.8: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các doanh nghiệp trong một số ngành kinh tế 74 Hình 3.9. Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược của Việt Nam 76 Hình 3.10: Ý kiến của đối tượng điều tra về mức độ ảnh hưởng của yếu tố quản trị doanh nghiệp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược 78 Hình 3.11: Doanh nghiệp sản xuất thuốc, hóa dược, dược liệu theo quy mô vốn thời điểm 31/12/2019 79 Hình 3.12. Vốn sản xuất kinh doanh và giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp dược phẩm 80
  13. ix Hình 3.13: Ý kiến của đối tượng điều tra về mức độ ảnh hưởng của yếu tố nguồn lực tài chính ếđ n năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược 81 Hình 3.14: Quy mô lao động trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc, hóa dược, dược liệu 84 Hình 3.15: Quy mô doanh nghiệp dược phẩm theo lao động năm 2019 85 Hình 3.16: Ý kiến của đối tượng điều tra về mức độ ảnh hưởng của yếu tố nguồn nhân lực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược 87 Hình 3.17: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (%) theo các quốc gia 90 Hình 3.18: Thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam và một số quốc gia có nhiều công ty dược nhập khẩu vào Việt Nam 91 Hình 3.19: Ý kiến của đối tượng điều tra về ảnh hưởng của vai trò tạo dựng hành lang pháp lý đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược 95 Hình 3.20: Ý kiến của đối tượng điều tra về ảnh hưởng của vai trò tạo tiền đề cho pháp triển đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược 101
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận án Sức khỏe của người dân luôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Tại nước ta, mục tiêu chăm sóc sức khoẻ Nhân dân được thể hiện xuyên suốt trong đường lối xây dựng và phát triển đất nước, gần đây tại Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ra Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 (Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới). Quan điểm cơ bản của Nghị quyết được khái quát như sau: (i) Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội. (ii) Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân là đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách và có cơ chế, chính sách huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân. (iii) Phát triển nền y học Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, gắn kết y học cổ truyền với y học hiện đại. Phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế. Gần đây trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng nêu quan điểm “Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân là một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng”. Chiến lược 10 năm 2021- 2030, trong lĩnh vực y tế các yêu cầu được nêu lại từ Đại hội XII như: Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế. Văn kiện Đại hội XIII bổ sung và làm mới thêm các yêu cầu như: đào tạo, nâng cao năng lực và tổ chức quản trị chuyên nghiệp các cơ sở y tế; khuyến khích phương thức đối tác công - tư, đầu tư tư nhân, cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu; thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, phấn đấu tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên 95% dân số; phát triển y học cổ truyền gắn với y học hiện đại; nâng cao năng lực nghiên cứu, chủ động sản xuất vaccine, thuốc sáng chế. Ngành dược phẩm với vai trò là hậu cần của ngành y tế, có nhiệm vụ cung ứng kịp thời và đầy đủ sản phẩm thuốc có chất lượng cao, đảm bảo việc phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân hiệu quả. Hơn nữa, ngày nay tình trạng dịch
  15. 2 bệnh gia tăng do ô nhiễm môi trường, do con người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, nhiều bệnh mới xuất hiện nên việc nghiên cứu và sản xuất dược phẩm mới trở nên rất cấp thiết, vì vậy vai trò của ngành dược càng trở nên quan trọng. Đồng thời với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, ngành dược phẩm cũng là ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển với hàm lượng khoa học - công nghệ cao, đóng góp tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo Tổng cục thống kê (2020), Việt Nam có quy mô dân số 97 triệu đứng thứ 13 thế giới và dự báo sẽ đạt 100 triệu người vào năm 2025 với cơ cấu chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ lệ dân số có nhu cầu sử dụng thuốc. Khi dân số càng tăng nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng cao, dân trí được cải thiện, nhu cầu sử dụng thuốc của người dân sẽ ngày càng lớn. Chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tại Việt Nam đã tăng dần từ 9,8 USD trong năm 2005 lên đến 22,2 USD trong năm 2010 và con số này tăng gần gấp đôi vào năm 2015 (37,9 USD). Mức tăng trưởng trung bình trong chi tiêu dành cho thuốc hàng năm đạt 14,6% trong giai đoạn 2010-2015 và duy trì ở mức tăng ít nhất 14%/năm cho tới năm 2025, chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại Việt Nam được dự báo tăng lên 163 USD trong năm 2025 (Dong A securities, 2019). Việt Nam được đánh giá là thị trường nhiều tiềm năng đối với ngành công nghiệp dược phẩm. Tốc độ tăng trưởng của thị trường dược phẩm hàng năm hiện đứng hàng đầu châu Á và thuộc nhóm tăng trưởng cao trên thế giới. Chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khỏe toàn dân sẽ là yếu tố then chốt tiếp tục làm gia tăng nhu cầu dược phẩm. Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam đã có bước tiến khá nhanh với những kết quả quan trọng. Theo số liệu của Cục Quản lý dược (2021) và tính toán của tác giả, từ năm 1999 cả nước chỉ có 2 doanh nghiệp dược phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn GMP, đến 13 tháng 7 năm 2021 đã có 172 doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam với 237 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP. Việt Nam đã sản xuất được một số thuốc đòi hỏi trình độ công nghệ cao, đặc biệt đã sản xuất được một số loại vắc xin trong. Hiện đã có nhiều sản phẩm dược phẩm do các doanh nghiệp trong nước tự nghiên cứu, sản xuất.
  16. 3 Điều này bước đầu tạo dựng được uy tín, thương hiệu tại thị trường trong nước khá vững chắc và đáp ứng các tiêu chuẩn để xuất khẩu ra một số quốc gia trên thế giới. Nhiều tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài lựa chọn Việt Nam để đầu tư với một số dự án quy mô lớn, đóng góp tích cực vào phát triển của ngành dược phẩm thời gian qua. Theo xếp hạng của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) thì công nghiệp dược phẩm của Việt Nam đang dừng lại ở gần mức độ 3 theo thang phân loại 5 mức phát triển, nghĩa là thuộc nhóm nước có nền công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập (Ban kinh tế Trung ương, 2017). Dược phẩm sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được dưới 50% nhu cầu nội địa và phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu làm thuốc, quy mô canh tác vùng cây dược liệu mới chỉ đáp ứng chưa tới 30% nhu cầu nguyên liệu sản xuất dược phẩm trong nước. Chính phủ đã có những nỗ lực định hướng phát triển và ban hành nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho dược phẩm sản xuất trong nước, nhưng người tiêu dùng vẫn chưa đặt nhiều niềm tin vào dược phẩm nội địa. Sản xuất dược phẩm trong nước hiện chỉ mới đáp ứng chưa đến một nửa nhu cầu tiêu dùng thuốc tại Việt Nam, phần còn lại đến từ nguồn nhập khẩu từ các nước như Pháp, Ấn Độ, Đức, Hàn Quốc, Ý, Anh là những nước xuất khẩu thuốc lớn nhất vào Việt Nam. Bên cạnh sự cạnh tranh khốc liệt với dược phẩm nhập khẩu, các doanh nghiệp dược phẩm trong nước phải cạnh tranh với nhau trên thị trường nội địa với các dòng sản phẩm có cùng công dụng và hiệu quả điều trị, cùng với đó là việc các tập đoàn dược phẩm nước ngoài đang từng bước thâm nhập vào khâu sản xuất tại Việt Nam. Các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đứng trước nguy cơ bị thâu tóm bởi các tập đoàn dược phẩm nước ngoài để tận dụng giấy phép sản xuất có sẵn nhằm chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam. Quá trình hội nhập quốc tế của nước ta trong 10 năm gần đây đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam có nhiều cam kết mở cửa thị trường, trong đó có thị trường dược phẩm, điều đó mang lại nhiều cơ hội mới nhưng kèm theo đó là các thách thức không nhỏ mà các các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam phải đối mặt. Để tận dụng các cơ hội, vượt qua thách thức, yêu cầu cấp bách hiện nay của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam là phải nâng cao năng lực cạnh
  17. 4 tranh để từ đó xây dựng các yếu tố nền tảng nhằm phát triển bền vững trước các thay đổi và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Xuất phát từ những lý do này, việc chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” là rất cần thiết và có ý nghĩa. 2. Những điểm mới của luận án 2.1. Về lý luận - Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh, nội dung và phương thức nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm trong điều kiện hội nhập quốc tế. - Xác định rõ các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm trong điều kiện hội nhập quốc tế. 2.2. Về thực tiễn - Phân tích rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam. - Phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam. - Đóng góp một số định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. 3. Kết cấu của luận án Chương 1, tổng quan các công trình đã công bố về năng lực cạnh tranh, các nghiên cứu về chính sách kinh tế của nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao NLCT qua đó xác định các vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu và xác định phương hướng nghiên cứu của luận án Chương 2, làm nổi bật cơ sở lý luận về nâng cao NLCT của doanh nghiệp dược phẩm trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó (i) làm rõ các khái
  18. 5 niệm về Doanh nghiệp dược phẩm VN, Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam; (ii) xác định các tiêu chí đánh giá, các ếy u tố ảnh hưởng tới NLCT của DNDP Việt Nam; (iii) tổng kết kinh nghiệm quốc tế của các chính phủ, của DNDP nước ngoài trong việc nâng cao NLCT từ đó xác định rõ các nội dung và phương thức nâng cao NLCT của DNDP Việt Nam trong điều kiện HNQT. Chương 3, khái quát chung quá trình phát triển của Doanh nghiệp dược phẩm VN, tóm lược thực trạng chung về NLCT của DNDP Việt Nam trong điều kiện HNQT qua đó phân tích, đánh giá và chỉ ra những hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong việc nâng cao NLCT của DNDP Việt Nam trong điều kiện HNQT. Chương 4, Dự báo các bối cảnh quốc tế và bối cảnh trong nước có thể tác động tới nâng cao NLCT của DNDP Việt Nam, phân tích ma trận SWOT để xác định phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược Việt Nam trong giai đoạn tới, từ đó kiến nghị các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNDP Việt Nam đến năm 2030.
  19. 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh Lý thuyết năm lực lượng cạnh tranh ngành: Michael E. Porter (1980) trong cuốn “Competitive Strategy” đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích về năng lực cạnh tranh. Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh gồm: (1) đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp; (2) đối thủ mới tiềm năng; (3) sản phẩm thay thế; (4) quyền lực của nhà cung cấp; (5) quyền lực của người mua sẽ tác động đến khả năng sinh lời và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Michael E. Porter đã chỉ ra rằng năm lực lượng này càng mạnh càng hạn chế khả năng của các công ty hiện tại trong việc gia tăng lợi nhuận. Mỗi lực lượng cạnh tranh có thể được xem như là một đe dọa vì nó sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Sức mạnh của từng lực lượng có thể thay đổi theo thời gian và môi trường kinh doanh. Sự kết hợp giữa các lực lượng cạnh tranh trong ngành sẽ quyết định mức độ hấp dẫn của ngành và lợi nhuận tiềm năng của một ngành. Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ có thể sử dụng mô hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động. Mô hình Porter’s Five Forces được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để công ty duy trì hay tăng lợi nhuận. Các công ty thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không. Tuy nhiên, vì
  20. 7 môi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên mô hình này còn được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định. Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: sức mạnh nhà cung cấp, nguy cơ thay thế, các rào cản gia nhập, sức mạnh khách hàng, mức độ cạnh tranh. Lý thuyết về chuỗi giá trị của doanh nghiệp (Value Chain): Michael E. Porter (1985) trong cuốn sách “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance” đã giới thiệu mô hình chuỗi giá trị (Value Chain) để phân tích và giải thích rõ nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh từ các nhân tố bên trong doanh nghiệp. Ông chỉ ra rằng lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm trong các hoạt động của mỗi công ty, nó còn nằm trong cách các hoạt động liên quan với nhau. Chuỗi giá trị bao gồm 3 thành phần: các hoạt động chính, các hoạt động hỗ trợ và lợi nhuận. Dưới đây là nội dung cơ bản của các thành phần trong chuỗi giá trị. Hoạt động chính: liên quan trực tiếp đến việc tạo ra giá trị cho sản phẩm bao gồm: (1) Hậu cần đầu vào: nhận hàng, vận chuyển, lưu trữ nguyên liệu đầu vào; (2) Sản xuất: sản xuất tạo ra sản phẩm; (3) Hậu cần đầu ra: vận chuyển sản phẩm hoàn chỉnh, lưu giữ trong các kho bãi; (4). Tiếp thị và bán hàng: giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm; (5) Dịch vụ: bảo hành, sửa chữa, hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm. Hoạt động hỗ trợ: là các hoạt động song song với hoạt động chính, hỗ trợ cho việc tạo ra sản phẩm, bao gồm: (1) Mua hàng: mua máy móc thiết bị và nguyên liệu đầu vào; (2) Phát triển công nghệ: cải tiến sản phẩm, quy trình sản xuất; (3) Quản lý nguồn nhân lực: tuyển dụng, đào tạo, phát triển và đãi ngộ nhân viên trong quá trình sản xuất; (4) Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp: quản lý, tài chính, kế toán, pháp lý Lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Trong mô hình chuỗi giá trị, doanh thu là giá trị bán ra của các hàng hóa và các giá trị này được tạo ra thông qua các hoạt động được thể hiện trên mô hình về chuỗi giá trị. Chi phí là các tiêu hao để thực hiện các hoạt động trên.
  21. 8 Mô hình chuỗi giá trị đã chỉ ra cách thức tạo ra giá trị sản phẩm của một doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các hoạt động trong doanh nghiệp. Mô hình cũng cho thấy các hoạt động gián tiếp cũng tham gia vào quá trình tạo ra giá trị cho sản phẩm bên cạnh các hoạt động trực tiếp. Ngoài ra, mô hình còn là cơ sở để các nhà quản trị đánh giá xem xét để đưa ra các quyết định về thuê các đơn vị bên ngoài thực hiện một số các hoạt động trong chuỗi giá trị. Michael E. Porter cũng chỉ ra hai cách cơ bản để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: giảm chi phí và khác biệt hóa. Muốn nâng cao được lợi thế cạnh tranh bền vững, bên cạnh việc tập trung cải thiện hiệu quả hoạt động nội bộ, doanh nghiệp cần có “Định vị chiến lược”, nghĩa là thực hiện các hoạt động trong chuỗi giá trị theo một cách khác hoặc thực hiện những hành động khác so với đối thủ cạnh tranh. Chuỗi giá trị được đánh giá là một công cụ hữu hiệu trong việc tìm ra nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh. Lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp: Lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp do Wernerfelt (1984), Barny (1991) đưa ra, là một trong các hướng tiếp cận để nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo các tác giả này thì các nguồn lực của doanh nghiệp chính là cơ sở để hình thành lợi thế cho doanh nghiệp, và rằng nguồn lực là “bất cứ thứ gì có thể được coi là điểm yếu, điểm mạnh của doanh nghiệp” và có thể được hiểu là “tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp gắn liền với doanh nghiệp trong một thời gian dài”. Lý thuyết năng lực cạnh tranh dựa trên định hướng thị trường: Lý thuyết năng lực cạnh tranh dựa trên định hướng thị trường được phát triển trên cơ sở cho rằng một doanh nghiệp sẽ đạt được năng lực cạnh tranh bằng cách tập trung vào việc làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tạo ra giá trị khách hàng tốt hơn so với đối thủ và đạt được kết quả hoạt động kinh doanh. Kohli & Jaworski (1990) và Narver & Slater (1990) đã xây dựng nội dung của định hướng thị trường bao gồm ba thành phần: định hướng khách hàng, định hướng cạnh tranh, phối hợp chức năng. Tiếp nối quan điểm trên, nghiên cứu của Deng & Dart (1994) ở Canada bổ sung thêm thành phần thứ tư là định hướng lợi nhuận (Profit Orientation). Gray & cộng sự (1998) đã tổng hợp và xây dựng một
  22. 9 bộ thang đo tổng quát hơn với 5 thành phần, bao gồm 4 thành phần cơ bản nêu trên cộng với thành phần thích ứng với môi trường kinh doanh được thêm mới. Cristina Simón và Gayle Allard (2008) trong công trình “Competitiveness and the employment relationship in Europe: Is there a global missing link in HRM?” các tác giả đề cập đến các liên kết giữa khả năng cạnh tranh và mối quan hệ lao động (ER); phân tích năng lực cạnh tranh quốc gia của các nước thuộc châu Âu thông qua trình độ lao động ở các nước này và đưa ra kết luận cho thấy người lao động trong các quốc gia có cạnh tranh cao được hưởng sự linh hoạt và tự chủ. Một số kết luận được nêu lên về những gì công ty có thể làm từ quan điểm quản trị nhân sự để tối ưu hóa khả năng lao động, dẫn đến sản xuất nhiều hơn và cạnh tranh trong môi trường làm việc. Mohd Rosli (2012) với công trình “Competitive Strategy of Malaysian Small and Medium Enterprises” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, đề tài đã đi sâu phân tích và đánh giá một cách cụ thể những chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Malaysia thời gian qua. Đề tài đã chỉ ra những thành công của doanh nghiệp Malaysia thời gian qua khi đối phó với sự cạnh tranh toàn cầu, sự thành công này là do yếu tố quan trọng của các chiến lược cạnh tranh phù hợp, các doanh nghiệp của Malaysia đã xây dựng được chiến lược dài hạn và hợp lý trong từng thời điểm của thị trường trong nước và quốc tế. Đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp mang tính đột phá, nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Malaysia có thể ứng phó với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác tại thị trường quốc tế, các giải pháp đó là: (i) xây dựng chính sách liên kết giữa các doanh nghiệp, nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt sẽ tận dụng được những kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong việc duy trì những thị trường hiện có và phát triển thị trường mới; (ii) duy trì, ổn định và ban hành một số chính sách của chính phủ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, một số chính sách có thể là chính sách thuế, chính sách tín dụng thương mại. Theo Danida Report (2011) với chủ đề “Business- to -Business (B2B) đã cung cấp thông tin tổng quan về ngành Dệt may Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá
  23. 10 năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này, cũng như cách thức truyền thống tiếp cận thị trường nước ngoài mà các doanh nghiệp Việt Nam vẫn làm. Báo cáo đã chỉ rõ 7 nguyên nhân dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam khai thác thị trường nước ngoài không hiệu quả, đã khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển thị trường nước ngoài hiệu quả hơn. Báo cáo “Measuring the Competitive Advantage of the US Textile and Apparel Industry” tại hội nghị thường niên tháng 2/2008 ở Boston. Báo cáo này nêu rõ về việc đo lường lợi thế cạnh tranh của ngành công nghiệp dệt may Mỹ, mục tiêu của báo cáo nhằm chỉ rõ ngành công nghiệp dệt may Mỹ có thể cạnh tranh trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Lợi thế cạnh tranh của Mỹ đặc biệt là những gì và làm thế nào họ có thể được thừa hưởng để nâng cao hiệu suất của các công ty dệt may của Hoa Kỳ. 1.1.1.2. Các nghiên cứu về vai trò, chính sách kinh tế của nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh Vai trò và chính sách kinh tế của nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong điều hành hoạt động của các quốc gia. Bởi vậy, trên thực tế đã có khá nhiều các nghiên cứu về vai trò và chính sách kinh tế Nhà nước. Adam Smith – nhà kinh tế học người Anh đã đưa ra thuyết “bàn tay vô hình” và “nguyên lý Nhà nước không can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế”. Ông cho rằng, “việc tổ chức nền kinh tế hàng hoá cần theo nguyên tắc tự do”. Hoạt động của toàn bộ nền kinh tế là do các quy luật khách quan chi phối, Nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế, vào hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi cuộc “khủng hoảng kinh tế 29 – 33” nổ ra đã cho thấy “bàn tay vô hình” không thể đảm bảo những điều kiện ổn định cho kinh tế, các nhà kinh tế học thấy rằng: cần có sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình hoạt động của nền kinh tế, điều tiết nền kinh tế. J M Keynes đã đưa ra lý thuyết Nhà nước điều tiết nền kinh tế. Theo trường phái Keynes, Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Theo William N. Dunn (1981) trong “Public Policy Analisis” lại nêu ra: “Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau,