Luận án Kinh tế huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) giai đoạn 1995-2015
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Kinh tế huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) giai đoạn 1995-2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_an_kinh_te_huyen_cam_khe_tinh_phu_tho_giai_doan_1995_20.pdf
Nội dung text: Luận án Kinh tế huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) giai đoạn 1995-2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HƢƠNG LOAN KINH TẾ HUYỆN CẨM KHÊ (TỈNH PHÚ THỌ) GIAI ĐOẠN 1995-2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HƢƠNG LOAN KINH TẾ HUYỆN CẨM KHÊ (TỈNH PHÚ THỌ) GIAI ĐOẠN 1995-2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. PHẠM THỊ TUYẾT 2. TS. NGUYỄN THỊ THU THỦY HÀ NỘI - 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Thị Tuyết, TS. Nguyễn Thị Thu Thủy. Các số liệu, kết quả nghiên cứu sử dụng trong luận án là trung thực và dựa trên nguồn tài liệu tin cậy. Các trích dẫn ý kiến của các nhà khoa học và nguồn tài liệu tham khảo được chú thích đầy đủ theo quy định chung. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu này. Tác giả Nguyễn Thị Hƣơng Loan
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Tuyết, TS. Nguyễn Thị Thu Thủy. Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã luôn nhận được sự hướng dẫn khoa học, sự khích lệ, động viên tinh thần kịp thời của cô để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, các cô trong tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử, Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ của tập thể lãnh đạo, cán bộ giảng viên khoa Khoa học xã hội và Văn hóa du lịch, Trường Đại học Hùng Vương đã tạo mọi điều kiện cho tôi được học tập và hoàn thành luận án. Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người thân và bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Thị Hƣơng Loan
- iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7 1.1. Những công trình nghiên cứu về kinh tế Việt Nam thời kỳ Đổi mới 7 1.2. Những công trình nghiên cứu về kinh tế ở các địa phƣơng trong thời kỳ Đổi mới 18 1.3. Những công trình nghiên cứu về huyện Cẩm Khê và tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ đổi mới 20 1.4. Nhận xét về các kết quả nghiên cứu đƣợc luận án kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 23 Chƣơng 2: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN CẨM KHÊ GIAI ĐOẠN 1995 - 2015 25 2.1. Sự thay đổi địa danh, địa giới hành chính huyện Cẩm Khê 25 2.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 26 2.2.1. Vị trí địa lý 26 2.2.2. Điều kiện tự nhiên 26 2.3. Dân cƣ và nguồn nhân lực 33 2.4. Hệ thống hạ tầng kinh tế 36 2.4.1. Các tuyến giao thông 36 2.4.2. Mạng lưới điện và thông tin truyền thông 37 2.4.3. Hệ thống thủy lợi 39 2.5. Tình hình kinh tế huyện Cẩm Khê trƣớc năm 1995 39 2.5.1. Nông nghiệp 39 2.5.2. Công nghiệp, xây dựng 43 2.5.3. Thương mại và dịch vụ 44 2.6. Chủ trƣơng, đƣờng lối đổi mới và phát triển kinh tế của Đảng trong giai đoạn 1995 - 2015 47 Tiểu kết chƣơng 2 53
- iv Chƣơng 3: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CẨM KHÊ GIAI ĐOẠN 1995 - 2015 54 3.1. Chủ trƣơng, chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp 54 3.2. Tình hình phát triển các ngành nông, lâm, thủy sản 60 3.2.1. Ngành nông nghiệp 60 3.2.2. Ngành lâm nghiệp 81 3.2.3. Ngành thuỷ sản 85 Tiểu kết chƣơng 3 91 Chƣơng 4: KINH TẾ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG HUYỆN CẨM KHÊ GIAI ĐOẠN 1995 – 2015 92 4.1. Chủ trƣơng, chính sách về phát triển kinh tế công nghiệp và xây dựng 92 4.2. Tình hình phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và xây dựng 96 4.2.1. Tiểu thủ công nghiệp 96 4.2.2. Công nghiệp 107 4.2.3. Xây dựng 112 Tiểu kết chƣơng 4 117 Chƣơng 5: KINH TẾ THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HUYỆN CẨM KHÊ GIAI ĐOẠN 1995 - 2015 119 5.1. Chủ trƣơng, chính sách về phát triển kinh tế thƣơng mại và dịch vụ 119 5.2. Tình hình phát triển các ngành thƣơng mại, dịch vụ 121 5.2.1. Thương mại 122 5.2.2. Dịch vụ 128 Tiểu kết chƣơng 5 138 Chƣơng 6: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ KINH TẾ HUYỆN CẨM KHÊ GIAI ĐOẠN 1995 – 2015 139 6.1. Những chuyển biến của nền kinh tế 139 6.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng 139 6.1.2. Cơ cấu kinh tế 141 6.1.3. Tổ chức và quản lý kinh tế 159 6.1.4. Quan hệ kinh tế 160
- v 6.2. Tác động của nền kinh tế 162 6.2.1. Về văn hóa, xã hội 162 6.2.2. Về giáo dục, y tế 170 6.2.3. Về an ninh và môi trường 171 Tiểu kết chƣơng 6 174 KẾT LUẬN 175 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 180 TÀI LIỆU THAM KHẢO 181 DANH MỤC PHỤ LỤC 1PL
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BHYT: Bảo hiểm y tế CDCCKT: Chuyển dịch cơ cấu kinh ế CN, TTCN: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp DNNN: Doanh nghiệp nhà nước HTX: Hợp tác xã KTTT: Kinh tế tập thể NN: Nông nghiệp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn UBND: Ủy ban nhân dân XD: Xây dựng XKLĐ: Xuất khẩu lao động
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các loại đất ở huyện Cẩm Khê năm 2015 28 Bảng 2.2: Lao động phân theo ngành kinh tế huyện Cẩm Khê (1995 - 2015) 34 Bảng 3.1: Sản lượng cây ăn quả chủ yếu của huyện Cẩm Khê (1995 - 2015) 74 Bảng: 3.2: Diện tích, sản lượng một số cây trồng chủ yếu của huyện Thanh Ba, Hạ Hòa và huyện Cẩm Khê 75 Bảng 3.3: Hiện trạng sản xuất thuỷ sản huyện Cẩm Khê (1995 – 2015) 88 Bảng 4.1: Các làng nghề huyện Cẩm Khê năm 2015 97 Bảng 4.2: Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp huyện Cẩm Khê (1995 - 2015 107 Bảng 4.3: Số lượng cơ sở xây dựng ở huyện Cẩm Khê (1995 - 2015) 112 Bảng 5.1: Số lượng các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ huyện Cẩm (1995 – 2015) 122 Bảng 6.1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Cẩm Khê (1995 – 2015) 139 Bảng 6.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX trên địa bàn huyện Cẩm Khê năm 2015 148 Bảng 6.3: Tình hình hoạt động của các trang trại trên địa bàn huyện Cẩm Khê năm 2015 152 Bảng 6.4: Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Cẩm Khê năm 2015 156
- viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Diện tích các loại cây trồng huyện Cẩm Khê (1995 - 2015) 61 Biểu đồ 3.2: Diện tích trồng lúa huyện Cẩm Khê (1995 - 2015) 63 Biểu đồ 3.3: Diện tích cây ăn quả chủ yếu ở huyện Cẩm Khê (1995 - 2015) 73 Biểu đồ 3.4: Sản lượng thịt gia súc, gia cầm của huyện Cẩm Khê (2005 - 2015) 80 Biểu đồ 3.5: Diện tích trồng rừng mới của huyện Cẩm Khê (1995 - 2015) 82 Biểu đồ 6.1: Cơ cấu ngành kinh tế huyện Cẩm Khê (1995- 2015) 142 Biểu đồ 6.2: Cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản huyện Cẩm Khê (1995 - 2015) 142 Biểu đồ 6.3: Cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Cẩm Khê (1995 - 2015) 143 Biểu đồ 6.4: Cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng huyện Cẩm Khê (1995 - 2015) 144 Biểu đồ 6.5: Cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ huyện Cẩm Khê (1995 - 2015) 145 Biểu đồ 6.6: Thu nhập bình quân đầu người huyện cẩm Khê (1995 - 2015) 162 Biểu đồ 6.7: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế huyện Cẩm Khê (1995 - 2015) 169
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công cuộc đổi mới ở Việt Nam tính đến nay đã trải qua 35 năm và đạt được rất nhiều thành tựu ấn tượng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng an ninh, đối ngoại Bắt đầu sự nghiệp đổi mới trong bối cảnh kinh tế - xã hội khủng hoảng trầm trọng, đến nay Việt Nam đã có những bước tiến lớn trên con đường phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, vai trò và vị thế của đất nước được nâng cao trên trường quốc tế. Trong đó, lĩnh vực đổi mới và phát triển kinh tế đạt được nhiều kết quả nổi bật nhất, đồng thời cũng là điều kiện thúc đẩy, tác động mạnh mẽ đến sự chuyển biến trên các mặt khác của đời sống xã hội và tình hình chính trị đất nước. Trong bức tranh chung về thời kỳ đổi mới của toàn bộ dải đất hình chữ S Việt Nam có rất nhiều những mảng màu sáng, tối, đậm, nhạt khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển và những đặc trưng, điều kiện khác biệt ở mỗi vùng, miền, địa phương. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội chính là thước đo phản ánh hiệu quả công cuộc đổi mới vào điều kiện thực tế của địa phương một cách chính xác, khách quan nhất. Trong đó, kết quả phát triển kinh tế là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng nhất. Cẩm Khê là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Phú Thọ, mới được tái lập từ năm 1995 trên cơ sở chia tách huyện Sông Thao và huyện Hạ Hòa. Bước vào một giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, huyện Cẩm Khê đã từng bước khắc phục khó khăn để đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của địa phương. Vì vậy, kinh tế của Cẩm Khê sau 20 năm tái lập đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực trên các mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động, quá trình phát triển kinh tế ở Cẩm Khê vẫn còn nhiều hạn chế, tốc độ phát triển chậm và hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế và
- 2 chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Quá trình phát triển kinh tế cũng đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế của huyện Cẩm Khê trong giai đoạn 1995 – 2015 là rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn sâu sắc. Về ý nghĩa khoa học, tìm hiểu kinh tế của huyện Cẩm Khê trong giai đoạn 1995 - 2015 sẽ giúp phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế của huyện trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần đánh giá thực trạng phát triển kinh tế của địa phương này và làm phong phú thêm bức tranh kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới. Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc giải quyết những vấn đề về nhận thức lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối với việc phát triển kinh tế của huyện Cẩm Khê trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, đề tài thực hiện thành công cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch sử địa phương của huyện Cẩm Khê nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung. Với những lý do đó, tôi quyết định chọn vấn đề "Kinh tế huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) giai đoạn 1995 - 2015" làm đề tài Luận án tiến sĩ Lịch sử. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung làm rõ thực trạng kinh tế huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ từ năm 1995 đến năm 2015, những thành tựu đạt được và hạn chế, thách thức còn tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế ở huyện Cẩm Khê giai đoạn này. Từ đó, luận án cung cấp thêm một góc nhìn cụ thể và sinh động về bức tranh về kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, góp phần cung cấp thông tin, tư liệu và các kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác tổng kết lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, luận án sẽ tập trung giải quyết những vấn đề khoa học sau đây: Thứ nhất, luận án phân tích những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình
- 3 phát triển kinh tế huyện Cẩm Khê trong giai đoạn 1995 - 2015, gồm các yếu tố cơ bản như: điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, hệ thống hạ tầng kinh tế, tình hình kinh tế huyện Cẩm Khê trước năm 1995 và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và địa phương trong giai đoạn 1995 - 2015. Thứ hai, luận án trình bày một cách hệ thống về tình hình kinh tế huyện Cẩm Khê trong giai đoạn 1995 - 2015, bao gồm tình hình phát triển cụ thể của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ. Thứ ba, trên cơ sở những thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu cụ thể về tình hình phát triển của các ngành kinh tế, luận án nêu lên một số nhận xét về những chuyển biến và tác động của kinh tế huyện Cẩm Khê trong giai đoạn 1995 - 2015. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình kinh tế ở huyện Cẩm Khê trong giai đoạn 1995 - 2015, cụ thể là thực trạng phát triển của ba nhóm ngành: nông - lâm nghiệp - thủy sản; công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. * Phạm vi nghiên cứu Về không gian, luận án lấy địa bàn nghiên cứu là huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) trong giai đoạn 1995 - 2015, gồm 30 xã và 1 thị trấn. Trong đó, từ năm 1995 đến năm 2002, huyện Cẩm Khê có tên là huyện Sông Thao. Từ năm 2002 huyện Sông Thao được đổi lại tên gọi cũ là huyện Cẩm Khê. Về thời gian, luận án lấy mốc thời gian mở đầu là 1995 - thời điểm huyện Cẩm Khê được tái lập (khi đó gọi là huyện Sông Thao) trên cơ sở tách 10 xã của huyện Hạ Hòa trước đây ra khỏi huyện Sông Thao. Mốc kết thúc là năm 2015 - năm đề tài luận án chính thức được triển khai nghiên cứu và cũng là mốc đánh dấu 20 năm quá trình phát triển của huyện Cẩm Khê sau khi được tái lập. Quá trình này gắn với bối cảnh 20 năm đầu tiên của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, để đảm bảo tính hệ thống của vấn đề nghiên cứu và làm cơ sở cho những nhận định, đánh giá mang tính so sánh, luận án cũng đề cập ít nhiều đến những vấn đề thuộc phạm vi thời gian trước và sau năm 1995.
- 4 Về nội dung, luận án sẽ tập trung làm rõ quá trình phát triển và diện mạo kinh tế huyện Cẩm Khê trong 20 năm sau khi tái lập huyện (1995 - 2015) ở cả 3 nhóm ngành là: nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản), công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ (gồm cả thương mại, du lịch và các lĩnh vực dịch vụ khác như vận tải, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông ). Với mỗi nhóm ngành kinh tế, luận án trình bày trên các khía cạnh chủ yếu là chủ trương, chính sách, các giải pháp phát triển kinh tế của địa phương trong từng ngành; thực trạng phát triển của các ngành kinh tế và những kết quả đạt được. 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu * Nguồn tài liệu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận án dựa vào các nguồn tài liệu chủ yếu sau đây: - Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng Nhà nước; các sách chuyên khảo, sách tham khảo đề cập đến các vấn đề kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Nguồn tài liệu này cung cấp cho tác giả hệ thống cơ sở lý luận về các vấn đề có liên quan đến chủ trương, đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, thực trạng quá trình thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Nguồn tư liệu gốc lưu trữ tại địa phương bao gồm các văn kiện của Đảng bộ địa phương, các văn bản hành chính của huyện Cẩm Khê và tỉnh Phú Thọ liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh. Đặc biệt, nguồn tài liệu niên giám thống kê của huyện Cẩm Khê và tỉnh Phú Thọ là nguồn tài liệu chủ yếu và quan trọng nhất được tác giả khai thác, sử dụng trong nghiên cứu đề tài này. - Nguồn tài liệu báo chí địa phương của tỉnh Phú Thọ phản ánh về tình hình phát triển kinh tế huyện Cẩm Khê giai đoạn 1995 - 2015 dù không phải là nguồn tư liệu có độ tin cậy cao nhưng cũng giúp tác giả có những thông tin tư liệu và hình dung cơ bản nhất về quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế ở địa phương này. - Các công trình nghiên cứu dưới dạng sách tham khảo, các bài báo, tạp chí, luận văn, luận án, đề tài khoa học có nội dung phản ánh về vấn đề kinh tế ở Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng liên quan đến đề tài luận án.
- 5 Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án còn tiến hành điền dã, khảo sát thực tế tại địa phương và thu thập thông tin, tư liệu thông qua các hoạt động quan sát, điều tra, phỏng vấn nhân chứng Nguồn tư liệu này giúp tác giả có thêm thông tin, cơ sở để so sánh, đối chiếu với các nguồn tư liệu thành văn khác. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở nắm vững phương pháp luận của sử học mác xít và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu của chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu kinh tế học và phương pháp liên ngành khác như thống kê định lượng, điều tra tổng hợp, thu thập số liệu, phân tích, so sánh, đối chiếu tư liệu, điền dã, phỏng vấn Phương pháp lịch sử được thể hiện thông qua cách trình bày, mô tả và diễn giải các sự kiện, các vấn đề theo trình tự thời gian. Cụ thể là phản ánh một cách chân thực, khách quan hoạt động và quá trình phát triển của các ngành kinh tế ở Cẩm Khê từ năm 1995 đến năm 2015 và tái hiện bức tranh kinh tế huyện Cẩm Khê trong giai đoạn này, đặt trong bối cảnh chung của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phương pháp logic được sử dụng để xem xét, nhìn nhận các vấn đề trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau có tính hệ thống và nhận xét, đánh giá về quá trình phát triển, đặc điểm, kết quả, sự chuyển biến của nền kinh tế cùng tác động của sự phát triển kinh tế đối với các lĩnh vực văn hóa, xã hội, an ninh, môi trường ở huyện Cẩm Khê giai đoạn 1995 - 2015. Các phương pháp nghiên cứu kinh tế học được sử dụng trong luận án chủ yếu là phương pháp quan sát các hiện tượng, thu thập, phân tích chuỗi số liệu. Phương pháp thống kê định lượng được thể hiện chủ yếu dưới hình thức lập bảng, biểu, sơ đồ. Các phương pháp này được sử dụng kết hợp để để nhận biết, đánh giá về sự chuyển biến trong các lĩnh vực, các hoạt động hay các khía cạnh của nền kinh tế ở huyện Cẩm Khê qua từng năm hoặc từng giai đoạn. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu cũng được sử dụng phổ biến để mô tả và nhận xét về xu hướng biến đổi của nền kinh tế huyện Cẩm Khê.
- 6 Ngoài các phương pháp chủ yếu trên, tác giả còn vận dụng các phương pháp bổ trợ khác như phương pháp khảo sát, điền dã, phỏng vấn để có được những kết quả nghiên cứu mang tính toàn diện, hệ thống và tin cậy. 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về kinh tế huyện Cẩm Khê từ năm 1995 đến năm 2015. Qua đó, luận án phục dựng một cách chân thực bức tranh kinh tế huyện Cẩm Khê trong 20 năm đầu tiên của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và làm rõ những mảng màu sáng, tối của bức tranh này. - Luận án đã nêu rõ những thành tựu, hạn chế của kinh tế huyện Cẩm Khê trong quá trình đổi mới, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua đó, có thể thấy được những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc của huyện Cẩm Khê trong quá trình triển khai thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Luận án là công trình khoa học góp phần phản ánh thực tiễn quá trình đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý kinh tế ở một huyện miền núi phía Bắc, nơi có xuất phát điểm khá thấp về kinh tế, xã hội trước khi tiến hành công cuộc đổi mới. - Với những kết quả nghiên cứu cụ thể từ thực tiễn địa phương, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử kinh tế Việt Nam và lịch sử địa phương ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án được chia thành 6 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh tế huyện Cẩm Khê giai đoạn 1995 - 2015 Chương 3: Kinh tế nông nghiệp huyện Cẩm Khê giai đoạn 1995 - 2015 Chương 4: Kinh tế công nghiệp và xây dựng huyện Cẩm Khê giai đoạn 1995 - 2015. Chương 5: Kinh tế thương mại và dịch vụ huyện Cẩm Khê giai đoạn 1995 - 2015. Chương 6: Một số nhận xét về kinh tế huyện Cẩm Khê giai đoạn 1995 - 2015.
- 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, Việt Nam luôn coi đổi mới kinh tế là trọng tâm và đi đầu trong tất cả các lĩnh vực đổi mới. Thành tựu của đổi mới kinh tế cũng là những thành tựu ấn tượng, nổi bật và quan trọng nhất. Do vậy, vấn đề đổi mới kinh tế thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của đông đảo giới khoa học thuộc nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới được thực hiện ở các cấp độ, với cách tiếp cận và phạm vi, đối tượng nghiên cứu khác nhau. Các công trình này đã phản ánh một cách sinh động về quá trình đổi mới kinh tế và thực tiễn kinh tế Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới trên khắp cả nước hoặc ở từng vùng, miền, địa phương cụ thể. Từ nguồn tài liệu tiếp cận được, tác giả xếp thành các nhóm công trình sau: 1.1. Những công trình nghiên cứu về kinh tế Việt Nam thời kỳ Đổi mới Nhóm công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào mấy vấn đề là: cơ chế quản lý kinh tế, cơ cấu kinh tế, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần và theo vùng, quy mô và tăng trưởng kinh tế, quan hệ kinh tế Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây: * Về đổi mới quản lý kinh tế Trước hết phải kể đến cuốn Đổi mới kinh tế và phát triển do Vũ Tuấn Anh chủ biên (Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1994) [3]. Nội dung cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản của quá trình đổi mới kinh tế đất nước trên các mặt như: đổi mới các chính sách kinh tế, xác định vai trò của Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội; phân tích tác động của quá trình đổi mới kinh tế với tăng trưởng kinh tế và sự ảnh hưởng của việc đổi mới chính sách kinh tế đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cuốn sách Đổi mới và thực hiện đồng bộ các chính sách, cơ chế quản lý kinh tế (Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997) [140] của nhiều tác giả được hoàn thành
- 8 trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước KX02 Đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế. Trên cơ sở phân tích thực trạng của việc thực hiện chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam qua mười năm đổi mới, các tác giả đã khái quát các thành tựu cơ bản và những tồn tại trong việc đổi mới kinh tế ở Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó. Từ thực tiễn của quá trình đổi mới, các tác giả đưa ra những phương hướng, những giải pháp cơ bản tiếp tục đổi mới và hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các tác giả Nguyễn Văn Chỉnh, Vũ Quang Việt, Trần Vân trong cuốn Kinh tế Việt Nam đổi mới: Những phân tích và đánh giá quan trọng (Nxb, Thống kê, Hà Nội, 2002) [43] đã phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần, khu vực kinh tế, vùng lãnh thổ và hoạt động tài chính; chỉ ra những ưu, nhược điểm của thực trạng kinh tế nước ta sau đổi mới. Tác giả Lương Xuân Quý trong cuốn Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Nxb Lý luận chính trị Hà Nội, 2006) [127] trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay trên các mặt: định hướng phát triển kinh tế xã hội, về quản lý kinh tế theo ngành, quản lý kinh tế theo địa phương và vùng lãnh thổ nhóm tác giả đã rút ra những khó khăn, tồn tại cần phải tiếp tục tháo gỡ trong thời gian tới. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng nghiên cứu, phân tích những quan điểm, những mục tiêu, định hướng chiến lược tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế; đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Tác phẩm Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới tư duy ở Việt Nam của Nguyễn Duy Quý (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009) [128] đã trình bày thực trạng quá trình đổi mới tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi
- 9 mới toàn diện đất nước. Từ thực tiễn của quá trình đổi mới, tác giả đã khái quát lại những thành tựu cơ bản về kinh tế và khẳng định Đảng đã đạt được chuyển biến từ tư duy quản lý kinh tế dựa trên mô hình kinh tế tập trung, kế hoạch hóa với cơ chế bao cấp và bình quân sang tư duy quản lý mới thích ứng với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. * Về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Các công trình đề cập đến cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Tác giả Ngô Đình Giao trong cuốn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nền kinh tế quốc dân (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994) [60] đã tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong những năm đầu của thời kỳ Đổi mới. Từ thực tiễn của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tác giả đã khái quát lại những thành tựu, hạn chế bước đầu của công cuộc đổi mới kinh tế và đưa ra giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tác phẩm Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển mũi nhọn của Đỗ Hoài Nam (Nxb, Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996) [101] đã tập trung phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta một cách chi tiết, cụ thể. Từ thực tiễn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tác giả chỉ ra quy luật tất yếu là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải gắn với việc phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với tiềm năng và lợi thế có sẵn của từng địa phương. Tác giả Bùi Tất Thắng trong cuốn sách Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997) [147] đã phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chỉ ra các lợi thế và những tác động của các nguồn lực đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại trong bối cảnh hội nhập với quốc tế.
- 10 Cùng đề cập đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các tác giả Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ trong cuốn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới của (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999) [117] đã trình bày về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Trong đó, các tác giả tập trung đi sâu phân tích và đánh giá chung về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong những năm 1991 - 1997; phân tích thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế một số vùng và thành phần kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1991 - 1997. Từ thực tiễn nghiên cứu, các tác giả đưa ra phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ở Việt Nam theo hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cũng nghiên cứu về cơ cấu kinh tế, tác giả Lương Xuân Quý tìm hiểu về Cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay. Lý luận, thực trạng và giải pháp (Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001) [126]. Tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận và quan điểm về thành phần kinh tế; cơ cấu và vị trí các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đặc biệt, cuốn sách đã dành phần đáng kể cho việc nghiên cứu nội dung và những biện pháp, chính sách chủ yếu nhằm xây dựng và phát triển cơ cấu thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ. Tác giả Nguyễn Trần Quế trong cuốn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004) [124] đã trình bày các vấn lý luận cơ bản về về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, tác giả còn tập trung phân tích xu hướng, đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm 1990 - 2002. Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra những ưu, nhược điểm và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Cùng nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tác giả Bùi Tất Thắng trong cuốn sách Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam (Nxb, Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006) [148] đã trình bày một số vấn đề có tính chất lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; những tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- 11 trong thời kỳ đổi mới và rút ra những bài học kinh nghiệm trong qúa trình chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo quan điểm của Đảng qua các thời kỳ. Cuốn sách Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Phan Công Nghĩa (Nxb, Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2007) [104] cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về lý luận và phương pháp luận trong nghiên cứu về cơ cấu kinh tế ở nước ta. Đồng thời, tác giả còn đi sâu phân tích cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở nước ta trên các mặt: về thành phần kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam những năm qua. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các phương hướng, giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới. Tác giả Trương Thị Minh Sâm trong cuốn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế dịch vụ ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nxb Khoa học xã hội, 2007) [130] tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về nền kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế hiện đại và thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh. Từ thực trạng trên, tác giả đưa ra các dự báo về phương hướng và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả Phạm Thị Khanh trong tác phẩm Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010) [86] đã chỉ ra thực trạng cơ cấu kinh tế ở Việt Nam đang bộc lộ nhiều hạn chế và phát triển thiếu bền vững: cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch chậm, cơ cấu kinh tế vùng và lãnh thổ phát triển còn mất cân đối, các vùng kinh tế trọng điểm chưa đủ mạnh để trở thành đầu tàu dẫn dắt các vùng, miền khác phát triển. Từ thực trạng trên, tác giả đã đưa ra những định hướng và các giải pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. * Về các thành phần kinh tế Tác phẩm Các thành phần kinh tế Việt Nam thực trang, xu thế và giải pháp của Trần Hoàng Kim (Nxb, Thống kê, Hà Nội, 1992) [88] đã cung cấp cho người đọc một cách khái quát nhất về thực trạng phát triển của các thành phần kinh tế ở