Luận án Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ

pdf 274 trang vuhoa 23/08/2022 8960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_ly_nam_de_trong_doi_song_van_hoa_cua_cu_dan_vung_cha.pdf

Nội dung text: Luận án Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ

  1. BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THANH MAI LÝ NAM ĐẾ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI, 2017
  2. BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THANH MAI LÝ NAM ĐẾ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62310640 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Ngô Đức Thịnh 2. PGS.TS. Trịnh Thị Minh Đức HÀ NỘI, 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Ngô Đức Thịnh và PGS.TS. Trịnh Thị Minh Đức. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Mai
  4. 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 3 MỞ ĐẦU 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 13 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 13 1.2. Cơ sở lý luận 28 1.3. Không gian văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ với việc phụng thờ Lý Nam Đế. 42 Tiểu kết 48 Chƣơng 2: VIỆC PHỤNG THỜ LÝ NAM ĐẾ TỪ TRUYỀN THUYẾT, THẦN TÍCH ĐẾN DI TÍCH VÀ LỄ HỘI 49 2.1. Truyền thuyết, thần tích về Lý Nam Đế 49 2.2. Hệ thống di tích thờ Lý Nam Đế 59 2.3. Lễ hội thờ Lý Nam Đế 68 Tiểu kết 77 Chƣơng 3: VAI TRÒ CỦA VIỆC PHỤNG THỜ LÝ NAM ĐẾ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƢ DÂN VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ 78 3.1. Vai trò của việc phụng thờ Lý Nam Đế đối với chủ thể và nhu cầu văn hóa . 78 3.2. Vai trò của việc phụng thờ Lý Nam Đế đối với các hoạt động văn hóa 94 3.3. Vai trò của việc phụng thờ Lý Nam Đế đối với các sản phẩm văn hóa 109 Tiểu kết 115 Chƣơng 4: XU HƢỚNG PHỤNG THỜ LÝ NAM ĐẾ TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 117 4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phụng thờ Lý Nam Đế hiện nay 117 4.2. Xu hướng vận động và biến đổi của việc phụng thờ Lý Nam Đế 123 4.3. Việc phụng thờ Lý Nam Đế trong tương quan với tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ 141 4.4. Việc phụng thờ Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa hiện nay: những vấn đề đặt ra 146 Tiểu kết 151 KẾT LUẬN 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 PHỤ LỤC 169
  5. 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BBPV : Biên bản phỏng vấn CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTQG : Chính trị Quốc gia DSVH : Di sản Văn hóa ĐSVH : Đời sống văn hóa ĐTH : Đô thị hóa GS : Giáo sư GS.TS : Giáo sư, Tiến sĩ HN : Hà Nội KHXH : Khoa học Xã hội NCS : Nghiên cứu sinh Nxb : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư PGS.TS : Phó giáo sư, Tiến sĩ PL : Phụ lục TLPV : Tp : Thành phố Tr : Trang Tr.CN : Trước Công nguyên TS : Tiến sĩ UBND : Ủy ban nhân dân VHTT : Văn hóa Thông tin
  6. 3 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Stt Nội dung bảng thống kê Trang 1 Bảng 3.1: Thành phần, nghề nghiệp người dân tham dự lễ hội thờ 82 Lý Nam Đế 2 Bảng 3.2: Thống kê tần số người đến các di tích thờ Lý Nam Đế 83 3 Bảng 3.3: Mục đích công đức của người dân khi tham dự lễ hội 99 4 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện sự linh ứng khi thực hành các nghi lễ 81 thờ Lý Nam Đế 5 Biểu đồ 3.2: So sánh về tỷ lệ nam/nữ đi lễ Lý Nam Đế 85 6 Biểu đồ 3.3: Nhu cầu của cộng đồng khi đến lễ tại di tích thờ Lý 86 Nam Đế 7 Biểu đồ 3.4: Vai trò của Lý Nam Đế trong đời sống tâm linh của cư 89 dân vùng châu thổ Bắc Bộ 8 Biểu đồ 3.5: Tần suất tham dự lễ hội thờ Lý Nam Đế 95 9 Biểu đồ 3.6: Hình thức đi lễ của người dân 106
  7. 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Những năm gần đây, trong tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, với xu hướng quay về cội nguồn nhằm bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, không khí sôi nổi của các hoạt động của nhiều tầng lớp dân cư trên mọi miền đất nước (như tổ chức lễ hội, trùng tu tôn tạo di tích ) đang trở thành một hiện tượng văn hoá thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu. Bên cạnh các hình thức tín ngưỡng đang được phục hồi và ngày càng phát triển mạnh mẽ như: thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng, thờ Mẫu vẫn luôn văn hóa của cộng đồng. Có thể nói, đây là một hiện tượng văn hóa đặc sắc - nét văn hoá truyền thống đặc thù của người Việt, phù hợp với truyền thống yêu nước, đạo l “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Với triết l “sinh vi danh tướng, tử vi thần”, h người đã , với lòng ngưỡng mộ và biết ơn sâu sắc. Do đó, tìm hiểu về sự hình thành và vận động của hiện tượng văn hoá tín ngưỡng này trong đời sống hôm nay là một việc làm cần thiết và nghĩa. 1.2. Cùng với nhiều như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo Nam Đế - đó. Chính vì vậy, Ông đã được người dân Việt Nam qua nhiều thế hệ ngưỡng mộ, phụng thờ. Lý Nam Đế đã trở thành một trong những phúc thần của người Việt, chiếm vị trí nhất định trong đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ. Ông được thờ cúng ở nhiều nơi với tư cách là người anh hùng dân tộc, vị thành hoàng làng, vị thần/thánh với những đóng góp và ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên, nếu như góc độ L Nam Đế - một vị tướng tài trong lịch sử được các nhà sử học chú trọng nghiên cứu và ghi chép một cách trân trọng trong chính sử thì L Nam Đế với tư cách một vị thần/thánh, một nhân vật với nhiều yếu tố huyền thoại
  8. 5 trong đời sống văn hoá cộng đồng lại là một lĩnh vực hầu như vẫn còn để trống, chưa được lưu tâm nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu đi trước chưa phản ánh được toàn diện sinh hoạt tín ngưỡng này một cách hệ thống, tổng thể mà mới chỉ nhìn nhận nó như một hiện tượng văn hoá riêng lẻ. Như vậy, cần có một công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về việc phụng thờ Lý Nam Đế, tìm hiểu vai trò cũng như quá trình vận động, biến đổi của hiện tượng văn hoá này trong đời sống văn hóa từ xưa đến nay, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên - kinh tế - xã hội tại vùng đất mà nó tồn tại cũng như cơ sở văn hóa xã hội – lịch sử cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của tín ngưỡng này. 1.3. Nghiên cứu về ế và ảnh hưởng của việc phụng thờ Ông trong đời sống văn hoá của người Việt ở Bắc Bộ là mảng đề tài mà NCS đã quan tâm từ nhiều năm nay, đã có những nghiên cứu bước đầu trong luận văn thạc sĩ và một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Quá trình nghiên cứu đã gợi mở cho NCS nhiều băn khoăn, suy ngẫm. Với những vấn đề còn bỏ ngỏ, việc tiếp tục triển khai đề tài này sẽ là cơ hội cho NCS được mở rộng, phát triển chuyên sâu hơn đề tài mình tâm huyết với hy vọng sẽ làm rõ về hình tượng người anh hùng dân tộc Lý Nam Đế qua các tài liệu folklore (truyền thuyết, thần tích ) và sức sống của nhân vật trong tâm thức dân gian (lễ hội, phong tục ), góp phần hiểu thêm về một vị vua mà thời gian đã làm cho mờ ảo đi nhiều, để từ đó biết trân trọng và giữ gìn những giá trị lịch sử văn hóa mà cha ông để lại. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu về vai trò của việc phụng thờ Lý Nam Đế (hay còn gọi là tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế) trong đời sống văn hóa của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ; nhìn nhận xu hướng vận động và biến đổi của hiện tượng văn hóa tín ngưỡng này trong đời sống văn hóa đương đại; trên cơ sở đó đặt ra những vấn đề nhằm giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của việc phụng thờ Lý Nam Đế trong bối cảnh xã hội hiện nay.
  9. 6 Với mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra câu hỏi nghiên cứu chính là: Thứ nhất, tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế có vai trò như thế nào đối với đời sống văn hóa của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ xưa và nay? Thứ hai, tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế sẽ vận động và biến đổi ra sao trong bối cảnh đời sống hiện nay? 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài, nghiên cứu cơ sở lý luận về “đời sống văn hóa” và xác định lý thuyết nghiên cứu làm cơ sở để triển khai nội dung luận án. - Nhận diện việc phụng thờ Lý Nam Đế ở vùng châu thổ Bắc Bộ thông qua các thành tố: truyền thuyết/thần tích, di tích và lễ hội - Phân tích, làm rõ vị trí, vai trò và sự ảnh hưởng của việc phụng thờ Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ. - Bàn luận và nhìn nhận về việc phụng thờ Lý Nam Đế trong đời sống đương đại trên những phương diện: những yếu tố tác động tới việc phụng thờ Lý Nam Đế; xu hướng vận động và biến đổi việc phụng thờ này; việc phụng thờ Lý Nam Đế trong tương quan với tín tín ngưỡng thờ các anh hùng dân tộc của người Việt vùng châu thổ Bắc B; đặt ra những vấn đề nhằm giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của việc phụng thờ Lý Nam Đế trong bối cảnh xã hội hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là: tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế và vai trò của tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế đối với đời sống văn hóa của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ. Khi tiếp cận nghiên cứu đối tượng trên, NCS sẽ không chú ý nhiều tới khía cạnh Lý Nam Đế là một nhân vật lịch sử mà chủ yếu nhìn nhận Ông
  10. 7 như một nhân thần được phụng thờ trong tâm thức dân gian gắn liền với các thành tố truyền thuyết, thần tích – di tích – lễ hội và phong tục thờ cúng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu là toàn vùng châu thổ Bắc Bộ, trong đó NCS tập trung nghiên cứu, tìm hiểu hai địa bàn có nhiều địa danh lịch sử và nhiều truyền thuyết/thần tích, lễ hội gắn liền với sự nghiệp dựng nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế là Hà Nội và Thái Bình, trong đó các địa điểm chính được lựa chọn khảo sát và phát phiếu điều tra: làng Giang Xá, làng Lưu Xá, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức; làng Đại Tự, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Nội); làng An Để, Phương Tảo, xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư; làng Cổ Trai, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà; làng Thượng Hộ, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư; làng Tử Các, xã Thái Hòa, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình). Ngoài ra luận án mở rộng khảo sát, tìm hiểu một số di tích, lễ hội khác có thờ phụng Lý Nam Đế để nghiên cứu đối chứng nhằm tìm ra những giá trị tương đồng và khác biệt: thôn Cổ Pháp, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc), huyện Tam Nông (Phú Thọ), * Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu sự hình thành, tạo dựng truyền thống và sáng tạo các di sản văn hóa, những ảnh hưởng của việc phụng thờ Lý Nam Đế từ xưa cho đến nay, tuy nhiên sẽ tập trung hơn vào khoảng thời gian từ năm 1986 trong bối cảnh khi các chính sách của Nhà nước về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng có nhiều thay đổi, dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa, sự hội nhập kinh tế của đất nước nhằm nhìn nhận xu hướng vận động và biến đổi của tín ngưỡng này. 4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Từ góc độ phương pháp ngành, luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ góc độ văn hóa học. Dựa theo quan điểm của các nhà lý thuyết cấu trúc - chức năng Bronislaw Malinowski, Radcliffe-Brown luận án sẽ tiếp cận tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế theo hướng tìm hiểu vai trò, ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân; phân tích xu hướng vận động và biến đổi của tín ngưỡng này
  11. 8 trong bối cảnh đương đại. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng phối hợp với các cách tiếp cận khác để có cái nhìn liên ngành, như: dân tộc học, tâm lý học, văn học dân gian, xã hội học 4.2. Ở góc độ phương pháp tiến hành cụ thể, luận án đã sử dụng một số phương pháp chính: Phương pháp tập hợp và phân tích tài liệu thứ cấp: tập hợp và nghiên cứu những tài liệu thứ cấp, bao gồm những tư liệu, tài liệu, sách báo, các công trình nghiên cứu đã được in ấn, xuất bản và hiện đang được lưu giữ tại các kho thư viện, như các tư liệu lịch sử trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc viết về Lý Nam Đế và vương triều Tiền Lý trong tiến trình lịch sử dân tộc; các tài liệu nghiên cứu, bàn luận về quê hương Ông, các truyền thuyết/thần tích, hệ thống di tích và nghi thức thờ cúng Những tư liệu này giúp NCS có một cái nhìn tổng thể về nhân vật được phụng thờ, thấy rõ những cống hiến to lớn củ ế trong lịch sử dân tộc; về địa bàn phân bố di tích thờ Lý Nam Đế; những tác động của nền kinh tế thị trường vào lễ hội tín ngưỡng trên cơ sở đó lên kế hoạch chi tiết cho việc đi khảo sát thực địa tại địa bàn nghiên cứu. Đồng thời kế thừa và vận dụng quan điểm nghiên cứu của những người đi trước vào trong quá trình triển khai, nghiên cứu những nhìn nhận mới, cách tiếp cận mới trong luận án. Phương pháp quan sát tham dự: đây là phương pháp đã được NCS sử dụng trong quá trình khảo sát thực tế tại địa phương để có được những tư liệu chân thực, phản ánh đúng thực trạng vấn đề nghiên cứu có sự trải nghiệm thực tế. Chính vì vậy trong suốt thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến 2015 tác giả luận án đã tiến hành nhiều đợt khảo sát khác nhau. Trong những đợt khảo sát đầu tiên để tiếp cận và có những nhận định tổng quan về địa bàn nghiên cứu, NCS sử dụng phương pháp chính là phương pháp quan sát (quan sát cảnh quan, không gian làng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ). Những đợt khảo sát tiếp theo, NCS tiếp tục quan sát, tham dự mô tả và trao đổi với người dân ở các làng xã để thu thập thông tin tư liệu chủ yếu trên một số phương diện: truyền thuyết/thần tích, di tích và lễ hội. Đặc biệt vào đúng dịp lễ hội, NCS quan sát toàn bộ tiến trình của lễ hội, các
  12. 9 hoạt động sửa sang, trang trí tại đình, đền, các ngõ xóm, đình làng và trực tiếp tham dự vào một số cuộc họp bàn để chuẩn bị cho lễ hội, tham dự các công việc chuẩn bị cho lễ hội, quan sát không gian văn hóa tinh thần của người dân dự lễ hội. Ngoài những thời điểm quan trọng (lễ hội), NCS cũng tiến hành khảo sát, nghiên cứu vào những thời điểm khác trong năm như ngày rằm, mồng một, dịp đầu năm, cuối năm Tất cả những lần quan sát tham dự đều được NCS ghi chép lại cẩn thận trong nhật ký điền dã. Đó là những tư liệu định tính có giá trị thực được dùng để trích dẫn trong luận án. Ngoài ra, trong mỗi lần xuống khảo sát thực tế tại địa phương NCS đã tìm kiếm và sưu tầm những nguồn tài liệu chữ viết như văn bia, hương ước, câu đối, thơ văn, các tài liệu viết tay do các cụ cao tuổi trong các làng lưu giữ. Phương pháp phỏng vấn sâu: Đối tượng phỏng vấn là các cụ cao tuổi những người am hiểu về văn hóa làng, các thành viên ban quản lý di tích, người trông coi di tích nhằm thu thập những thông tin về lịch sử vùng đất, con người, về nhân vật được phụng thờ (cuộc đời, sự nghiệp, công trạng ), sự hình thành di tích thờ tự (lịch sử xây dựng, quá trình trùng tu tôn tạo, điện thờ ) và các nghi thức thờ cúng (lịch thờ cúng, thời điểm tổ chức lễ hội, diễn trình lễ hội, sự phân công công việc ). Phỏng vấn sâu những người trực tiếp tham gia vào công việc tổ chức lễ hội như ban Khánh tiết, ban Bộ lễ, người dân đi lễ hội, người làng lân cận và du khách thập phương để thấy rõ tâm lý, nhu cầu, mong muốn của cộng đồng khi đến với lễ hội thờ Lý Nam Đế; những thay đổi của việc phụng thờ Lý Nam Đế xưa và nay. Tư liệu phỏng vấn sâu đều được ghi âm đồng thời có sự kiểm chứng và đối chiếu bằng cách tham khảo ý kiến của nhiều người khác nhau. Sau đó được chuyển thể thành các biên bản phỏng vấn sâu qua việc gỡ băng. Đó là những tư liệu định tính có giá trị thực được trích dẫn trong luận án. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: nhằm có được những số liệu định lượng mang tính khách quan minh chứng cho những nhận định được đưa ra trong luận án NCS đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Bảng điều tra bao gồm 25 câu hỏi, tập trung vào các vấn đề: nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về nhân vật được phụng thờ, niềm tin, mục đích và cách thực hành nghi thức, nghi lễ của
  13. 10 người dân khi đến với các di tích thờ Lý Nam Đế, vai trò của lễ hội đối với cộng đồng và những biến đổi hiện nay. Phiếu trưng cầu ý kiến được phát ra ngẫu nhiên dịp lễ hội và những ngày rằm, mồng một khi người dân đến di tích (tại Hà Nội NCS phát phiếu vào tháng giêng năm 2015 (những ngày diễn ra lễ hội), đợt 2 vào tháng 3 năm 2015. Ở Thái Bình, đợt 1 vào tháng 2 âm lịch, đợt 2 vào tháng 10 âm lịch năm 2015). Tổng số phiếu phát ra: 700 phiếu (trong đó ở Hà Nội: 300 phiếu; Thái Bình là 400 phiếu).Tổng số phiếu thu về: 693 (Hà Nội: 298 phiếu; Thái Bình: 395 phiếu). Trong đó số phiếu hợp lệ là 687 phiếu, số phiếu không hợp lệ là 06 phiếu. Người trả lời phiếu trưng cầu là các tầng lớp dân cư ở mọi lứa tuổi, giới tính, thành phần khác nhau. Để triển khai thực hiện chương trình, tác giả luận án đã phối hợp với các cán bộ quản lý ở địa phương, thành phần gồm lãnh đạo cấp xã, huyện và trưởng các thôn xóm. Địa điểm thực hiện phát phiếu trưng cầu ý kiến: làng Giang Xá, làng Lưu Xá, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức; làng Đại Tự, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Nội); làng An Để, Phương Tảo, xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư; làng Cổ Trai, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà; làng Thượng Hộ, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư; làng Tử Các, xã Thái Hòa, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình). Sở dĩ tác giả luận án lựa chọn hai địa bàn này bởi đây là hai nơi có nhiều di tích thờ Lý Nam Đế, gắn liền với những dấu tích quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của Lý Nam Đế. Mặt khác, tại hai địa bàn này Lý Nam Đế có tầm ảnh hưởng và vai trò nhất định trong đời sống văn hóa của cộng đồng. Kết quả điều tra với những số liệu định tính kết hợp với các cuộc phỏng vấn sâu sẽ góp phần minh chứng cho những nhận định trong luận án. Phương pháp phân tích, diễn giải, so sánh: trên cơ sở những nguồn thông tin thu thập được từ nghiên cứu điền dã, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu và những số liệu có được từ điều tra bằng bảng hỏi, những tài liệu như thư tịch, sách báo, bài viết tạp chí đã công bố và các tài liệu thu thập được từ cộng đồng (hồ sơ di tích, truyền thuyết/thần tích ) cùng với các cuộc phỏng vấn hồi cố sẽ được NCS phân tích, diễn giải và so sánh nhằm làm sáng rõ việc phụng thờ Lý Nam Đế (chương 2);
  14. 11 Luận án tìm hiểu, phân tích, lý giải tình cảm, tâm lý, mong muốn của những người đi lễ từ việc phân tích các số liệu điều tra qua bảng hỏi và những văn bản phỏng vấn để thấy được vai trò của Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa cộng đồng (chương 3). Trên cơ sở phân tích những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, sự chuyển đổi kinh tế, xã hội của nước ta từ năm 1986 và các báo cáo tình hình kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương NCS sẽ nhận diện rõ hơn về xu hướng vận động và biến đổi việc phụng thờ Lý Nam Đế trong đời sống hiện nay (chương 4). Trong quá trình phân tích NCS sẽ tiến hành so sánh sự giống và khác nhau giữa các vùng thờ tự nhằm làm rõ hơn sự đa dạng trong hiện tượng thờ cúng này. Sự kết hợp giữa số liệu định lượng, những thông tin định tính từ các cuộc phỏng vấn cùng các quan điểm, học thuật của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia sẽ giúp cho luận án có được cái nhìn khoa học, chân thực và khách quan về vấn đề nghiên cứu và những nhận định đưa ra. 5. Những kết quả và đóng góp của luận án 5.1. Luận án là công trình vận dụng cơ sở lý luận về đời sống văn hóa và các lý thuyết nghiên cứu vào nghiên cứu toàn diện về tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa cộng đồng. 5.2. Bằng những kết quả khảo sát thực tiễn đời sống văn hóa, từ những tư liệu ngữ văn truyền thuyết/thần tích, văn bia, câu đối, từ những dấu tích vật chất của hệ thống các di tích thờ phụng: đình, đền, miếu đến những sinh hoạt tế lễ hàng ngày, các kỳ sóc vọng và những lễ hội được tổ chức hàng năm, luận án khẳng định có một hiện tượng tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế tồn tại một cách phổ biến và khách quan trong đời sống văn hóa của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ, trong đó tập trung ở các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng (Hà Nội, Thái Bình) và rải rác ở các tỉnh phía bắc châu thổ như Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc 5.3. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy: Lý Nam Đế đã được nhiều làng xã tôn vinh, ngưỡng vọng và do đó Ông có ảnh hưởng nhất định trong đời sống tinh thần của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ: đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh; thúc đẩy các hoạt động văn hóa (sáng tạo và hưởng thụ văn hóa; lưu giữ, bảo tồn và phát
  15. 12 huy các giá trị văn hóa; giáo dục và truyền bá văn hóa; giao lưu và gắn kết cộng đồng); hình thành các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể. 5.4. Trên cơ sở phân tích những biến đổi trong đời sống văn hóa đương đại, nhu cầu văn hóa của cộng đồng luận án khẳng định tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế đang tồn tại và vận động trong xã hội Việt Nam đương đại và chắc chắn vẫn còn cơ sở để bảo tồn trong tương lai. Trong quá trình đó, cộng đồng đóng vai trò chủ đạo, do vậy, cần nâng cao nhận thức, vai trò của cộng đồng phối kết hợp với Nhà nước, Chính quyền địa phương trong công cuộc bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế. 6. Bố cục nội dung luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung nghiên cứu của luận án được trình bày trong 4 chương: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về địa bàn nghiên cứu Chƣơng 2: Việc phụng thờ Lý Nam Đế từ truyền thuyết/thần tích đến di tích và lễ hội Chƣơng 3: Vai trò của việc phụng thờ Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ Chƣơng 4: Xu hướng phụng thờ Lý Nam Đế trong đời sống hiện nay và những vấn đề đặt ra
  16. 13 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về Lý Nam Đế Là một vị anh hùng dân tộc, vị vua khai sinh ra triều đại Tiền Lý vào thế kỷ thứ VI, tên tuổi của Lý Nam Đế gắn liền với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân - một giai đoạn quan trọng trong tiến trình lịch sử nước ta. Vì vậy, việc tìm hiểu về vị anh hùng dân tộc này đã được đề cập đến ở nhiều công trình sưu tầm, biên soạn và nghiên cứu ở nước ta từ trước đến nay. 1.1.1.1. Những công trình ghi chép, nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Lý Nam Đế từ góc nhìn lịch sử • Những ghi chép, nghiên cứu về Lý Nam Đế qua các tư liệu lịch sử Việt Nam Từ các bộ thư tịch cổ cho đến sử sách ghi chép của các nhà sử học từ thế kỷ XX cho đến nay đều ghi lại khá đầy đủ về tên tuổi, quê quán, gốc tích, hành trạng và tương đối thống nhất trong việc đánh giá công lao to lớn của Lý Nam Đế. Ông có vai trò quan trọng đối với vương triều Tiền Lý nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. Vì thế, tiểu sử và chiến công của Ông đã được ghi chép một cách trân trọng trong chính sử. Thư tịch cổ ghi chép về cuộc khởi nghĩa của Lý Nam Đế và sự hình thành nhà nước Vạn Xuân rất phong phú. Có thể kể đến như: Lịch triều hiến chương loại chí [26], Đại Việt sử ký tiền biên [100], Việt Nam sử lược [66], Đại Việt sử ký toàn thư [74], Khâm định Việt sử thông giám cương mục [94], Việt sử cương mục tiết yếu [14], Việt sử tiêu án [101]. Nhìn chung, các bộ sử và thư tịch thời trung đại đều ghi lại vắn tắt cuộc khởi nghĩa của Lý Nam Đế chống quân xâm lược nhà Lương và sự kiện lên ngôi của Ông. Trong hơn nửa thế kỷ qua đã xuất hiện nhiều công trình khoa học, nhiều bài viết tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Lý Nam Đế nói riêng, về nhà Tiền Lý nói chung. Ví dụ như: Đào Duy Anh: Lịch sử Việt Nam [4], Trần Quốc Vượng, Hà Văn
  17. 14 Tấn :Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam [148], Đỗ Đức Hùng: Về cuộc khởi nghĩa của Lý Bí [52], Trương Hữu Quýnh: Đại cương lịch sử Việt Nam [96] Có thể nói, thông qua nguồn thư tịch cổ và các công trình nghiên cứu, thân thế và sự nghiệp của Lý Nam Đế đã dần được làm sáng rõ. Tuy nhiên, khi khảo sát các tài liệu ghi chép về Lý Nam Đế, NCS nhận thấy còn có một số điểm chưa thống nhất: Thứ nhất, về tên húy của Lý Nam Đế: Các sách sử không thống nhất trong vấn đề vua tên húy là Lý Bí hay Lý Bôn. Về tên gọi Lý Bí được khẳng định trong các sách: Đại Việt sử ký toàn thư [74, tr.170], Việt sử cương mục tiết yếu [14, tr.40]. Các sách giáo trình lịch sử Việt Nam đều ghi tên ông là Lý Bí. Tên gọi Lý Bôn được ghi trong các sách: Đại Việt sử ký tiền biên [100, tr.101], Lịch triều hiến chương loại chí [26, tr.222], Khâm định Việt sử thông giám cương mục [94, tr.167], Sử học bị khảo [13, tr.349], Đại Nam dật sử, sử ta so với sử Tàu [122, tr.78]. Một số nhà nghiên cứu thì cho rằng có thể dùng cả hai tên nói trên đều được bởi “chữ „Bí‟ còn có một âm đọc khác là „Bôn‟. Tác giả Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược [66] viết tên Ông là Lý Bôn và có thêm chú thích còn gọi là Lý Bí. Trong khi các nhà sử học Việt Nam hiện nay khi viết sách về Ông đều ghi lẫn lộn khi thì Lý Bí, khi lại gọi Lý Bôn. Trong một hội thảo khoa học năm 2012, tác giả Tạ Ngọc Liễn đã phân tích các tên gọi của Lý Nam Đế và ông khẳng định nên thống nhất gọi tên Lý Bôn [137, tr.95]. Hiện nay khi đi khảo sát NCS nhận thấy người dân ở các làng xã Thái Bình thường gọi Ông là Lý Bôn, trong khi đó Hà Nội và các địa phương khác dùng tên gọi Lý Bí. Nhưng lại có một thực tế là các địa phương có đền thờ Ông đều gọi quả bí là quả bầu có ý kiêng tên húy của Ông. Do đó, trong luận án này NCS thống nhất một cách gọi: dùng tên gọi Lý Bí khi Ông chưa xưng đế và Lý Nam Đế sau khi xưng đế. Thứ hai, về gốc tích của Lý Nam Đế: Các bộ sử nước ta đều nói Lý Nam Đế vốn gốc Trung Quốc. Tổ tiên Ông di cư sang Việt Nam từ cuối đời Hán và dần dần được Việt hóa trở thành người Việt. Tuy nhiên, từ khi tổ tiên Ông sang Việt Nam đến đời Lý Nam Đế là mấy đời và khi nào thì dòng họ Lý này được Việt hóa thành người Việt thì cũng còn những tranh luận chưa thống nhất.
  18. 15 Thứ ba, về quê hương của Lý Nam Đế: đây là vấn đề được bàn luận khá sôi nổi và gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu nhằm đi đến sự thống nhất về quê hương của Ông. Cho đến trước hội thảo khoa học Một số vấn đề về vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế [137], trong giới nghiên cứu vẫn tồn tại những ý kiến khác nhau: Một số nhà nghiên cứu cho rằng quê hương Lý Nam Đế ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết “Vua là người Thái Bình, phủ Long Hưng” [74, tr.178]. Đến thế kỷ XVIII, Ngô Thì Sĩ trong 2 tác phẩm sử học của mình là Việt Sử tiêu án (soạn năm 1775) và Đại Việt sử ký tiền biên (được soạn cuối thế kỷ XVIII và được khắc in năm 1800) cũng chép tương tự. Việt sử tiêu án chép: “Tiền Nam Đế, họ Lý, tên là Bí, người làng Thái Bình, huyện Long Hưng” [101]. Đại Việt sử ký tiền biên cũng viết; “Vua họ Lý, húy là Bôn, người Long Hưng, Thái Bình” [100]. Lịch Triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cũng ghi: “Họ Lý, tên Bôn, là người Thái Bình, [quận] Long Hưng” [26]. Chính từ những ghi chép trên mà nhiều nhà sử học sau này của nước ta đã đưa ra ý kiến là Lý Nam Đế quê ở tỉnh Thái Bình. Đầu thế kỷ XX, Nguyễn Văn Tố vẫn căn cứ theo một số sách sử của nước ta và của Trung Quốc để đưa ra nhận định trong cuốn Đại Nam dật sử, sử ta so với sử Tàu [122] là Lý Nam Đế quê ở Long Hưng, Thái Bình. Tiếp theo ý kiến đó thì năm 1960, Nxb. Giáo dục cho xuất bản cuốn Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam [148] của Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn, các tác giả sách này vẫn giữ ý kiến cho là Lý Nam Đế quê ở tỉnh Thái Bình. Cũng căn cứ vào các sách này mà các tác giả quê Thái Bình khẳng định Thái Bình chính là quê hương Lý Nam Đế [77, tr.29]. Một số khác lại khẳng định Lý Nam Đế sinh ra ở vùng Hà Tây (cũ). Ý kiến này bắt đầu xuất hiện trong những tác phẩm sử học từ đầu thế kỷ XX. Người đầu tiên đưa ra ý kiến này là tác giả Trần Trọng Kim trong sách Việt Nam sử lược được in lần đầu năm 1921. Trong sách này ông đã nhận định: “Ở huyện Thái Bình có người tên Lý Bôn kiêm tài văn võ” [66, tr.61]. Nhưng trong phần chú thích thì ông lại căn cứ vào sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục mà giải thích “huyện Thái Bình thuộc về Phong Châu ngày trước, nay thuộc địa hạt tỉnh Sơn Tây” [94, tr.61]. Cùng quan
  19. 16 điểm với Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh trong cuốn Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX được xuất bản lần đầu tiên năm 1955 cũng cho là “Lý Bôn là người huyện Thái Bình (khoảng Ứng Hòa tỉnh Hà Đông và Quốc Oai tỉnh Sơn Tây ngày nay), có tài văn võ” [5, tr.135]. Sau đó, năm 1975, trong sách Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh đã thu hẹp giới hạn phạm vi của huyện Thái Bình “vào khoảng các huyện Quốc Oai, Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây” [6, tr.83]. Năm 1980, tác giả Đỗ Đức Hùng trong một bài báo đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 191, tháng 3-4/1980 [53] đã bổ sung thêm cho nhận định của Đào Duy Anh là tên đất Thái Bình là thuộc Hà Tây. Cụ thể là trên khu vực các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất chứ không phải là tỉnh Thái Bình ngày nay. Tác giả đã dẫn các tài liệu cho thấy là tên đất Thái Bình xuất hiện sau khi cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nổ ra. Cùng với đó, tác giả đã đưa ra những chứng cứ cụ thể cho thấy ở thời Lý Nam Đế thì huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình vẫn còn là biển chứ chưa phải là đất liền. Ý kiến này đã được các tác giả Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn tiếp nhận và đưa vào sách Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tập 1 xuất bản năm 1963 [148]. Một số tác giả như Đinh Văn Nhật [79, 80], Minh Tú [131], Nguyễn Hữu Khánh [60] đưa ra quan điểm huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên mới là quê gốc của Lý Nam Đế. Quan điểm này đã được nhiều tác giả trong hội thảo khoa học gần đây “Một số vấn đề về vương triều tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế” [137] và “Vua Lý Nam Đế với căn cứ động Khuất Lão, xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ” đồng tình [138]. Trên cơ sở phân tích những sai sót của các bộ sử trước ghi chép về quê hương của Lý Nam Đế, cùng với những tài liệu thu thập được thông qua các chuyến điền dã, đặc biệt là bản thần tích “Việt Thường thị Tiền Lý Nam Đế ngọc phả cổ truyền” [18] được lưu giữ tại đình Giang Xá, huyện Hoài Đức, Hà Nội các nhà sử học đã đi đến kết luận: quê hương gốc của Lý Nam Đế là làng Cổ Pháp thuộc xã Tiên Thù, tổng Tiên Thù, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (nay thuộc xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên). Đồng thời theo kết quả nghiên cứu của giới sử học thì hiện nay có ba địa phương gắn bó mật thiết với cuộc đời và sự nghiệp của Lý Nam Đế, đó là xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là quê gốc của Lý Nam Đế;