Luận án Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

pdf 193 trang vuhoa 24/08/2022 9880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_kinh_nghiem_dieu_hanh_chinh_sach_tien_te_cua_thai_la.pdf

Nội dung text: Luận án Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI THỊ HẠNH “KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA THÁI LAN, INDONESIA VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM” LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI THỊ HẠNH “KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA THÁI LAN, INDONESIA VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM” Ngành : Kinh tế Quốc tế Mã số : 9.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN: 1. TS. Tô Thị Ánh Dƣơng 2. PGS. TS. Tô Kim Ngọc HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận án “Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các thông tin, dữ liệu, kết quả nghiên cứu và luận cứ trong luận án là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết, phân tích và có trích dẫn một cách rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tiến hành phân tích một cách trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án BÙI THỊ HẠNH
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án . 5 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu nghiên cứu 5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án . . . 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án . . 8 7. Kết cấu của luận án . . . . 9 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ . . . 11 1.1. Các nghiên cứu về điều hành chính sách tiền tệ . . 11 1.1.1. Nghiên cứu về điều hành chính sách tiền tệ trong điều kiện hội nhập kinh 11 tế quốc tế 1.1.2. Nghiên cứu về hiệu quả chính sách tiền tệ 12 1.1.3. Nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ 13 1.1.4. Nghiên cứu về các công cụ của chính sách tiền tệ . 15 1.1.5. Nghiên cứu về khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát lạm mục tiêu 16 1.2. Các nghiên cứu về điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan và Indonesia . 18 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 21 1.3.1. Các kết quả luận án kế thừa 21 1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu 21 Tiểu kết chương 1 . . 23 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 24 2.1. Khái niệm điều hành chính sách tiền tệ . 24 2.1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ . . 24 2.1.2. Khái niệm điều hành chính sách tiền tệ . . 26 2.2. Nội dung điều hành chính sách tiền tệ . 26 2.2.1. Thiết lập hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ . 26 2.2.2. Lựa chọn công cụ chính sách tiền tệ . 32 2.2.3. Lựa chọn kênh truyền tải chính sách tiền tệ 35
  5. 2.2.4. Tổ chức điều hành chính sách tiền tệ 40 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ 40 2.3.1. Nhân tố chủ quan . 41 2.3.2. Nhân tố khách quan . 50 Tiểu kết chương 2 . . 53 Chƣơng 3: KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA 54 THÁI LAN VÀ INDONESIA . . 3.1. Hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan 54 3.1.1. Khái quát nền kinh tế vĩ mô của Thái Lan . . 54 3.1.2. Tiến trình điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan 56 3.1.3. Hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan giai đoạn 2000 – 58 2020 3.2. Hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Indonesia 72 3.2.1. Khái quát nền kinh tế vĩ mô của Indonesia . 72 3.2.2. Tiến trình điều hành chính sách tiền tệ của Indonesia 74 3.2.3. Hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Indonesia giai đoạn 1999 - 83 2020 3.3. Đánh giá kết quả điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan và Indonesia 93 3.3.1.Giai đoạn trước khi Thái Lan và Indonesia áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu . . . 93 3.3.2. Giai đoạn từ khi Thái Lan và Indonesia áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu 97 Tiểu kết chương 3 . . 103 Chƣơng 4: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM . . 104 4.1. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam . 104 4.1.1. Xây dựng hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ 104 4.1.2. Sử dụng công cụ chính sách tiền tệ . . 106 4.1.3. Lựa chọn kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ . 115 4.2. Đánh giá chung về hoạt động điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam 117 4.2.1. Kết quả đạt được . . 117 4.2.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam . . 122 Tiểu kết chương 4 . . . 130
  6. Chƣơng 5: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA THÁI LAN, INDONESIA VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM 131 5.1. Bài học kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan và Indonesia . 131 5.1.1. Cơ sở lựa chọn nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm điều hành CSTTcủa Thái Lan và Indonesia . 131 5.1.2. Bài học kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan và Indonesia 139 5.2. Hàm ý chính sách về điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam 145 5.2.1. Bối cảnh điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam . 145 5.2.2. Hàm ý chính sách về điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam 150 Tiểu kết chương 5 . . 160 KẾT LUẬN . . 161 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ . . 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 165 PHỤ LỤC . . . 175
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ TT VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT 1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á 2 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng 3 CSTT Chính sách tiền tệ 4 FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 FIT Flexible Inflation Targeting Lạm phát mục tiêu linh hoạt GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 6 IT Inflation Targeting Lạm phát mục tiêu 7 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế 8 M1 Tổng khối tiền theo nghĩa hẹp 9 M2 Tổng phương tiện thanh toán theo nghĩa rộng 10 MB Monetary Base Tiền cơ sở 11 MS Tổng cung tiền (Tổng cung ứng Money Supply tiền tệ ) 12 NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 13 NHTW Ngân hàng Trung ương 14 NHTM Ngân hàng thương mại 15 OMO Open Market Operation Nghiệp vụ thị trường mở 16 TCTD Tổ chức tín dụng 17 WB World Bank Ngân hàng Thế giới 18 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  8. DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 3.1. Một số chỉ số kinh tế vĩ mô của Thái Lan, 2014 – 2019 53 Bảng 3.2: Sự minh bạch trong các khuôn khổ chính sách tiền tệ của Thái 71 Lan Bảng 3.3: Tỷ trọng đóng góp các ngành vào GDP của Indonesia, 1965– 72 2019 Bảng 3.4: Một số chỉ số vĩ mô của Indonesia, 2011 - 2019 73 Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu vĩ mô của Thái Lan đạt được sau khi thực hiện 96 chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu Bảng 3.6. Tình hình lạm phát của Indonesia và Thái Lan trước và sau khi 98 thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu Bảng 4.1. Mục tiêu và thực hiện chỉ tiêu lạm phát, tăng trưởng kinh Việt 103 Nam, giai đoạn 2009 - 2020 Bảng 4.2. Hoạt động nghiệp vụ thị trường trường mở của Ngân hàng Nhà 110 nước Việt Nam, giai đoạn 2009 - 2020 Bảng 5.1: Khuôn khổ CSTT của các nước Châu Á giai đoạn 1995 - 2003 130 Bảng 5.2: Mục tiêu CSTT của một số nước Châu Á, 2009 - 2014 132 Bảng 5.3: Tương quan hoạt động điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia 135 và Việt Nam
  9. DANH MỤC HÌNH Tên hình Trang Hình 1: Quy trình nghiên cứu của luận án 10 Hình 2.1: Trình tự thực hiện mục tiêu của CSTT 27 Hình 2.2: Cơ chế dẫn truyền CSTT qua kênh lãi suất 36 Hình 3.1: Lãi suất mục tiêu của Thái Lan giai đoạn áp dụng CSTT lạm 58 phát mục tiêu (2000 – 2017) Hình 3.2: Các kênh dẫn truyền chính sách tiền tệ của Thái Lan 65 Hình 3.3: Quy trình thực hiện chính sách tiền tệ của Ủy ban CSTT Thái Lan 68 Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Indonesia, 2012 - 2019 72 Hình 3.5: Chính sách tiền tệ của Indonesia, 1995 – 2009 74 Hình 3.6: Cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ của Indonesia trước khủng 75 hoảng tài chính Châu Á (1997-1998) Hình 3.7: Khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu của Indonesia 79 giai đoạn sau khủng hoảng tài chính Châu Á (1997-1998) Hình 3.8: Phiên bản mới cho khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục 81 tiêu linh hoạt của Indonesia Hình 3.9: Biến động các loại lãi suất của Indonesia, 2005 - 2014 84 Hình 3.10: Hệ thống công cụ điều tiết lãi suất ngắn hạn của Indonesia 84 Hình 3.11: Thất bại của Indonesia trong kiểm soát lạm phát trước khi áp 94 dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu, 1999 - 2005 Hình 3.12: Chỉ số CPI và lạm phát cơ bản, 1998 - 2007 97 Hình 3.13. Tỷ lệ lạm phát của Indonesia, 1986 - 2019 98 Hình 3.14: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan. 1997 - 2019 99 Hình 3.15: Lãi suất cho vay và lãi suất huy động của Thái Lan, 2017 - 2019 100 Hình 3.16: Tỷ giá chính thức giữa USD và THB, 2000 - 2019 101 Hình 4.1: Các mức lãi suất chính sách của NHNN, 2011 - 2016 108 Hình 4.2: Biến động tỷ giá giữa USD và VND, 2009 - 2020 113 Hình 4.3: Cơ chế truyền dẫn tác động chính sách tiền tệ đến tăng trưởng và 115 lạm phát ở Việt Nam Hình 5.3: Chỉ số độc lập của một số ngân hàng trung ương Châu Á 133
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chính sách tiền tệ (CSTT) là một bộ phận trong hệ thống chính sách kinh tế của Nhà nước để thực hiện việc quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Chính sách tiền tệ được hiểu là tổng hoà các phương thức mà Ngân hàng Trung ương sử dụng nhằm tác động đến lượng tiền cung ứng hay lãi suất để đạt được các mục tiêu như ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công ăn việc làm. Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được nhiều tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như từ các biến động phức tạp của kinh tế thế giới. Điều đó khẳng định một phần năng lực xây dựng và điều hành các chính sách vĩ mô của Việt Nam, trong đó có chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, những bất ổn kinh tế vĩ mô trong giai đoạn trước năm 2012 cho thấy chính sách tiền tệ của Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế trong việc xây dựng và điều hành. Một trong những nguyên nhân là do Việt Nam theo đuổi chính sách tiền tệ đa mục tiêu, trong đó chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng hơn là mục tiêu lạm phát. Kết quả của việc điều hành đó là Việt Nam đã phải trải qua những giai đoạn bất ổn định của lạm phát. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 lạm phát tăng, giảm bất thường. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), năm 2008, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam lên tới 23,11% và ngay năm sau đó (2009) giảm mạnh còn 7,05%. Đến năm 2011 tỷ lệ lạm phát lại tăng vọt ở mức 18,67%. Các năm còn lại, tỷ lệ lạm phát dao động trên dưới 9%. Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Từ năm 2012 đến năm 2020, vấn đề kiểm soát lạm phát được đặc biệt chú trọng. Kết quả cho thấy, tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2012 - 2015 liên tục giảm và ở mức thấp. Năm 2015 tỷ lệ lạm phát chỉ ở mức 0,87% - thấp kỷ lục trong vòng 16 năm. Lạm phát giai đoạn 2016-2020 ở mức dưới 3,6%. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, mặc dù việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển và đạt được những thành tựu 1
  11. đáng ghi nhận như: hệ thống mục tiêu chính sách tiền tệ của Việt Nam về cơ bản đã được hình thành; từng bước thử nghiệm kết hợp hài hòa giữa điều hành theo khối lượng (điều hành theo M2) và điều hành theo giá cả (điều hành theo lãi suất); việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ đã chuyển từ trạng thái bị động, đối phó với tình huống sang chủ động dẫn dắt thị trường, có sự phối kết hợp đồng bộ, linh hoạt hơn giữa các công cụ; tỷ giá và thị trường ngoại hối có diễn biến tích cực và tương đối ổn định. Tuy nhiên, việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế như: cơ chế truyền tải giữa hệ thống các mục tiêu còn chưa rõ ràng, mục tiêu điều hành chủ yếu là khối lượng hoặc kết hợp giữa khối lượng và lãi suất nên Ngân hàng Nhà nước gặp khó khăn trong việc theo đuổi nhiều mục tiêu điều hành, dẫn đến hạn chế tác động của chính sách tiền tệ; một số biện pháp hành chính vẫn được sử dụng như: giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, trần lãi suất huy động tiền gửi ngắn hạn bằng VND, trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với 5 lĩnh vực ưu tiên; các lãi suất điều hành của ngân hàng Nhà nước (lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn) hầu như ít có tác động đến lãi suất thị trường liên ngân hàng, do lãi suất liên ngân hàng thường chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi mức độ dư thừa hoặc thiếu hụt vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhiều nhận định cho rằng, từ năm 2012 trở lại đây, Việt Nam đã kiểm soát tốt lạm phát. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng lạm phát cao có thể quay trở lại trong thời gian tới bởi tình hình kinh tế thế giới biến động mạnh (Chính phủ các nước đưa ra các gói kích cầu lớn nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19; chính sách tiền tệ các quốc gia lớn đảo chiều từ “bình thường hóa”, tăng lãi suất sang giảm mạnh lãi suất và nới lỏng một cách “chưa có tiền lệ”; dòng vốn vào các thị trường mới nổi và đang phát triển biến động phức tạp do nhà đầu tư lo ngại rủi ro; giá dầu sụt giảm mạnh; chứng khoán toàn cầu giảm sâu, nhiều phiên rơi vào trạng thái gián đoạn; giá vàng tăng cao kỷ lục do tâm lý phòng vệ, lo sợ dịch bệnh; xu hướng giảm giá đồng USD ) và nếu việc điều hành chính sách tiền tệ trong nước không hiệu quả. Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra là chính sách tiền tệ ở Việt Nam cần được điều hành theo cơ chế nào và nên học hỏi kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của các nước như thế nào để việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam hiệu quả hơn và 2
  12. góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới. Tùy thuộc vào tình hình thực tiễn mà mỗi quốc gia lựa chọn cơ chế điều hành chính sách tiền tệ. Một số quốc gia trên thế giới như New Zealand, Anh, Canada, Phần Lan, Úc, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Thái Lan, Indonesia đã lựa chọn chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu (Inflation Targeting) là cơ chế điều hành chính sách tiền tệ và đã đạt được những thành công nhất định trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Nhiều quốc gia khác cũng đang nghiên cứu về khả năng áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu trong thời gian tới. Thái Lan và Indonesia là những nước thành viên ASEAN, có trình độ phát triển và môi trường kinh tế khá tương đồng với Việt Nam. Thái Lan và Indonesia đều là các nước đã trải qua và gánh chịu hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu Á (1997–1998). Tuy nhiên, cả hai nước này đã có những cải cách toàn diện sau khủng hoảng. Trong những cải cách đó, có sự cải cách về điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu – chính sách tiền tệ mà Việt Nam đã ngầm định sử dụng từ năm 2012 đến nay (2021). Chính nhờ những cải cách đó mà Thái Lan và Indonesia đã không chỉ vượt qua khủng hoảng mà còn đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ nói chung và kinh nghiệm điều hành theo cơ chế chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu nói riêng của Thái Lan và Indonesia để rút ra hàm ý chính sách đối với Việt Nam là có giá trị khoa học về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam” đã được lựa chọn để nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu * Mục đích Mục đích của luận án là nghiên cứu kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan và Indonesia. Từ đó, luận án đưa ra những hàm ý chính sách đối với Việt Nam trong việc điều hành chính sách tiền tệ. 3
  13. * Câu hỏi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu được cụ thể bằng các câu hỏi nghiên cứu sau: - Cách thức và kết quả điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia giai đoạn 1999 đến năm 2020 như thế nào? Những kinh nghiệm điều hành CSTT nào được rút ra cho Việt Nam? - Thực trạng điều hành CSTT ở Việt Nam giai đoạn 2009 đến năm 2020 như thế nào? Có những vấn đề gì cần đặt ra? - Những hàm ý chính sách nào cho Việt Nam từ thực tiễn điều hành CSTT của Việt Nam và từ kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia? 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cần tiến hành như sau: - Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu về CSTT và kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia để xác định khoảng trống nghiên cứu của luận án. - Thứ hai, hệ thống hóa cơ sở lý luận về điều hành CSTT. - Thứ ba, nghiên cứu các hoạt động điều hành CSTT như xác định mục tiêu, sử dụng công cụ, lựa chọn kênh dẫn truyền và tổ chức điều hành của Thái Lan và Indonesia giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á (1997 – 1998) đến năm 2020 để làm rõ những quyết định chính sách nổi bật trong việc điều hành CSTT của hai nước này. - Thứ tư, khái quát và đánh giá thực trạng điều hành CSTT của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020. - Thứ năm, so sánh hoạt động điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ hoạt động điều hành CSTT của Thái Lan và Indonesia. - Thứ sáu, đưa ra các hàm ý chính sách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều hành CSTT của Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030. Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án sẽ trả lời các câu hỏi trọng tâm sau: 4
  14. - Cách thức và kết quả điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia giai đoạn 1999 đến năm 2020 như thế nào? Những kinh nghiệm điều hành CSTT nào được rút ra cho Việt Nam? - Thực trạng điều hành CSTT ở Việt Nam giai đoạn 2012 đến năm 2020 như thế nào? Có những vấn đề gì cần đặt ra? - Những hàm ý chính sách nào cho Việt Nam từ bài học kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan và Indonesia? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia và thực tiễn điều hành CSTT ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung Luận án nghiên cứu kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan và Indonesia ở góc độ nghiên cứu các hoạt động của cơ quan quản lý tiền tệ trong việc thực hiện nhiệm vụ điều hành CSTT và rút ra hàm ý chính sách đối với Việt Nam. * Về thời gian Luận án nghiên cứu kinh nghiệm trong việc điều hành CSTT của Thái Lan và Indonesia tại những mốc chuyển biến quan trọng trong giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á (1997 – 1998) đến năm 2020. Đặc biệt, tác giả tập trung nghiên cứu việc điều hành CSTT của Thái Lan từ tháng 5/2000 và Indonesia từ tháng 5/1999 - thời điểm hai quốc gia này áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu trong điều hành CSTT - đến năm 2020. Các giai đoạn điều hành CSTT trước khi hai quốc gia này áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu sẽ được nghiên cứu ở mức khái quát, làm sơ sở so sánh đưa ra những kết luận về giai đoạn áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu; Luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng điều hành CSTT của Việt Nam từ năm 2009 (sau khủng hoảng Tài chính toàn cầu) đến năm 2020; Các đề xuất, khuyến nghị chính sách có tầm nhìn đến năm 2030. * Về không gian 5
  15. Các kinh nghiệm điều hành CSTT để rút ra hàm ý chính sách mà luận án nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi Thái Lan và Indonesia và được ứng dụng với Việt Nam. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Lý thuyết chính được sử dụng làm cơ sở cho các nghiên cứu trong luận án là các nghiên cứu của Mundell (1963) và Fleming (1962). Mô hình Mundell - Fleming được phát triển từ mô hình IS-LM để mô tả mối quan hệ ngắn hạn giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa, lãi suất và sản lượng trong một nền kinh tế mở. Mô hình Mundell – Fleming chỉ ra nền kinh tế cũng chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái chứ không chỉ lãi suất, như trong mô hình IS-LM. Qua mô hình Mundell – Fleming, Mulndell và Fleming lập luận rằng một nền kinh tế không thể đồng thời duy trì một tỷ giá hối đoái cố định, luân chuyển vốn tự do và một chính sách tiền tệ độc lập. Nguyên tắc này đã được gọi với tên gọi “Bộ ba bất khả thi”. Theo đó, bất kỳ ngân hàng trung ương nào cũng chỉ có thể đạt được tối đa hai mục tiêu và bỏ qua mục tiêu còn lại, điều này cuối cùng sẽ hình thành ba lựa chọn kết hợp chính sách khác nhau: i) Tỷ giá hối đoái cố định và dòng vốn tự do; ii) Chính sách tiền tệ độc lập và dòng vốn tự do; iii) Tỷ giá hối đoái cố định và chính sách tiền tệ độc lập. Những lập luận của Milton Friedman cũng được sử dụng để làm cơ sở lý thuyết trong các nghiên cứu của luận án. Trong lập luận của Friedman đã đề cao tầm quan trọng của chính sách tiền tệ. Friedman lập luận rằng sự thay đổi trong cung tiền có ảnh hưởng lớn đến sản lượng quốc gia trong ngắn hạn và mức giá trong thời gian dài hơn. Do đó, các mục tiêu của CSTT được đáp ứng bằng cách tăng tốc độ cung tiền (Friedman, 1948). Các kết luận trong các nghiên cứu thực nghiệm gần đây về CSTT cũng là những cơ sở lý luận quan trọng của luận án. Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây đều chỉ ra rằng, trong ngắn hạn, do giá cả và tiền lương khó có thể được điều chỉnh ngay lập tức, nên những thay đổi trong cung tiền có thể tác động đến sản xuất hàng hóa và dịch vụ thực tế. Do đó, CSTT được coi là công cụ hữu hiệu để 6
  16. đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng như lạm phát và tăng trưởng. Vai trò của CSTT được tóm tắt trong sáu kết luận sau (Mishkin & Savastano, 2000): (1) Không có sự đánh đổi lâu dài giữa sản lượng (việc làm) và lạm phát; (2) Kỳ vọng rất quan trọng đối với kết quả CSTT; (3) Lạm phát có thể gây ra chi phí cao cho nền kinh tế; (4) Độ trễ là một vấn đề cốt yếu của CSTT; (5) Tính độc lập của ngân hàng trung ương tương quan với hiệu quả của CSTT; và (6) Cam kết mạnh mẽ của một neo danh nghĩa là chìa khóa để tạo ra các kết quả CSTT tốt. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: * Cách tiếp cận Luận án được tiếp cận nghiên cứu từ góc độ chuyên ngành Kinh tế Quốc tế. Theo đó, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan và Indonesia về các hoạt động: xác định mục tiêu, sử dụng các công cụ, lựa chọn kênh truyền dẫn và tổ chức điều hành CSTT, luận án khái quát các bài học kinh nghiệm trong điều hành CSTT của Thái Lan và Indonesia để rút ra hàm ý chính sách đối với Việt Nam trong hoạt động điều hành CSTT. * Phƣơng pháp thu thập dữ liệu Nguồn dữ liệu tác giả sử dụng trong luận án chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, được lấy từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính Tác giả cũng tiếp cận số liệu từ các nguồn cung cấp thông tin có độ tin cậy cao như website của Ngân hàng Trung ương Thái Lan, website của Ngân hàng Trung ương Indonesia và website của các tổ chức tài chính Quốc tế như IMF, WB, ADB Tác giả cũng tham khảo các thông tin được cung cấp từ những nguồn sách và tài liệu trong và ngoài nước qua các năm, các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố, văn bản pháp luật, thông tin thống kê để đối chiếu, so sánh, kiểm chứng lại các thông tin nhằm tiếp cận được những thông tin chính xác nhất để phục vụ việc nghiên cứu các nội dung của luận án. Các nghiên cứu chuyên sâu cũng được tham khảo có chọn lọc sử dụng làm tài liệu nghiên cứu. * Phƣơng pháp nghiên cứu Với đối tượng nghiên cứu được chỉ ra, phương pháp nghiên cứu định tính được xác định là phương pháp phù hợp được sử dụng trong luận án. Phương pháp 7
  17. định tính được sử dụng để tìm hiểu sâu các nội dung điều hành CSTT về xác định mục tiêu, sử dụng công cụ, lựa chọn kênh truyền dẫn và tổ chức điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia để phát hiện, xác định các bài học kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam từ đó rút ra hàm ý chính sách. Phương pháp nghiên cứu cụ thể được luận án sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết; phương pháp phân tích, tổng hợp kinh nghiệm; phương pháp so sánh và phương pháp thống kê mô tả. - Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết được sử dụng trong chương 1 để phân tích các công trình nghiên cứu về CSTT đồng thời tổng hợp các vấn đề mà các công trình đó đã nghiên cứu, từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu của luận án. Phương pháp này cũng được sử dụng trong chương 2 để phân tích các cơ sở lý thuyết về hoạt động điều hành CSTT, từ đó tổng hơp khung lý thuyết về điều hành CSTT cho các nghiên cứu trong chương sau. - Phương pháp phân tích, tổng hợp kinh nghiệm; phương pháp so sánh và phương pháp thống kê mô tả là các phương pháp được sử dụng trong chương 3, chương 4 và chương 5 để tìm hiểu thực trạng điều hành CSTT tại Việt Nam, kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan và Indonesia để từ đó có những kinh nghiệm và gợi ý chính sách phù hợp cho Việt Nam. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có một số đóng góp mới sau: - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), tiếp cận trên góc độ điều hành CSTT là tổng thể các hoạt động không chỉ bao gồm việc xây dựng khung CSTT (xác định mục tiêu, sử dụng công cụ, lựa chọn cơ chế truyền dẫn) mà bao gồm cả các hoạt động: tổ chức bộ máy và xác lập trách nhiệm, quyền hạn của bộ máy đó trong việc thực thi CSTT. - Phân tích và làm rõ kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong điều hành CSTT của Thái Lan, đặc biệt là giai đoạn hai nước này áp dụng khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu. Luận án cũng phân tích và làm rõ thực trạng điều hành CSTT ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020. 8
  18. - Trên cơ sở đánh giá thực tiễn điều hành CSTT của Việt Nam và bài học kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia, luận án đưa ra các hàm ý chính sách cho Việt Nam nhằm góp phần nâng cao hiệu quả CSTT trong thời gian tới, tầm nhìn đến năm 2030. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án * Về mặt lý luận Luận án góp phần bổ sung và phát triển khung lý luận về điều hành CSTT bằng việc xây dựng quan điểm toàn diện hơn về điều hành CSTT và hệ thống đầy đủ, sâu sắc hơn các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành đó. * Về mặt thực tiễn Luận án làm rõ cơ sở lựa chọn học hỏi kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia và cơ sở để đề xuất các hàm ý chính sách cho Việt Nam trong điều hành CSTT từ bài học kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan và Indonesia. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục bảng, Danh mục hình, Danh mục công trình nghiên cứu của tác giả, Danh mục tài liệu tham khảo, Mục lục và phụ lục, luận án gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về điều hành chính sách tiền tệ Chương 2: Cơ sở lý luận về điều hành chính sách tiền tệ Chương 3: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan và Indonesia Chương 4: Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam Chương 5: Hàm ý chính sách về điều hành chính sách tiền tệ đối với Việt Nam. Quy trình nghiên cứu của luận án được thể hiện trong Hình 1 sau. 9
  19. Hình 1: Quy trình nghiên cứu của luận án Tổng quan các nghiên cứu về điều hành chính sách tiền tệ Kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia - Hàm ý chính sách đối với Việt Nam Cơ sở lý luận về điều hành về chính sách tiền tệ Điều hành chính sách tiền tệ Nhân tố ảnh hưởng Lựa Lựa Lựa Tổ Các Các chọn chọn chọn chức nhân nhân các công kênh hoạt tố chủ tố mục cụ truyền động quan khách tiêu CSTT dẫn điều quan Bài học CSTT hành CSTT kinh nghiệm về điều Hàm Kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan và Indonesia hành ý CSTT chính sách CSTT từ khi áp Khái quát nền Tiến trình điều trong dụng CSTT lạm kinh tế vĩ mô hành CSTT Thành điều phát mục tiêu tựu và hành hạn CSTT chế trong Thực trạng điều hành về chính sách tiền tệ của Việt Nam điều hành CSTT Bối cảnh điều hành CSTT (Nguồn: Tác giả xây dựng) 10
  20. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Trong việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), các quốc gia luôn có sự điều chỉnh những nội dung điều hành trong các giai đoạn lịch sử nhất định để phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của Quốc gia đó. Chính vì vậy, những nghiên cứu về CSTT cũng khá phong phú, đa dạng về những góc độ khác nhau của CSTT. Có nhiều nghiên cứu về tổng thể CSTT hoặc nghiên cứu về một hay một số nội dung cụ thể của CSTT. Trong phần này, tác giả khái quát các nghiên cứu đáng chú ý trong và ngoài nước về CSTT, từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu của luận án. 1.1. Các nghiên cứu về điều hành chính sách tiền tệ 1.1.1. Nghiên cứu về điều hành chính sách tiền tệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế CSTT là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô, do vậy, việc điều hành CSTT bị ảnh hưởng rất lớn bởi bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, CSTT cần có sự điều hành phù hợp. Trong khoảng 15 năm trở lại đây, có một số nghiên cứu điển hình về việc xây dựng, điều hành, thực thi CSTT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các nghiên cứu đó đã có những đóng góp nhất định trong cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạt động điều hành CSTT, cụ thể. Phạm Thị Thư và các cộng sự (2010) trong đề tài “CSTT của Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới” [67] tập trung làm rõ tác động của quá trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đối với phương thức điều hành CSTT ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, mô tả để chỉ ra những sự kiện và những phản ứng CSTT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO đồng thời đưa ra các dự báo trong điều hành CSTT của Việt Nam. Tuy vậy, nghiên cứu chưa phân tích, đánh giá các nội dung điều hành CSTT của Việt Nam theo các nội dung điều hành mà chỉ dừng lại ở việc mô tả và bình luận các phản ứng chính sách theo giai đoạn. Kết quả nghiên cứu này có tính thời sự đến năm 2010, với bối cảnh kinh tế hiện nay, một số kết quả nghiên cứu không còn phù hợp để ứng dụng trong điều hành CSTT. Trong bài viết “Clarifying Central Bank Responsibilities for Monetary Policy, Credit Policy, and Financial Stability” của mình, Marvin Goodfriend (2010) 11
  21. [103] xem xét các lý do cho tính độc lập của CSTT, phác thảo các khía cạnh chính sách tín dụng và đề nghị làm rõ ranh giới trách nhiệm cho mỗi chính sách. Nhưng trong nghiên cứu “Redefining Central Banking”, Duvvuri Subbarao (2010) [133] lại đặt ra một loạt vấn đề liên quan đến chức năng của NHTW, cụ thể là: Trước khủng hoảng, NHTW chỉ chú trọng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát nhằm đảm bảo tăng trưởng, tạo việc làm và ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, sau khủng hoảng, nhiều ý kiến cho rằng ngoài mục tiêu kiềm chế lạm phát cần phải tăng cường chức năng điều tiết và giám sát hoạt động ngân hàng, ổn định tài chính và ngăn chặn bong bóng giá tài sản. Steven Kamin (2010) [110] trong bài viết “Financial Globalization and Monetary Policy” đã nghiên cứu về tác động của hội nhập tài chính quốc tế tới CSTT. Kết quả nghiên cứu của Kamin đã chỉ ra rằng NHTW của các quốc gia theo đuổi cơ chế tỷ giá thả nổi có khả năng quyết định mức lãi suất ngắn hạn một cách độc lập và vì thế có ảnh hưởng rộng hơn tới các điều kiện về tài chính cũng như diễn biến kinh tế vĩ mô của quốc gia đó. Tuy nhiên, các điều kiện tài chính trong nước lại dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ bên ngoài, gây khó khăn cho việc đưa ra các quyết định phù hợp của nhà hoạch định CSTT. Do vậy, những diễn biến trong hội nhập kinh tế tài chính quốc tế đã có tác động nhất định tới điều hành CSTT. "Financial globalization and monetary policy", Michael Devereux, Alan Sutherland (2008) [87] và “Globalization and Monetary Control” của Michael Woodford (2007) [141] đã nghiên cứu về tác động của hội nhập kinh tế đến CSTT đã chỉ ra rằng hội nhập có thể làm phức tạp và thậm chí là hạn chế khả năng CSTT có thể đạt được mục tiêu của mình theo rất nhiều cách. 1.1.2. Nghiên cứu về hiệu quả chính sách tiền tệ Trong bài viết “On the Effectiveness of Monetary Policy and Fiscal Policy”, Philip Arestis và Malcolm Sawyer [76] đã chỉ ra rằng trong khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô có sự thay đổi lớn trong mối tương quan giữa vai trò của CSTT và chính sách tài khóa trong việc thực hiện mục tiêu của nền kinh tế. CSTT không còn tập trung vào nỗ lực kiểm soát mức cung tiền như đã làm trong nửa đầu thập niên 1980, mà thay vào đó tập trung vào việc thiết lập lãi suất là công cụ chính sách chủ chốt của CSTT. Nghiên cứu “Monetary policy spillovers, global commodity prices and cooperation" của Andrew Filardo, Jacopo Lombardi và Carlos Montoro (2018) [94] dựa trên mô hình đa quốc gia DSGE (multi-country DSGE model) để đưa ra những 12