Luận án Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam

pdf 161 trang vuhoa 24/08/2022 9620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_ke_toan_trach_nhiem_tai_cac_doanh_nghiep_san_xuat_o.pdf

Nội dung text: Luận án Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Hà Nội, tháng 12 năm 2021 Tác giả luận án Chu Thị Huyến
  2. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Sau Đại học, Khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Thương mại đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong suốt quá trình đào tạo, nghiên cứu và thực hiện luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các thành viên của các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam, các chuyên gia tại các trường Đại học đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc cung cấp các số liệu, cho ý kiến đóng góp trong suốt quá trình điều tra, phỏng vấn phục vụ thực hiện luận án. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS, TS. Phạm Đức Hiếu và PGS, TS. Hà Thị Thuý Vân đã tận tình giúp đỡ, có những ý kiến đóng góp quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Sau cùng, tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn đến gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện luận án. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Chu Thị Huyến
  3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ vii PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3 3. Câu hỏi nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5 6. Những đóng góp mới của của đề tài 5 7. Kết cấu của luận án 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHẬN DIỆN KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 7 1.1. Các nghiên cứu về nội dung kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp 7 1.1.1. Nội dung kế toán trách nhiệm trước năm 1965 7 1.1.2. Nội dung kế toán trách nhiệm từ 1965 đến 1985 9 1.1.3. Nội dung kế toán trách nhiệm từ 1985 đến nay 11 1.2. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp 14 1.3. Khoảng trống nghiên cứu 20 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 22 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 23 2.1. Phân cấp quản lý – cơ sở của kế toán trách nhiệm 23 2.2. Khái niệm và vai trò của kế toán trách nhiệm 25 2.2.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm 25 2.2.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp 31 2.3. Nội dung kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp 32 2.3.1. Nhận diện và xác định trách nhiệm kế toán ở từng trung tâm trách nhiệm 32 2.3.2. Lập dự toán 40
  4. iv 2.3.3. Thu thập, xử lý thông tin thực hiện 45 2.3.4. Báo cáo kế toán trách nhiệm 48 2.3.5. Đánh giá thành quả ở các trung tâm trách nhiệm 52 2.4. Một số lý thuyết nền tảng và các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp 59 2.4.1. Một số lý thuyết nền tảng 59 2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp 63 2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 67 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 69 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 70 3.1. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu 70 3.1.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu 70 3.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 70 3.1.3. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 71 3.1.4. Quy trình nghiên cứu 72 3.2. Thiết kế nghiên cứu 73 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính 73 3.2.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng 80 3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu 85 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 90 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM 91 4.1. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam 91 4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam 91 4.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và hình thành trung tâm trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam 94 4.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam 97 4.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán quản trị 98 4.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam 100 4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu 100 4.2.2. Thực trạng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam . 101
  5. v 4.3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam 111 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá 111 4.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 115 4.3.3. Phân tích hồi quy bội 116 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 123 CHƢƠNG 5: BÀN LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 124 5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu về thực trạng áp dụng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam 124 5.2. Bàn luận kết quả về các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam 127 5.3. Các khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu 131 5.3.1. Khuyến nghị về áp dụng KTTN tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam 131 5.3.2. Khuyến nghị về các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam 135 5.4. Điều kiện thực hiện các khuyến nghị 137 5.4.1. Về phía Nhà nước 137 5.4.2. Về phía doanh nghiệp 138 5.4.3. Về phía các cơ sở đào tạo 139 5.4.4. Về phía các Hiệp hội nghề nghiệp 140 5.5. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 140 5.5.1. Những hạn chế của luận án 140 5.5.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo 141 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 142 KẾT LUẬN 143 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ DN Doanh nghiệp KTQT Kế toán quản trị KTTN Kế toán trách nhiệm TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCP Trung tâm chi phí TTDT Trung tâm doanh thu TTĐT Trung tâm đầu tư TTLN Trung tâm lợi nhuận TTTN Trung tâm trách nhiệm
  7. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN trong DN 19 Bảng 2.1: Các khái niệm về KTTN 28 Bảng 2.2: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTCP 53 Bảng 2.3: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTDT 54 Bảng 2.4: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTLN 56 Bảng 2.5: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTĐT 58 Bảng 3.1: Tổng hợp các thang đo nháp dựa vào nghiên cứu tiền nhiệm 75 Bảng 3.2: Các nhóm ngành sản xuất ô tô Việt Nam 83 Bảng 4.1: Thống kê doanh nghiệp khảo sát 97 Bảng 4.2: Thống kê về đối tượng trả lời phiếu 100 Bảng 4.3: Thống kê các loại TTTN 101 Bảng 4.4: Thống kê mô tả mức độ phân chia đơn vị thành các TTTN 101 Bảng 4.5: Thống kê về việc phân quyền và giao trách nhiệm cho các nhà quản lý ở các TTTN 102 Bảng 4.6: Thống kê mô tả mức độ phân phân quyền và giao trách nhiệm cho các nhà quản lý ở các TTTN 103 Bảng 4.7: Thống kê về trách nhiệm kế toán ở các TTTN 104 Bảng 4.8: Thống kê về lập dự toán 105 Bảng 4.9: Thống kê về thu thập, xử lý thông tin thực hiện 107 Bảng 4.10: Thống kê về báo cáo KTTN 109 Bảng 4.11: Thống kê về đánh giá thành quả ở các TTTN 110 Bảng 4.12: Kết quả phân tích KMO và kiểm định thang đo Barlett’s của các biến độc lập 112 Bảng 4.13: Kết quả ma trận thành phần chính xoay lần 4 112 Bảng 4.14: Tổng phương sai trích của các biến độc lập 114 Bảng 4.15: Kết quả phân tích KMO và kiểm định thang đo Barlett’s của biến phụ thuộc 115 Bảng 4.16: Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc 115 Bảng 4.17: Tổng hợp đánh giá độ tin cậy thang đo 115 Bảng 4.18: Ma trận hệ số tương quan 117 Bảng 4.19: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính lần đầu 118 Bảng 4.20: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính lần 2 119 Bảng 4.21: Kết quả phân tích hồi quy chính thức 120 Bảng 4.22: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình 121 Bảng 5.1: Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam 128 Bảng 5.2: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam 129
  8. viii DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 4.1: Thống kê về tổ chức bộ máy kế toán quản trị tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam 98 Biểu đồ 4.2: Thống kê về lập dự toán 104 Biểu đồ 4.3. Phân phối Histogram của phần dư trong mô hình 122 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu 73 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Nội dung kế toán trách nhiệm trong DN qua các giai đoạn 14 Hình 2.1: Các loại và đặc điểm của TTTN 34 Hình 2.2: Trách nhiệm kế toán ở các TTTN 40 Hình 2.3: Mô hình lý thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN trong DN 67 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam 82
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế khách quan với hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Hệ quả là mức độ cạnh tranh giữa các DN ngày càng trở nên khốc liệt không chỉ trong nước mà còn trên cả thị trường khu vực và thế giới. Khi đó, các DN muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng tự cải thiện hiệu quả hoạt động nội bộ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Mỗi DN cần thiết phải nghiên cứu và ứng dụng các công cụ quản lý hiệu quả nhằm phục vụ cho việc ra quyết định. Một trong những công cụ quản lý đắc lực, phù hợp với bối cảnh mới hiện nay đó chính là KTTN (Nguyễn Thị Bích Liên và Nguyễn Thị Mai Hiên, 2017; Trần Trung Tuấn, 2017). KTTN là một bộ phận của KTQT, dựa trên cơ sở phân cấp, phân quyền cho các nhà quản trị, các bộ phận, đơn vị trong DN, sử dụng tổng hợp các phương pháp kế toán chi phí và phương pháp đánh giá thành quả để đo lường, đánh giá thành quả đạt được nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị các cấp, qua đó kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu đề ra (Ngô Thế Chi, 2018). KTTN cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản trị ở các cấp trong DN, giúp họ có thể đưa ra những quyết định phù hợp đồng thời khuyến khích các nhà quản trị phát huy năng lực quản lý (Schweikart, 1986; Horngren và Foster, 1987; Atkinson và cộng sự, 1997; Garrison và cộng sự, 2008; Ngô Thị Thu Hương, 2012). KTTN không những giúp cải thiện lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của đơn vị (Lin và Yu, 2002; Gharayba và cộng sự, 2011; Alshomaly, 2013; Nawaiseh và cộng sự, 2014; Sari và Amalia, 2018), mà còn tạo điều kiện cho việc kiểm soát các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức (Nwanyanwu, 2013; Maimako và cộng sự, 2018). Vì vậy, ngày nay nhiều nhà quản lý và giới nghiên cứu đã thừa nhận tầm quan trọng của KTTN cho sự phát triển bền vững của DN. KTTN đã và đang ngày càng khẳng định vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý kinh tế và đã trở thành một phương pháp quản lý, kiểm soát hiệu quả hoạt đông của DN (Meda, 2003). Tuy nhiên, KTTN - một bộ phận của KTQT có yêu cầu cao hơn nên khi áp dụng cũng đòi hỏi những điều kiện nhất định như: Phân cấp quản lý ở trình độ cao nghĩa là gắn liền với trách nhiệm và quyền hạn; Đi liền với đó là đội ngũ các nhà quản trị tương xứng để thực thi trách nhiệm được giao phó hay phân cấp; Cùng với đó là yêu cầu của nhà quản trị về cung cấp thông tin kế toán để giúp họ nắm bắt được tình hình, đánh giá thành quả hoạt động, báo cáo lên cấp cao hơn và cũng là
  10. 2 cơ sở để cấp quản trị cao hơn đánh giá thành tích của các nhà quản trị cấp thấp hơn Trên thế giới, bắt đầu từ nghiên cứu của Higgins (1952), KTTN đã được nghiên cứu và áp dụng trong các DN từ hơn 70 năm nay. Thực tế chỉ ra rằng KTTN đã có những đóng góp đáng kể vào sự thành công của nhiều DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau trên khắp thế giới như sản xuất (Lin và Yu, 2002; Akenbor và cộng sự, 2013), ngân hàng (Pajrok, 2014), y tế (Nyakuwanik và cộng sự, 2012; Karasioghu và cộng sự, 2012) song không phải DN, quốc gia nào cũng có thể áp dụng thành công KTTN. Tại Việt nam, do nền kinh tế mới chuyển sang kinh tế thị trường hơn 20 năm nay nên các kiến thức về KTQT nói chung và KTTN nói riêng vẫn còn tương đối mới mẻ. Về mặt pháp lý, KTTN được đề cập trong thông tư 53/2006/TT-BTC ban hành ngày 12/06/2006 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn áp dụng KTQT trong DN. Song hướng dẫn của thông tư này chỉ dừng lại ở việc đưa ra bốn khái niệm về các TTTN gồm TTCP, TTDT, TTLN và TTĐT. Điều này khiến cho việc hiểu và vận dụng KTTN tại các DN Việt Nam không tránh khỏi những khó khăn và vướng mắc. Về mặt thực tiễn, KTTN mới chỉ được nghiên cứu và từng bước có những DN áp dụng trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên số lượng các nghiên cứu vẫn còn hạn chế, nội dung áp dụng KTTN trong các DN còn chưa triệt để. Bên cạnh đó, các nghiên cứu vận dụng KTTN mới chỉ dừng lại ở việc vận dụng từng nội dung cụ thể của KTTN vào từng ngành, lĩnh vực hoặc từng loại hình DN mà chưa có sự thống nhất và chưa được tổng kết thành những hướng dẫn cụ thể giúp DN có thể hiểu và vận dụng một cách hiệu quả. Do vậy, việc tìm ra những điểm chung, những nét đặc thù bổ sung cho lý luận và thực tiễn về KTTN còn khá non trẻ ở Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Là một nước đang phát triển, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hội nhập với thế giới, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tiếp thu các thành tựu trong quản lý của các nước đi trước trong đó có KTQT nói chung và KTTN nói riêng để thu hẹp dần khoảng cách phát triển. Tuy nhiên sau hơn 15 năm nghiên cứu và triển khai áp dụng, KTTN ở nước ta vẫn còn khoảng cách nhất định so với các nước. Vậy đâu là yếu tố tác động dẫn đến tình trạng đó đang là một vấn đề đặt ra cho giới nghiên cứu. Mặt khác, đối chiếu với các DN sản xuất Việt Nam nói chung và các đơn vị trong ngành ô tô nói riêng, DN sản xuất ô tô có nhiều yếu tố đặc thù như vốn đầu tư lớn, công nghệ sản xuất tiên tiến, phức tạp, gồm nhiều khâu do đó thường hình thành các TTTN có tính phân tầng trong DN cũng như đòi hỏi kiểm soát chi phí tới từng công đoạn vì vậy phù hợp cho nghiên cứu KTTN. Cùng với đó, qua khảo sát thực trạng
  11. 3 KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam cho thấy, việc áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam đã bắt đầu được triển khai nhưng biểu hiện của KTTN còn chưa rõ ràng. Các đơn vị gặp phải những khó khăn nhất định trong việc xác định các TTTN cũng như ranh giới giữa các TTTN. Các dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hằng năm đều được lập tại doanh nghiệp song lại chưa được chi tiết tới từng TTTN. Hệ thống tài khoản, sổ kế toán tại các đơn vị đều được chi tiết theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, tuy nhiên chưa được chi tiết theo các TTTN nhằm xử lý dữ liệu theo các TTTN phục vụ đánh giá trách nhiệm quản lý nhà quản lý bộ phận. Nhận thức của các nhà quản lý về KTTN vẫn còn nhiều hạn chế Chính vì vậy việc nghiên cứu nhằm đưa ra những khuyến nghị giúp các đơn vị này thực hiện đầy đủ, có hiệu quả KTTN qua đó đạt được mục tiêu của tổ chức là yêu cầu bức thiết trong điều kiện hiện nay. Ngoài ra, theo hiểu biết của tác giả, cho đến thời điểm này chưa có nghiên cứu nào về KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam” cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Luận án nghiên cứu KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam nhằm phân tích, đánh giá thực trạng KTTN tại các đơn vị. Đồng thời luận án cũng làm rõ các yếu tố và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến áp dụng KTTN tại các đơn vị này. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những khuyến nghị, hàm ý nhằm hoàn thiện và thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Về lý luận: Hệ thống hóa, phân tích và làm rõ thêm cơ sở lý thuyết và những vấn đề lý luận chung về nội dung KTTN trong DN. Về thực tiễn: - Khảo sát, đánh giá thực trạng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam; - Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam;
  12. 4 - Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các gợi ý và đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện và thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Nhằm đáp ứng mục tiêu và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án tập trung phân tích và trả lời 4 câu hỏi sau: - Nội dung KTTN và các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN trong DN nói chung? - Thực trạng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam hiện nay như thế nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam? Mức độ tác động của các yếu tố này? - Cần có những giải pháp, khuyến nghị nào nhằm thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu KTTN trên các khía cạnh lý luận, thực trạng áp dụng KTTN và các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu KTTN trong DN gắn với cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để đo lường, kiểm soát và đánh giá thành quả của từng TTTN cũng như đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý ở mỗi TTTN trong đơn vị. Luận án không đi sâu vào các vấn đề kỹ thuật cụ thể của KTTN ở từng TTTN. Các dẫn chứng và số liệu trong bài nếu có chỉ nhằm chứng minh cho việc áp dụng KTTN nói chung tại các DN khảo sát và cung cấp cơ sở cho các nhận định về áp dụng KTTN trong DN. Luận án cũng không nghiên cứu KTTN xã hội và KTTN môi trường. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Các DN sản xuất ô tô tại Việt Nam trong đó bao gồm cả DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2021.
  13. 5 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, gồm phương pháp luận chung và một số phương pháp cụ thể: Phương pháp luận nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu với đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã xác định, luận án sử dụng kết hợp phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong phân tích dữ liệu. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án gồm phuơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng. Việc sử dụng kết hợp hai phương pháp này nhằm bổ sung thông tin cho nhau trong quá trình xử lý và phân tích dữ liệu (Leedy và Ormrod, 2012). Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm thiết lập bảng hỏi, điều chỉnh và bổ sung các biến độc lập, hình thành nên thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam; Kỹ thuật sử dụng chủ yếu là thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia trong lĩnh vực KTQT và quản trị DN. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện dựa trên mô hình nghiên cứu đã xây dựng trong bước nghiên cứu định tính để kiểm định các giả thuyết đưa ra và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam. 6. Những đóng góp mới của của đề tài Thứ nhất, luận án góp phần bổ sung, làm rõ thêm cơ sở lý thuyết và những vấn đề lý luận chung về nội dung KTTN trong DN gắn với cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để đo lường, kiểm soát và đánh giá thành quả của từng TTTN cũng như đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý trong đơn vị. Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá thực trạng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam theo 5 nội dung: (1) Nhận diện và xác định trách nhiệm kế toán ở từng TTTN; (2) Lập dự toán; (3) Thu thập, xử lý thông tin thực hiện; (4) Báo cáo KTTN và (5) Đánh giá thành quả ở các TTTN. Đồng thời, luận án cũng làm sáng tỏ những ảnh hưởng của các yếu tố đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam bằng các phương pháp nghiên cứu tin cậy trên cơ sở kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
  14. 6 Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất các khuyến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam và cho các DN sản xuất cùng loại hình. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục bảng biểu sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và nhận diện khoảng trống nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực trạng kế toán trách nhiệm tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam Chương 5: Bàn luận và các khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu
  15. 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHẬN DIỆN KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU Trong chương này, tác giả hệ thống hóa các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án. KTTN nhận được sự quan tâm của các tác giả trong và ngoài nước cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, tác giả tổng quan các công trình theo hai hướng chính: (i) Các nghiên cứu về nội dung KTTN trong DN và (ii) Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến KTTN trong DN. Trên cơ sở đó tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu cho đề tài. 1.1. Các nghiên cứu về nội dung kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp 1.1.1. Nội dung kế toán trách nhiệm trước năm 1965 Diemer và Hugo (1924) và Weger (1926) cho rằng KTTN được khởi xướng vào những năm 1920. Tuy nhiên, chỉ đến cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960 KTTN mới phát triển nhanh chóng (Scapens và cộng sự, 1984; Zimnicki, 2016). Trong giai đoạn này, KTTN bao gồm những nội dung cơ bản sau: - Nhận diện và xác định trách nhiệm kế toán ở từng TTTN: Higgins (1952) cho rằng các TTTN được xác định phù hợp dựa vào sơ đồ tổ chức. Các TTTN trong DN gồm 3 loại: TTCP, TTDT và TTLN. Tương tự, Kellogg (1962) cũng khẳng định rằng để thiết lập KTTN thì DN phải được phân chia thành các bộ phận và đơn vị theo từng chức năng cụ thể. Một nghiên cứu khác của Gordon (1963) cũng cho thấy quy trình thực hiện KTTN trong tổ chức được bắt đầu từ việc nhận diện các TTTN. Tuy nhiên khác với quan điểm của Higgins (1952), tác giả cho rằng chỉ có 2 loại TTTN trong đơn vị gồm TTCP và TTLN. Sau khi thiết lập các TTTN thì DN phải tiến hành giao quyền và trách nhiệm cho các trung tâm đó (Kellogg, 1962). Trong giai đoạn này việc giao trách nhiệm tập trung vào các bộ phận chức năng và các cá nhân trong đơn vị (Hansen và Mowen, 2007). Do vậy, TTTN được xác định thường là một đơn vị hay bộ phận trong tổ chức như nhà máy, bộ phận hoặc dây chuyền sản xuất. KTTN giai đoạn này vì vậy đặt trọng tâm vào việc tối ưu hoá kết quả tài chính ở cấp đơn vị hay bộ phận của DN. Trách nhiệm được xác định căn cứ trên khía cạnh tài chính, trong đó chủ yếu liên quan đến chi phí (Kellogg, 1962; Vlogel, 1962). Người quản lý chỉ chịu trách nhiệm đối với những khoản chi phí thuộc quyền kiểm soát của họ (Botham, 1924). Tương tự, Higgins (1952) cũng cho rằng người quản lý chỉ phải chịu trách nhiệm đối với những công việc mà họ có mức độ ảnh hưởng đáng kể hoặc kiểm soát trực tiếp. Đồng thuận với các quan điểm trên, Ferrara (1964) cũng đưa ra nhận định rằng
  16. 8 quản đốc của một nhà máy sản xuất chỉ chịu trách nhiệm với những chi phí mà họ kiểm soát trực tiếp và những chi phí họ kiểm soát gián tiếp thông qua cấp dưới của mình. Do đó KTTN giai đoạn này đặt trọng tâm vào việc kiểm soát chi phí (Phillippe, 1959). - Lập dự toán: Một trong những điều kiện để thực hiện KTTN trong DN là các nhà quản trị đứng đầu mỗi TTTN phải tham gia vào việc lập dự toán ngân sách của trung tâm mình (Higgins, 1952). Tuy nhiên, dự toán giai đoạn này chủ yếu liên quan đến khía cạnh chi phí (Kellogg, 1962). Do vậy định mức chi phí và dự toán chi phí là nội dung trọng tâm của lập dự toán ngân sách trong DN (Scapens và cộng sự, 1984). Việc xây dựng dự toán chi phí được thiết lập cho từng bộ phận trong tổ chức (organizational unit budgets) và là dự toán tĩnh (Hansen và Mowen, 2007). - Thu thập, xử lý thông tin thực hiện: Kellog (1962) cho rằng việc thực hiện KTTN trong DN nên được hướng dẫn bởi các quy tắc tương tự như áp dụng cho kế toán chi phí bao gồm: Xác định tài khoản kế toán để phản ánh các khoản mục chi phí; Mỗi tài khoản phải đại diện cho một nhóm chi phí để thuận lợi trong việc phân tích; Tất cả các khoản chi phí phải được ghi lại chi tiết theo trách nhiệm của bộ phận và cá nhân cụ thể. Vì vậy, KTTN giai đoạn này chủ yếu đi sâu vào việc thu thập và xử lý thông tin của TTCP mà chưa đề cập đến các loại TTTN khác (Lương Thị Thanh Việt, 2018). - Báo cáo KTTN: Các báo cáo được lập nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin tài chính mà trọng tâm là về chi phí tại các cấp trách nhiệm trong DN (Higgins, 1952). Vì vậy KTTN giai đoạn này có liên hệ gần gũi với kế toán chi phí (Kellogg, 1962). Các báo cáo chi phí không chỉ lập thông thường mà thêm yếu tố kiểm soát chi phí và chỉ ra các bộ phận chịu trách nhiệm cụ thể. Đây cũng chính là một trong những đặc trưng của KTTN (Lương Thị Thanh Việt, 2018). Nghiên cứu sau này của Phillippe (1959) và Ferrara (1964) đã làm rõ hơn về cấp độ trách nhiệm cần báo cáo. Các nghiên cứu này đều cho rằng có ba cấp độ trách nhiệm trong một nhà máy sản xuất gồm cấp công nhân, cấp phòng ban và cấp nhà máy. Đối với mỗi cấp độ, vấn đề chỉ đơn giản là truy nguyên các chi phí mà các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện ở từng cấp. Khác với các quan điểm trên, Clarke (1961) lại cho rằng DN cần xác định các cấp độ trách nhiệm một cách rõ ràng, không nhất thiết là 3 cấp độ. Đối với mỗi cấp độ, các báo cáo phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu kiểm soát và đánh giá trách nhiệm thuộc mỗi cấp. - Đánh giá thành quả ở các TTTN: Việc đo lường thành quả bộ phận xuất hiện ở những năm 1950 (Ashton và cộng sự, 1991). Các chỉ tiêu đo lường được xây dựng
  17. 9 phù hợp với tình trạng hiện tại và có xu hướng tương đối ổn định theo thời gian, KTTN giai đoạn này vì vậy nhấn mạnh vào đo lường thành quả tài chính thông qua khả năng đáp ứng hoặc phù hợp với tiêu chuẩn tài chính ổn định (Hansen và Mowen, 2007). Do ứng dụng của KTTN giai đoạn này đặt trọng tâm vào việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị để hỗ trợ họ kiểm soát chi phí và kiểm soát quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức (Anthony, 1965). Vì vậy việc đánh giá thành quả được thực hiện chủ yếu đối với TTCP (Kwang and Slavin, 1962; Zannetos, 1963; Ferrara, 1964). KTTN vận dụng phương pháp kế toán chi phí truyền thống để phân bổ các chi phí chung liên quan đến các TTCP, cũng như tính toán và phân tích chênh lệch chi phí (chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung) thực hiện so với định mức hoặc dự toán để đánh giá thành quả ở TTCP (Kwang and Slavin, 1962; Weber, 1963; Zannetos, 1963; Ferrara, 1964). 1.1.2. Nội dung kế toán trách nhiệm từ 1965 đến 1985 Trong giai đoạn này, một loạt các kỹ thuật mới đã được phát triển bởi các DN Nhật Bản để cạnh tranh tích cực với sự thống trị của các DN nước ngoài như phương pháp đúng sản phẩm - với đúng số lượng - tại đúng nơi - vào đúng thời điểm cần thiết (just in time - JIT), quản lý chất lượng toàn diện (total quality management - TQM). Trong khi ở Mỹ, các nhà quản trị nhận ra rằng quản lý các hoạt động thay vì quản lý chi phí là chìa khóa để kiểm soát thành công cho các DN hoạt động trong môi trường cải tiến liên tục. Điều này dẫn đến sự xuất hiện và ứng dụng mô hình quản lý dựa trên hoạt động (activity - based management - ABM) vào các DN nhằm cắt giảm chi phí một cách hiệu quả (Maccoville, 1993). Do đó, KTQT nói chung và KTTN nói riêng đã có sự liên kết nhất định vào quá trình quản trị DN, đặc biệt là đánh giá các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng nhằm mục tiêu cắt giảm sự lãng phí nguồn lực trong hoạt động kinh doanh (IFAC, 1998). Kết quả là KTTN ở giai đoạn này vẫn kế thừa những nội dung ở giai đoạn trước, song có sự phát triển hơn và mang những nét đặc trưng, khác biệt, được thể hiện ở một số khía cạnh cơ bản sau: - Các TTTN trong DN không chỉ có TTCP, TTDT và TTLN mà còn có cả TTĐT (Liao, 1973; Toy, 1978). Việc giao trách nhiệm tập trung vào các quy trình và các nhóm trong DN thay vì giao cho các bộ phận chức năng và cá nhân như giai đoạn trước. Do vậy KTTN giai đoạn này đặt trọng tâm vào việc tối ưu hoá kết quả tài chính của toàn bộ hệ thống (systemwide), đó là toàn bộ các quy trình và các nhóm (processes and teams) (Hansen và Mowen, 2007). Quyền và trách nhiệm
  18. 10 được giao cho người quản lý không chỉ liên quan đến chi phí mà còn liên quan đến cả doanh thu, lợi nhuận và đầu tư (Vos và O'Connell, 1968; Liao, 1973; Toy, 1978). Tuy nhiên, việc gán trách nhiệm cho nhà quản trị liên quan đến khía cạnh đầu tư chưa thực sự được các DN chú trọng (Reece và Cool, 1978). - Khác với giai đoạn trước, nhà quản lý không chỉ chịu trách nhiệm với các chi phí họ kiểm soát mà còn chịu trách nhiệm với các chi phí phân bổ từ cấp trên (Anstine và Scott, 1980; Callen và Livnat, 1989). Việc quyết định các chi phí được tính vào một TTTN như sau (Anstine và Scott, 1980): (1) Nếu nhà quản lý có thẩm quyền với việc mua và sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thì nhà quản lý đó sẽ chịu trách nhiệm về các chi phí mua sắm và sử dụng đó; (2) Nếu nhà quản lý chỉ sử dụng các loại hàng hóa dịch vụ thì nhà quản lý đó sẽ phải chịu trách nhiệm về mức độ tiêu hao chi phí và (3) Ngay cả khi nhà quản lý không sử dụng các khoản chi phí đó thì họ cũng phải “gánh chịu những khoản chi phí” này do các nhà quản lý cấp cao yêu cầu các nhà quản lý cấp trung gian và cấp dưới phải chia sẻ trách nhiệm bởi phần lớn những khoản chi phí phân bổ này phát sinh từ các giao dịch mang về lợi ích chung cho toàn DN. - Để phục vụ cho việc đánh giá thành quả ở các TTTN chính xác, trong giai đoạn này, KTTN không những phải xác định chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được mà còn phải xác định doanh thu, lợi nhuận và đầu tư kiểm soát được và không kiểm soát được (Bhandari và Kaur, 2018). Do cách thức phân bổ chi phí theo phương pháp truyền thống (phân bổ chi phí theo sản lượng) không còn phù hợp và có thể dẫn đến những quyết định chiến lược không tối ưu (Johnson và Kaplan, 1987). Kết quả là KTTN đã bước đầu áp dụng phương pháp KTQT hiện đại, trong đó có phương pháp chi phí mục tiêu (target costing – TC) vào những năm 1980 (Kato, 1993). - Việc tính toán chênh lệch căn cứ vào định mức chi phí và chi phí dự toán ở các TTCP trở nên không phù hợp bởi không cung cấp được các thông tin thích hợp cho nhà quản trị trong việc ra quyết định (Scapens và cộng sự, 1984). Vì vậy các nhà quản trị đứng đầu mỗi TTTN phải tham gia lập dự toán ở bộ phận mình đảm trách. Các dự toán không chỉ liên quan đến chi phí mà còn liên quan đến cả doanh thu và lợi nhuận (Toy, 1978; Belkaoui, 1981). Mặt khác, việc xây dựng dự toán phải sử dụng kỹ thuật lập dự toán linh hoạt nhằm thiết lập các tiêu chuẩn động (dynamic standards) để phù hợp với các thay đổi của quy trình cải tiến liên tục (Hansen và Mowen, 2007).