Luận án Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại tổng công ty thuốc lá Việt Nam

pdf 209 trang vuhoa 24/08/2022 9940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại tổng công ty thuốc lá Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_hoan_thien_to_chuc_kiem_toan_noi_bo_tai_tong_cong_ty.pdf

Nội dung text: Luận án Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại tổng công ty thuốc lá Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI  ĐẶNG VĂN QUANG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI  ĐẶNG VĂN QUANG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS Đặng Văn Thanh 2. PGS.TS Chúc Anh Tú HÀ NỘI - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận án Tiến sĩ là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh
  4. ii LỜI CÁM ƠN Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới tập thể giáo viên hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn nghiên cứu sinh trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện Luận án. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cám ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Viện đào tạo Sau đại học, khoa kế toán, khoa Quản lý kinh doanh đã giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình học tập và nghiên cứu Luận án. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cám ơn các chuyên gia tại các Cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị, tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán; công ty kiểm toán độc lập đã tạo điều kiện giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình khảo sát, phỏng vấn xin ý kiến để có cơ sở thông tin phục vụ cho nghiên cứu và thực hiện Luận án. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cám ơn Hội đồng Thành viên, Ban Kiểm soát nội bộ, Ban Tài chính kế toán và các phòng ban khác của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình điều tra, thu thập thông tin số liệu phục vụ cho nghiên cứu thực hiện Luận án. Nghiên cứu sinh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI CÁM ƠN ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MUC SƠ ĐỒ vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU viii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 16 1.1. Khái quát chung về kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp 16 1.1.1. Bản chất của kiểm toán nội bộ 16 1.1.2. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ 20 1.1.3. Các quy định pháp lý về kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam 24 1.2. Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp 26 1.2.1. Khái niệm tổ chức kiểm toán nội bộ 26 1.2.2. Nguyên tắc tổ chức kiểm toán nội bộ 27 1.2.3. Nội dung tổ chức kiểm toán nội bộ 29 1.3. Tổ chức kiểm toán nội bộ tại một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp tại Việt Nam 47 1.3.1. Tổ chức kiểm toán nội bộ tại một số nước trên thế giới 47 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam 53 1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 54 1.4.1. Các quy định pháp lý về kiểm toán nội bộ 54 1.4.2. Quan điểm, nhận thức của nhà quản trị về kiểm toán nội bộ 55 1.4.3. Mô hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp 55 1.4.4. Hệ thống kiểm soát nội bộ, hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 60 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM 61
  6. iv 2.1. Tổng quan về Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam 61 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 61 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam 64 2.1.3. Đặc điểm của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán nội bộ 65 2.1.4. Tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2018-2020 76 2.2. Thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 82 2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 83 2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 88 2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 106 2.3.1. Những kết quả đạt được 106 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế 108 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 112 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 114 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM 115 3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030 115 3.1.1. Phương hướng phát triển của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam 115 3.1.2. Mục tiêu phát triển của Tổng công ty 118 3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 119 3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện 119 3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện 120 3.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 123
  7. v 3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 123 3.3.2. Hoàn thiện tổ chức nội dung kiểm toán nội bộ 130 3.3.3. Hoàn thiện tổ chức quy trình kiểm toán nội bộ 132 3.3.4. Hoàn thiện tổ chức phương pháp kiểm toán nội bộ 151 3.3.5. Các giải pháp khác 153 3.4. Các kiến nghị 156 3.4.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 156 3.4.1.2. Kiến nghị với Bộ Công thương 157 3.4.2. Kiến nghị với tổ chức nghề nghiệp và các sơ sở đào tạo 158 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 159 KẾT LUẬN 160 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ BCTC Báo cáo tài chính BTC Bộ Tài chính CBCNV Cán bộ công nhân viên HĐQT Hội đồng quản trị HĐTV Hội đồng thành viên HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KQKD Kết quả kinh doanh KSNB Kiểm soát nội bộ KTNB Kiểm toán nội bộ KTNN Kiểm toán Nhà nước KTVNB Kiểm toán viên nội bộ KTQT Kế toán quản trị NSNN Ngân sách Nhà nước IFAC Liên đoàn kế toán quốc tế IIA Hiệp hội kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ QĐ Quyết định QTRR Quản trị rủi ro SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định XDCB Xây dựng cơ bản VINATABA Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam
  9. vii DANH MUC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình 3 vòng bảo vệ trong quản trị doanh nghiệp 16 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy KTNB tập trung 30 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy KTNB phân tán 31 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy KTNB tổng hợp 32 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tổ chức bộ máy KTNB trực thuộc Ban Giám đốc 33 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy KTNB trưc thuộc HĐQT 35 Sơ đồ 1.7: Sơ đồ tổ chức bộ máy KTNB trưc thuộc Ủy ban kiểm toán 36 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình chế biến sợi thuốc lá 66 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình sản xuất thuốc lá điếu, bao 67 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh tại Tổng công ty 69 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy KSNB tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam . 83 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy KTNB tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 125 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy KTNB tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc và các đơn vị thành viên 127
  10. viii DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Tình hình và kết quả kinh doanh của Tổng Công ty trong 3 năm 2018, 2019, 2020 77 Bảng 2.2: Tình hình đầu tư tại các Công ty Con do Công ty Mẹ nắm cổ phần chi phối 78 Bảng 2. 3: Kết quả khảo sát về tổ chức bộ phận KTNB tại Tổng Công ty 82 Bảng 2.4: Mẫu Quyết định Thanh tra 91 Bảng 2.5: Mẫu kế hoạch tiến hành thanh tra 92 Bảng 2.6: Mẫu nhật ký thanh tra 96 Bảng 2.7 Mẫu Báo cáo kết quả thanh tra 98 Bảng 3.1: Mẫu kế hoạch kiểm toán nội bộ năm 137 Bảng 3.2: Mẫu kế hoạch kiểm toán nội bộ chi tiết 143 Bảng 3.3: Mẫu báo cáo kết quả kiểm toán nội bộ 149
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hiện thị trường mở cửa và hội nhập hiện nay của Việt Nam, Đảng và Nhà nước tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước, trong đó chú trọng thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty. Với mục tiêu hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực cạnh tranh, tối đa hóa sử dụng các nguồn lực nhằm đảm bảo an toàn tài sản, đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp Nhà nước. Song song với việc triển khai các nội dung trong tái cơ cấu doanh nghiệp như thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước cũng chú trọng hoàn thiện phương thức quản lý, cơ chế quản trị rủi ro, kiểm soát, kiểm toán trong nội bộ doanh nghiệp, trong đó đề cao vai trò của kiểm toán nội bộ trong kiểm soát hoạt động cũng quản trị các rủi ro của các doanh nghiệp. Với vai trò là công cụ kiểm soát thiết yếu giúp các nhà quản lý điều hành và quản trị doanh nghiệp một cách có hiệu quả, đồng thời là công cụ kiểm tra, phân tích, đánh giá chất lượng của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế các tiêu cực, đảm bộ độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính. Kiểm toán nội bộ đã hình thành và là một bộ phận cấu thành của hệ công cụ quản lý kinh tế không thể tách rời trong hoạt động của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, KTNB xuất hiện vào năm 1997 trong quá trình cải cách hệ thống kế toán Việt Nam, đánh dấu bằng việc Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 832- TC/QĐ/CĐKT, ngày 28 tháng 10 năm 1997 về quy chế KTNB áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước. Thực tế sau hơn 20 năm tổ chức thực hiện, nhiều các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đã tích cực tổ chức và vận hành KTNB, bước đầu đã có một số đóng góp tích cực trong việc quản lý và điều hành kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc từ quan điểm, nhận thức về KTNB
  12. 2 đến mô hình tổ chức và phương pháp tiến hành tại các doanh nghiệp. Không ít nhà quản lý với tư cách là đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp Nhà nước không muốn, không quan tâm tổ chức, thành lập bộ phận KTNB hoặc việc thành lập chỉ là hình thức. Nhận thức về KTNB nhìn chung chưa đầy đủ, không đúng mức. Quá trình tổ chức thực hiện hoạt động KTNB còn nhiều lúng túng và vướng mắc, chưa tuân thủ theo phương pháp cũng như quy trình kiểm toán, dẫn đến hiệu quả đem lại chưa tương xứng với chức năng và vai trò của KTNB. Với những tồn tại đó, trong các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước vẫn tồn tại rất nhiều các lỗ hổng trong hoạt động kiểm soát, tồn tại nhiều tiêu cực, nhiều sai phạm trong quản lý dẫn đến thất thoát tài sản của quốc gia, của đơn vị. Nhiều đại án kinh tế trong những năm vừa qua đã là minh chứng cho sự thiếu vắng và yếu kém của hệ thống KTNB, đặc biệt là trong nền kinh tế chuyển đổi, mở cửa. Trước thực tế tồn tại trong tổ chức KTNB trong các doanh nghiệp, Luật kế toán số 88/QH13 năm 2015 đã giành trọn một điều (điều 39) quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Ngay sau đó, ngày 22 tháng 01 năm 2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ để quy định và hướng dẫn điều 39 của Luật kế toán. Ngày 10 tháng 7 năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 66/2020/TT-BTC ban hành quy chế mẫu về KTNB áp dụng cho doanh nghiệp. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Nhà nước trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động KTNB. Đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng vừa mang tính bắt buộc, vừa mang tính hướng dẫn góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của KTNB, giúp các doanh nghiệp xác định trách nhiệm, chủ động trong tổ chức bộ máy, tổ chức hoạt động KTNB tại đơn vị của mình. Tổng công ty thuốc lá Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành công nghiệp chế biến. Trong quá trình hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty luôn kịp thời xây dựng và chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động của mình phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ phát triển của đất nước. Những năm gần đây, với chủ trương sắp xếp lại ngành Thuốc lá Việt Nam
  13. 3 theo hướng tập trung đầu mối, Tổng công ty luôn giữ vai trò nòng cốt, đã tiếp nhận phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá địa phương gia nhập làm thành viên của Tổng công ty. Thực hiện Quyết định 166/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty đã thực hiện thí điểm trước, sau đó triển khai đồng loạt các đơn vị trực thuộc. Mặc dù thực hiện thí điểm từ năm 2014, nhưng đến năm 2016 là năm đầu tiên 02 nhóm công ty hoạt động trọn vẹn trong mô hình công ty mẹ - công ty con với đầy đủ các thành viên. Sau khi thực hiện tái cơ cấu, Tổng công ty đã từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động nhóm công ty mẹ - công ty con; định hướng phát triển dài hạn, xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; đề ra giải pháp thực hiện trong lĩnh vực nguyên liệu, thị trường và phát triển sản phẩm mới, xuất nhập khẩu; thực hiện quản lý, chỉ đạo triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng nhóm công ty. Trong lĩnh vực thiết lập và vận hành hệ thống quản trị, hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý, Tổng công ty đã phân cấp quản lý chuyển giao theo quy định quyền chủ quyết định, quyền quản lý, quyền và trách nhiệm điều hành hoạt động các nhóm công ty thuốc lá ở hai miền Nam, Bắc cho hai công ty mẹ là Thăng Long và Sài Gòn. Tổng công ty đã thống nhất các đơn vị có cùng đặc điểm, tính chất trong sản xuất kinh doanh, phù hợp về điều kiện địa lý, phân cấp và phân quyền mạnh mẽ cho hai công ty mẹ là công ty Thuốc lá Thăng Long và Sài Gòn. Đồng thời, ban hành điều lệ các công ty mẹ, thống nhất mô hình tổ chức quản lý, hệ thống quản trị trong tổ hợp Tổng công ty và các nhóm công ty theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tập trung. Song song với việc thực hiện đề án tái cơ cấu. Để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý điều hành. Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam đã thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh để kịp thời ngăn ngừa và phát hiện các sai phạm trong quá trình hoạt động. Để tăng cường hơn nữa hoạt động kiểm soát, quản trị rủi ro, Tổng công ty cần xây dựng bộ phận KTNB
  14. 4 với chức năng chủ yếu là đánh giá, phát hiện những yếu kém, hạn chế của hệ thống KSNB; đánh giá, tư vấn về quy trình quản trị, quy trình quản lý rủi ro của đơn vị. Từ đó, việc xây dựng và hoàn thiện KTNB trở thành vấn đề mang tính cấp bách trong quản lý tài chính tại các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nói riêng, vừa có ý nghĩa về lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu mới của KTNB đối với các doanh nghiệp, cùng với quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động kiểm soát, KTNB tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:“Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam” làm Luận án Tiến sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Luận án nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức KTNB tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trên cơ sở tuân thủ luật pháp, phù hợp đặc điểm hoạt động và quản lý, góp phần xây dựng hệ thống KTNB trở thành công cụ quản lý hữu hiệu trong quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp nói chung và ở Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nói riêng. 2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của Luận án bao gồm: - Hệ thống hóa những lý luận về kiểm toán nội bộ, về tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp; - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam bao gồm: Tổ chức bộ máy, tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong tổ chức, xây dựng và vận hành kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, góp phần vào việc
  15. 5 tăng cường quản trị rủi ro, bảo vệ tài sản và nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, của Nhà nước. 3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3.1. Một số nghiên cứu về kiểm toán nội bộ trên thế giới Kiểm toán nội bộ đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, do đó có nhiều các nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau về kiểm toán nội bộ, có thể kể đến một số nghiên cứu của các tác giả: - Nghiên cứu của tác giả Victor Z, Brink, Herbert Witt, giáo trình kiểm toán nội bộ hiện đại đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát. Nghiên cứu của các tác giả trình bày trong 4 phần bao gồm 30 chương. Đây là nghiên cứu tạo ra tiền đề cho các nghiên cứu về KTNB trên thế giới theo quan điểm hiện đại. Nghiên cứu đề cập đến bản chất KTNB, các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp KTNB, các nguyên tắc kiểm soát, phương thức hoạt động KTNB; đồng thời nghiên cứu cũng chỉ rõ việc lập kế hoạch tổ chức KTNB, bố trí nhân viên và huấn luyện KTNB, vai trò và chức năng của Ủy ban kiểm toán trong doanh nghiệp; đề cập đến quy trình KTNB từ việc lập kế hoạch, thực hiện hiện kiểm toán, lập báo cáo KTNB và theo dõi thực hiện kiến nghị của KTNB. - Nghiên cứu của tác giả Robert Moeller năm 2005 ,"Kiểm toán nội bộ hiện đại theo quan điểm của Brink". Nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề cơ sở về kiểm toán nội bộ; công tác quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ; đi sâu phân tích sự cần thiết của kiểm toán nội bộ đối với lĩnh vực hoạt động trong các đơn vị sản xuất kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp, đưa ra các hướng dẫn về các mô hình tổ chức bộ máy KTNB cho từng lĩnh vực cụ thể; phân tích chỉ rõ mối quan hệ của kiểm toán nội bộ với các bộ phận chức năng khác, đồng thời nhấn mạnh việc đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán nội bộ và đưa ra những kết luận, dự báo về xu hướng phát triển của kiểm toán nội bộ. - Nghiên cứu của tác giả Michael Elliot, Ray Dawson, Janet Edwards năm 2007, Cải thiện mô hình hoạt động cho kiểm toán nội bộ. Nghiên cứu đã đề cập đến các mô hình tổ chức hoạt động của KTNB trong các đơn vị, đánh giá những
  16. 6 ưu điểm, hạn chế của mô hình hoạt động, từ đó đưa ra các ý kiến cải thiện mô hình hoạt động cho KTNB để đảm bảo tính độc lập, hiệu quả. - Nhiên cứu của các tác giả Ana Fernández và Laviada năm 2007, “Vai trò và chức năng của kiểm toán nội bộ trong quản lý rủi ro”. Nghiên cứu đã chỉ rõ mối quan hệ giữa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp với KTNB, chỉ rõ vai trò của KTNB trong quản trị rủi ro, nhấn mạnh KTNB là tuyến phòng thủ thứ ba trong ba vòng bảo vệ phòng thủ doanh nghiệp. - Nghiên cứu của tác giả Ebissa năm 2015. Các yếu tố quyết định hiệu quả của kiểm toán viên nội bộ: Trường hợp của khu vực công tại Ethiopia. Tác giả đã nhận định tính độc lập của kiểm toán nội bộ được xem là yếu tố nền tảng cho sự tin cậy của các báo cáo kiểm toán nội bộ. Nếu các nhân viên kiểm toán nội bộ không có sự độc lập về bản chất bên trong, cũng như ở sự biểu hiện bên ngoài thì các báo cáo kiểm toán nội bộ sẽ mất đi sự tin cậy, cũng như tính khách quan. - Nghiên cứu của các tác giả Raiborn, C., Butler, J. B., Martin, K., & Pizzini, M. (2017), Chức năng kiểm toán nội bộ, điều kiện để quản trị tốt doanh nghiệp. Nghiên cứu của tác giả đã chỉ rõ dưới góc độ của kiểm toán nội bộ, tính độc lập đề cập đến khả năng thực hiện công việc một cách tự do và khách quan mà không bị can thiệp bởi các nhà quản lý hay các nhân viên thuộc bên trong và bên ngoài tổ chức. - Nghiên cứu của tác giả Ismael. H. R., Roberts. C. (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự nguyện tổ chức kiểm toán nội bộ, bài học từ Vương Quốc Anh. Nghiên cứu của tác giả đã trình bày và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tự nguyện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp, đồng thời chỉ rõ vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản trị điều hành. Từ đó, liên hệ thực tế tổ chức kiểm toán nội bộ tại một số doanh nghiệp ở Vương Quốc Anh và rút ra một số kinh nghiệm để vận dụng vào các doanh nghiệp cụ thể. Những nghiên cứu trên của các tác giả tập trung chỉ ra vấn đề chung của KTNB như vai trò, chức năng, quan điểm về kiểm toán nội bộ, một số nghiên cứu kiểm toán nội bộ tại một số lĩnh vực đặc thù. Tuy nhiên, chưa có nhiều
  17. 7 nghiên cứu đánh giá một cách tổng quát về hiệu quả kiểm toán nội bộ trong một đơn vị cụ thể mà chỉ tập trung vào nghiên cứu về lý luận và nghiệp vụ của kiểm toán nội bộ. 3.2. Một số nghiên cứu về kiểm toán nội bộ tại Việt Nam Ở Việt Nam sau khi hình thành kiểm toán độc lập (1991), kiểm toán Nhà nước (1997), năm 1997 KTNB chính thức được đưa vào áp dụng bằng quyết định số 832-TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính. Từ đó nhiều nghiên cứu về kiểm toán nội bộ cũng bắt đầu phát triển. Về các giáo trình kiểm toán nội bộ trong các trường Đại học khối kinh tế Ở Việt Nam, thực tế tại các trường Đại học khối kinh tế tại Việt Nam, không có nhiều trường đưa môn học kiểm toán nội bộ vào trong chương trình giảng dạy, do đó Giáo trình kiểm toán nội bộ chỉ được biên soạn tại một số trường đại học: Giáo trình “Kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp” xuất bản năm 2015 của Đại học Kinh tế Quốc dân do TS. Phan Trung Kiên với kết cấu 5 chương đã trình bày tổng quan về kiểm toán nội bộ, tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ, thực hiện kiểm toán nội bộ, thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán nội bộ, báo cáo kiểm toán nội bộ; Giáo trình “Kiểm toán nội bộ” xuất bản năm 2015 của Đại học Thương mại, do PGS.TS Nguyễn Phú Giang và Nguyễn Trúc Lê biên soạn, trình bày trong 15 chương, có nội dung tổ chức bộ máy và quy trình KTNB, đồng thời cũng trình bày về tổ chức vận dụng phương pháp KTNB. Tuy nhiên chưa đề cập đến một số khía cạnh quan trọng khác như tổ chức xây dựng điều lệ, xây dựng nội dung, tổ chức vận dụng phương pháp tiếp cận Về các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan, theo tìm hiểu của tác giả, có nhiều đề tài nghiên cứu về kiểm toán nội bộ. Một số nghiên cứu điển hình như: Tác giả Nguyễn Quang Quynh (1998) "Xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát trong quản lý vĩ mô và vi mô ở Việt Nam" đã đề cập tới KTNB như là một yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB, KTNB đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong quản lý vi mô; Tác giả Vương Đình Huệ (2000), Hoàn thiện mô hình kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước, đề tài nghiên cứu khoa học cấp
  18. 8 Bộ Tài chính, đã đề cập đến các mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ, tổ chức công việc kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Nhà nước; Tác giả Đặng Văn Thanh (2017), Kiểm toán nội bộ công cụ kiểm soát thiết yếu”, tạp chí kế toán và kiểm toán số T7/2017, đã đề cập đến vai trò và chức năng của kiểm toán nội bộ trong việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mai Vinh (2005), Hoàn thiện KTNB tại Bộ Thuỷ sản, đã đề cập đến thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Bộ Thủy sản. Nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Thanh (2018), Kiểm toán nội bộ tại Việt Nam thực trạng và những việc cần làm, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế. Nghiên cứu đã nêu những thực trạng hoạt động KTNB tại Việt Nam bao gồm những kết quả đã đạt được và những tồn tại hạn chế. Trên có sở đó, Nghiên cứu đã đề xuất một số công việc cần làm để nâng cao hiệu quả hoạt động KTNB tại các đơn vị. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (2020), Chức năng tư vấn trong hoạt động kiểm toán nội bộ, Tạp chí kế toán và kiểm toán số 6/2020. Nghiên cứu chỉ rõ chức năng tư vấn của hoạt động kiểm toán nội bộ tại phần lớn các tổ chức vẫn chưa được thực hiện riêng biệt mà được lồng ghép vào các cuộc kiểm toán thực hiện chức năng đảm bảo, nghiên cứu phân tích về chức năng tư vấn trong hoạt động kiểm toán nội bộ, các loại hình tư vấn và quy trình thực hiện chức năng tư vấn trong hoạt động kiểm toán nội bộ tại tổ chức. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Ngân Giang (2021), Kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Công thương số 3/2021. Nghiên cứu của tác giả trình bày thực trạng về tổ chức bộ máy KTNB và thực trạng về quy trình kiểm toán nội bộ, chỉ ra những hạn chế trong tổ chức KTNB tại các doanh nghiệp tại Việt Nam. Về các công trình khoa học là các Luận án Tiến sĩ đã được công bố có thể kể đến một số Luận án của các tác giả: Tác giả Phan Trung Kiên (2008), “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân. Nghiên cứu đã trình bày hệ thống các cơ sở lý luận về tổ chức KTNB
  19. 9 trong các doanh nghiệp, đưa vấn đề thực hiện kiểm toán liên kết trong cuộc KTNB; Luận án nghiên cứu thực trạng, đánh giá thực trạng tổ chức KTNB trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam bao gồm nội dung tổ chức bộ máy và tổ chức công tác KTNB; trên cơ sở đó, Luận án đã đưa ra 9 giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức KTNB trong các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam, trong tập trung vào các giải pháp: Liên kết các loại hình KTNB trong doanh nghiệp xây dựng Việt Nam giữa nội kiểm với ngoại kiểm; xây dựng quy trình KTNB cụ thể; xây dựng quy chế KTNB cho các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam; xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng KTNB; thiết kế chương trình cho bộ phận KTNB; xây dựng giấy tờ làm việc cho kiểm toán viên; xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trong hoạt động KTNB trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam; tổ chức bộ máy KTNB thống nhất phù hợp với doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thu Hà trong Luận án Tiến sĩ “Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam” năm 2011. Luận án phát triển lý luận về kiểm toán nội bộ trong loại hình công ty tài chính, căn cứ vào phân tích tính chất rủi ro trong hoạt động của công ty tài chính và tính hiệu quả của phương pháp tiếp cận trên cơ sở rủi ro để khẳng định phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên định hướng rủi ro là cần thiết với loại hình công ty này. Trong khi các nghiên cứu trước về kiểm toán nội bộ chưa đề cập tới phạm vi, cách thức vận dụng phương pháp tiếp cận trên cơ sở định hướng rủi ro, Luận án xác định khả năng vận dụng của phương pháp tiếp cận này không chỉ trong kiểm toán thông tin tài chính, mà cả kiểm toán hoạt động đánh giá tính hiệu quả của các qui trình nghiệp vụ, không chỉ trong thực hiện kiểm toán mà cả trong xây dựng kế hoạch kiểm toán năm. Từ kết quả điều tra khảo sát, luận án nghiên cứu và đánh giá thực trạng tổ chức KTNB tại các công ty tài chính Việt Nam. Luận án đề xuất các giải pháp đồng bộ, toàn diện, có tính khả thi cho tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính, trong đó các giải pháp chủ yếu là: Xây dựng chiến lược phát triển cho kiểm toán nội bộ tại công ty tài chính xuất phát từ việc nghiên cứu kỳ vọng của chủ sở hữu, ban lãnh đạo công ty vào hoạt động
  20. 10 kiểm toán nội bộ; Vận dụng phương pháp tiếp cận trên cơ sở định hướng rủi ro cho kiểm toán nội bộ, cụ thể là xây dựng mô hình chấm điểm rủi ro khi lập kế hoạch kiểm toán năm và đánh giá các rủi ro cụ thể trong các nghiệp vụ để xác định thủ tục kiểm toán phù hợp, các mô hình rủi ro xem xét các yếu tố rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, có thể định lượng, có thể tính toán so sánh để xác định mức độ ưu tiên kiểm toán; Mở rộng loại hình kiểm toán, cụ thể là kiểm toán hoạt động chiến lược và hiệu quả nghiệp vụ, xác định các thước đo trong kiểm toán hoạt động tính hiệu quả của các nghiệp vụ tại công ty tài chính. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Khương trong Luận án tiến sĩ “Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội” năm 2017. Luận án đã trình bày, phân tích và đưa ra quan điểm về khái niệm, mục tiêu, vai trò, chức năng nhiệm vụ cũng như nội dung, phương pháp, quy trình của KTNB trong đơn vị; tổng hợp, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTNB trong đơn vị, cụ thể trong trường đại học, trong đó có đại học công lập. Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ nét nội dung tổ chức KTNB trong trường ĐH bao gồm: Tổ chức bộ máy (gồm tổ chức lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy KTNB và tổ chức nhân sự KTNB) và tổ chức hoạt động KTNB (bao gồm tổ chức xác định nội dung kiểm toán và tổ chức quy trình KTNB) trong trường đại học. Trên cơ sở đó luận án đưa ra 3 nhóm giải pháp: Hoàn thiện tổ chức bộ máy KTNB tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội; Hoàn thiện tổ chức hoạt động KTNB tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội; Giải pháp để duy trì, đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của KTNB tại các trường ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội tại các trường Đại học, trong đó có các trường Đại học công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo trong Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Tập đoàn Bảo Việt” năm 2019. Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về KTNB và tổ chức KTNB bao gồm: Tổ chức xây dựng điều lệ KTNB và tổ chức bộ máy KTNB trong doanh nghiệp; tổ chức vận dụng phương pháp tiếp cận và phương pháp kỹ thuật
  21. 11 KTNB trong doanh nghiệp; tổ chức xác định nội dung KTNB trong doanh nghiệp; tổ chức quy trình kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp; tổ chức kiểm soát chất lượng KTNB trong doanh nghiệp; tổ chức hồ sơ, giấy tờ làm việc KTNB trong doanh nghiệp. Luận án đã mô tả thực trạng tổ chức KTNB tại Tập đoàn Bảo Việt bao gồm các nội dung tổ chức xây dựng điều lệ KTNB và tổ chức bộ máy KTNB; tổ chức vận dụng phương pháp tiếp cận và phương pháp kỹ thuật KTNB; tổ chức xác định nội dung KTNB; tổ chức quy trình KTNB; tổ chức kiểm soát chất lượng KTNB trong doanh nghiệp; tổ chức hồ sơ, giấy tờ làm việc KTNB. Luận án cũng thực hiện phân tích, so sánh thực trạng tổ chức KTNB tại Tập đoàn Bảo Việt với lý luận và chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở phân tích thực trạng và lý luận cơ bản đã được hệ thống hóa và bổ sung, luận án đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức KTNB tại Tập đoàn Bảo Việt bao gồm 6 giải pháp: Hoàn thiện tổ chức xây dựng điều lệ và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ; Hoàn thiện tổ chức vận dụng phương pháp tiếp cận và phương pháp kỹ thuật kiểm toán nội bộ; Hoàn thiện tổ chức xác định nội dung kiểm toán nội bộ; Hoàn thiện tổ chức quy trình kiểm toán nội bộ; Hoàn thiện tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán nội bộ; Hoàn thiện tổ chức hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ. Nhìn chung, đến nay ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về kiểm toán nội bộ trong các ngành khác nhau, do kiểm toán nội bộ là một khái niệm còn mới các nghiên cứu đã đóng góp rất lớn vào nâng nhận thức cũng như cách thức tiếp cận nghiên cứu về tổ chức kiểm toán nội bộ tại Việt Nam. 3.3. Khoảng trống nghiên cứu Các nghiên cứu của các tác giả trong bối cảnh hệ thống pháp lý về KTNB tại Việt Nam vẫn chưa được ban hành một cách đầy đủ và cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống pháp luật về KTNB đang dần được hoàn thiện hơn, bằng việc quy định KTNB trong Luật kế toán, Nghị định của Chính phủ, các hướng dẫn của Bộ Tài chính vể tổ chức KTNB tại các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp. Trước bối cảnh đó, góc độ tiếp cận về nghiên cứu của tác giả sẽ đảm bảo