Luận án Đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_an_danh_gia_hieu_qua_dau_tu_cua_doanh_nghiep_o_viet_nam.pdf
Nội dung text: Luận án Đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam
- BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG HẠ THỊ THU THUỶ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – 2022
- BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG HẠ THỊ THU THUỶ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh 2: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thắng Hà Nội - 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận án “Đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu riêng, độc lập của tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày . tháng 01 năm 2022 Tác giả Hạ Thị Thu Thuỷ
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên cho phép tôi xin trân trọng cảm ơn tới Trung tâm tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn đến các Quý Thầy, Cô giáo - những người đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh tại Viện. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thắng, người hướng dẫn khoa học, đã chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Lãnh đạo và các đồng nghiệp Ban Dự báo Kinh tế ngành và Doanh nghiệp cùng với các đồng nghiệp trong Trung tâm, đã quan tâm, hỗ trợ, cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình tôi, những người thân và bạn bè đã luôn hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án./. Tác giả luận án Hạ Thị Thu Thuỷ
- i MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 5 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP 5 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp 5 1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp 16 1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp 25 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu 29 1.2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 30 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu 30 1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 34 1.2.3. Cách tiếp cận và khung phân tích 37 1.2.4. Phương pháp nghiên cứu 40 1.2.5. Giả thiết nghiên cứu 41 Tóm tắt Chương 1: 43 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP 45 2.1. CÁC KHÁI NIỆM 45 2.1.1. Đầu tư 45 2.1.2. Hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp 48
- ii 2.1.3. Đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp 50 2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP . 51 2.2.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội 51 2.2.2. Hiệu quả tài chính 53 2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP 55 2.3.1. Môi trường vĩ mô 55 2.3.2. Tiếp cận các nguồn lực đầu vào 56 2.3.3. Loại hình sở hữu 56 2.3.4. Địa điểm 57 2.3.5. Quy mô doanh nghiệp 57 2.3.6. Ngành sản xuất kinh doanh 57 2.4. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH 57 2.4.1. Về đánh giá hiệu quả đầu tư 57 2.4.2. Về đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư 58 Tóm tắt Chương 2: 55 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 61 3.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2019 61 3.1.1. Môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp 61 3.1.2. Thực trạng phát triển và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2005-2019 68 3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM QUA CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI 74 3.2.1. Đóng góp vào ngân sách của các doanh nghiệp ở Việt Nam 75 3.2.2. Số lao động tăng thêm trong giai đoạn nghiên cứu 78 3.2.3. Sự thay đổi thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp . 80 3.2.4. Hiệu quả lao động 81
- iii 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 84 3.3.1. Hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam thông qua các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu 84 3.3.2. Hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam thông qua các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận 87 3.4. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 93 3.4.1. Mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp 93 3.4.2. Mô tả biến số và bộ số liệu 99 3.4.3. Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam theo hàm sản xuất 105 3.4.4. Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam theo theo độ co giãn của đầu tư và doanh thu 112 3.4.5. Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam theo thống kê Q của Tobin 117 3.5. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2019 122 3.5.1. Về hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp 122 3.5.2. Về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp 124 Tóm tắt chương 3: 127 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 128 4.1. BỐI CẢNH KINH TẾ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025 128 4.1.1. Xu hướng kinh tế thế giới giai đoạn 2021-2025 128 4.1.2. Triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025 131
- iv 4.2. ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025 135 4.2.1. Quan điểm về phát triển doanh nghiệp 135 4.2.2. Định hướng phát triển nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 136 4.3. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP 137 4.2.1. Nhóm chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư 138 4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp 143 Tóm tắt Chương 4: 148 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 170 PHỤ LỤC 171
- v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện Xuyên Thái Bình Dương ĐKKD Đăng ký kinh doanh DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định thương mại tự do GDP Tổng sản phẩm quốc nội MTKD Môi trường kinh doanh NCS Nghiên cứu sinh PCI Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh TCTK Tổng cục Thống kê TNHH Trách nhiệm hữu hạn
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp 18 Bảng 3.1: Quy mô tổng tài sản và lao động của doanh nghiệp 72 Bảng 3.2: Năng suất lao động của doanh nghiệp giai đoạn 2005-2019 83 Bảng 3.3: Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư theo doanh thu của doanh nghiệp giai đoạn 2005-2019 85 Bảng 3.4: Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư theo lợi nhuận của doanh nghiệp giai đoạn 2005-2019 88 Bảng 3.5: Mẫu nghiên cứu phân theo loại hình sở hữu và theo ngành 101 Bảng 3.6: Mẫu nghiên cứu theo loại hình sở hữu và quy mô doanh nghiệp 102 Bảng 3.7: Giá trị trung bình của các biến trong mô hình 103 Bảng 3.10: Ước lượng độ co giãn đầu tư – doanh thu 113 Bảng 3.11: Ước lượng hiệu quả đầu tư theo thống kê Q của Tobin 118
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Khung phân tích chính của Luận án 39 Hình 3.1: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong các ngành kinh tế, giai đoạn 2005-2019 68 Hình 3.2: Tỷ trọng DN đang hoạt động phân theo khu vực địa lý 70 Hình 3.3: Tỷ trọng doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình sở hữu 71 Hình 3.4: Vốn đầu tư toàn xã hội chia theo thành phần kinh tế 73 Hình 3.5: Tỷ trọng nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp 75 Hình 3.6: Nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp 77 Hình 3.7: Số lao động làm việc trong doanh nghiệp phân theo loại hình sở hữu giai đoạn 2012-2019 78 Hình 3.8: Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp phân theo loại hình sở hữu giai đoạn 2012-2019 (giá cố định 2019) 80
- 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu đề tài luận án Kể từ sau đổi mới từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới, tăng trưởng kinh tế cao trong một thời gian dài và mức sống người dân được cải thiện. Cùng với tốc độ tăng trưởng ấn tượng của nền kinh tế, hoạt động đầu tư của khu vực doanh nghiệp ngày càng mở rộng, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội và bổ sung vốn đầu tư. Hiện nay, các nghiên cứu về hiệu quả đầu tư ở Việt Nam thường tập trung vào đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư toàn xã hội và mối liên hệ giữa đầu tư và tăng trưởng. Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy hiệu quả đầu tư của Việt Nam đang ở mức thấp. Một trong các nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư của Việt Nam là những thách thức chính sách trong việc cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước (IMF, 2013; OECD, 2013; VEPR, 2012). Hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước được coi là trụ cột chiến lược giai đoạn 2011-2015 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù tiến trình cải cách và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh nhưng khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn có kết quả hoạt động kém hiệu quả (IMF, 2013; Báo cáo phát triển Việt Nam, 2012). Trong những năm gần đây, đã có thêm nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của sở hữu tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu đã có thường tập trung vào các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán do tính sẵn có của số liệu (Võ Xuân Vinh 2011, 2013). Trong khi đó, việc nghiên cứu hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp niêm yết và không niêm yết) đặt trong cùng một bối cảnh không chỉ nhằm so sánh hiệu quả đầu tư giữa các loại hình doanh nghiệp mà còn giúp chỉ ra những vướng mắc của chính sách đối với cộng đồng doanh nghiệp nói chung, từ đó đề xuất giải pháp
- 2 nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Thêm nữa, phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hầu hết sử dụng phương pháp định tính. Những nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thường sử dụng số liệu với thời gian ngắn, quy mô mẫu nhỏ và được thực hiện khá lâu (trước khi Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực). Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp ở Việt Nam, mà cụ thể là đánh giá hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp theo loại hình sở hữu, theo ngành và theo quy mô doanh nghiệp sẽ cho thấy khu vực doanh nghiệp nào đang hoạt động hiệu quả nhất, và vốn đầu tư của khu vực nào hiện đang bị sử dụng kém hiệu quả nhất. Việc sử dụng các số liệu sơ cấp và thứ cấp cùng với việc kết hợp phương pháp định tính và định lượng sẽ cho thấy những bằng chứng rõ nét về hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra những yếu tố nào có ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam. 2. Những điểm mới của Luận án 2.1. Về lý luận Từ việc tổng quan tài liệu nghiên cứu và các lý thuyết về đầu tư, Luận án đã xây dựng khung nghiên cứu về đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp dưới góc độ đánh giá hiệu quả vốn đầu tư của các nhóm doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Luận án cũng đã làm sâu sắc hơn các lý thuyết về đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở góc độ vĩ mô và vi mô. Ở góc độ vĩ mô, khung lý thuyết đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp được xây dựng thông qua việc so sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội giữa các nhóm doanh nghiệp theo loại hình kinh tế để xem xét hiệu quả của từng nhóm doanh nghiệp. Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp cũng được Luận án đưa vào khung phân tích. Đó là các yếu tố của môi trường đầu tư và mức độ cạnh tranh của ngành.
- 3 Ở góc độ vi mô, Luận án xây dựng khung đánh giá hiệu quả đầu tư từ các chỉ số tài chính đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố về đặc điểm doanh nghiệp cũng được đưa vào khung phân tích như là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Từ các mô hình lý thuyết đầu tư, Luận án cũng đã xây dựng được mô hình định lượng đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam và mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. 2.2. Về thực tiễn Từ khung phân tích đã có, Luận án sử dụng đồng thời phương pháp định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam với số liệu điều tra doanh nghiệp giai đoạn 2006-2020 (thu thập thông tin giai đoạn 2005-2019). Việc đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp đã được xem xét, phân tích ở 3 khu vực doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước. Một số phát hiện của Luận án là: Thứ nhất, theo thời gian, hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn đầu tư của doanh nghiệp đang tăng lên, đặc biệt ở khía cạnh tạo việc làm chính thức. Hiệu quả kinh tế - xã hội của khu vực doanh nghiệp tư nhân (DNTN) cũng cao hơn so với khu vực doanh nghiệp nhà nước(DNNN) và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI), thể hiện qua mức tăng năng suất lao động, đóng góp vào ngân sách và tạo việc làm. Thứ hai, hiệu quả đầu tư ở góc độ tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam không có sự thay đổi theo thời gian. Dường như hoạt động đầu tư của khối DNNN không xuất phát từ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ ba, xét theo ngành nghiên cứu, kết quả phân tích định lượng không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng và kinh doanh bất động sản và ngành dịch vụ (không bao gồm ngành tài chính-ngân
- 4 hàng, và các ngành dịch vụ công như y tế, giáo dục). Thứ tư, quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận với hiệu quả của vốn đầu tư. Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng cao. Thứ năm, môi trường đầu tư chưa thể hiện ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam. Trong khi đó, việc tiếp cận vốn vay đang là rào cản cho hoạt động đầu tư của các DNTN ở Việt Nam. Từ các kết quả nghiên cứu, Luận án đã đưa ra những đề xuất và hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn tới. 3. Nội dung chính của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận án bao gồm 4 chương sau: Chương 1 trình bày tổng quan các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư và các phương pháp đánh giá. Chương này cũng trình bày khoảng trống nghiên cứu, điểm mới của Luận án và mục tiêu, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của Luận án. Chương 2 trình bày cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm các khái niệm, lý thuyết đầu tư, các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư và phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam. Chương 3 trình bày thực trạng hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp ở Việt Nam, khuôn khổ chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, các kết quả nghiên cứu về đánh giá hiệu quả đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam. Chương 4 trình bày các nội dung về bối cảnh vĩ mô trong và ngoài nước giai đoạn 2021-2025 ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp; đề xuất quan điểm, định hướng phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam.
- 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Kể từ sau Đổi mới, với mong muốn xoá bỏ dần cơ chế quan liêu bao cấp của nền kinh tế kế hoạch hoá, xây dựng nền kinh tế thị trường năng động và hội nhập với kinh tế quốc tế, Việt Nam đã xây dựng và ban hành các chính sách nhằm phát triển khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sau 35 năm đổi mới, khu vực doanh nghiệp, chủ thể chính của nền kinh tế, đã trở thành động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam. Sự năng động của các doanh nghiệp ở Việt Nam đã góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập, tạo đà tăng trưởng cao cho đất nước trong một thời gian dài. Mặc dù vậy, có những giai đoạn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chậm lại, sức cạnh tranh bị suy giảm. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước (bao gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) sẽ quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế. Các nghiên cứu về hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp cũng thường so sánh hiệu quả đầu tư của khối doanh nghiệp nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân thông qua các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội. Đối với khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), hiệu quả đầu tư, bên cạnh các chỉ số hiệu quả tài chính, được xem xét thông qua các tác động tràn đến khu vực doanh nghiệp
- 6 nội địa. Tổng quan tài liệu về hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp có một số điểm đáng chú ý như sau: 1.1.1.1. Đánh giá hiệu quả đầu tư thông qua việc so sánh hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở các nền kinh tế chuyển đổi thường tập trung vào đánh giá hiệu quả đầu tư của khu vực nhà nước so với khu vực tư nhân. Nếu như trước đây, các nghiên cứu thường tập trung đánh giá hiệu quả đầu tư ở các nước chuyển đổi khu vực Đông Âu thì trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả đầu tư ở các nước chuyển đổi Châu Á như Trung Quốc hoặc Việt Nam. Trong các nghiên cứu quốc tế về hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp thường tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của loại hình sở hữu, đặc biệt là sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Shleifer 1998, Ramamurti 1997, La Porta và Lopez-de-Silanes 1999). Nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này tập trung vào các nước đang chuyển đổi từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường (Frydman và cộng sự 1999, Claessens, Djankov và Pohl 1997, Claessens và Djankov 1999). Đặc biệt tập trung vào các nền kinh tế đang chuyển đổi ở Đông Á như Trung Quốc và Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù có những thành công của việc tăng trưởng dựa trên vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư ở các nước này vẫn còn rất hạn chế. Trong khi đó, DNNN tiếp tục hoạt động với vai trò quan trọng trong nền kinh tế mặc dù vẫn thể hiện sự yếu kém về quản trị doanh nghiệp và những mâu thuẫn giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu chính sách (Dollar và Wei 2007, IMF 2013, VEPR 2012). Trong khi các mô hình truyền thống về mối quan hệ giữa quản lý – cổ đông và đầu tư doanh nghiệp (Jensen 1986, Blanchard và cộng sự 1994) nhấn mạnh mục tiêu của cổ đông là tối đa hóa lợi nhuận, có một số nguyên nhân chỉ ra tại sao
- 7 DNNN có thể đi chệch mục tiêu này dẫn tới hiệu quả phân bổ vốn thấp. Nếu mục tiêu của chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tối đa hóa phúc lợi xã hội, vì lợi ích công cộng hoặc vì mục đích chính trị thì việc phân bổ vốn đầu tư sẽ trở thành ưu tiên phụ trong các doanh nghiệp mà nhà nước giữ cổ phần chi phối (Shleifer 1998, Megginson và Netter 2001). Ví dụ, sự thay đổi quản trị có thể dẫn tới việc thay đổi mục tiêu và sự không chắc chắn của chính quyền có thể dẫn tới kế hoạch đầu tư dựa trên việc tối đa hóa quy mô doanh nghiệp (nhằm mục tiêu mở rộng quy mô) chứ không phải vì mục tiêu lợi nhuận (Megginson và Netter 2001, Chen và cộng sự 2011). Các quyết định phân bổ vốn đầu tư kém có thể trầm trọng hơn trong nền kinh tế chuyển đổi khi mà sự can thiệp của chính phủ có thể làm nảy sinh các cuộc tranh luận về rủi ro đạo đức. Chen và cộng sự (2011) lưu ý 2 lý do có thể dẫn tới hiệu quả phân bổ vốn đầu tư kém là: 1) Các DNNN (trong các nghiên cứu tiên nghiệm) có thể bỏ lỡ cơ hội đầu tư để có lợi nhuận nếu có sự xung đội với mục tiêu chính trị và 2) DNNN (được dự báo) có thể không hủy bỏ các các dự án đầu tư không có lợi nhuận nếu nó phục vụ cho các chương trình nghị sự rộng hơn. Trong nhiều trường hợp, các hoạt động đầu tư của DNNN được thực hiện để cung cấp các dịch vụ công mà không vì mục tiêu lợi nhuận. Thêm vào đó, những hạn chế mềm về ngân sách và những ưu đãi khi tiếp cận tín dụng cho các DNNN có thể dẫn tới các quyết định sản xuất và đầu tư không hiệu quả nhưng vẫn được hỗ trợ vốn (Berglof, Erik, và Roland 1998, Hersch và cộng sự 1997, Megginson và Netter 2001, Schaffer 1998). Xem xét hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và DNNN ở Hàn Quốc, (Kim và Kwon 2015) đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp tư nhân có hiệu quả đầu tư cao hơn DNNN do sự bất cân xứng thông tin thấp hơn khi các nhà đầu tư lớn của các doanh nghiệp tư nhân có quyền truy cập vào các thông tin nội bộ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng như các nghiên cứu về Trung Quốc (Chen và cộng sự
- 8 2011), nghiên cứu của (Kim và Kwon 2015) chỉ tập trung vào các doanh nghiệp niêm yết chính thức trên thị trường chứng khoán mà không đánh giá hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp chưa/không niêm yết. Theo (Nguyen D. 2014), (WorldBank 2012), (VEPR 2012), doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang trở thành lực cản cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Phân tích hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và DNNN ở Việt Nam và xem xét mối quan hệ giữa doanh thu và đầu tư từ số liệu Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2001-2012, (O'Toole và cộng sự 2015) đã chỉ ra rằng, kế hoạch đầu tư của các DNNN ở Việt Nam dường như không có mối quan hệ với tăng trưởng doanh thu. Trong khi các doanh nghiệp tư nhân cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa đầu tư và tăng trưởng sản lượng thì ở khối DNNN, mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của (Trần Kim Hào, Nguyễn Thị Nguyệt 2012) và O'Toole và cộng sự 2015) cũng cho thấy, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của DNNN là do không tối ưu hiệu quả của đồng vốn đầu tư nhà nước, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa làm thay đổi chất lượng quản trị và quản lý DNNN. Là một nước đang phát triển điển hình ở Châu Á, năm 1986, Việt Nam đã tiến hành chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chỉ bao gồm các DNNN và các hợp tác xã sang nền kinh tế định hướng thị trường đa ngành, đa sản phẩm. Một trong những lý do buộc chính phủ thực hiện cải cách kinh tế này là sự không hiệu quả của hệ thống kế hoạch hóa tập trung đã dẫn tới sự thất bại của nhiều DNNN (Phạm và Mohnen, 2005). Một giải pháp kinh tế cho vấn đề này là phát triển các doanh nghiệp tư nhân và làm giảm các DNNN kém hiệu quả thông qua cổ phần hóa. Trong giai đoạn 1992-2004, tổng số DNNN được cổ phần hoá hoàn toàn lên đến 2.242 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư khoảng 17.700 tỷ đồng (Truong và cộng sự, 2006). Ngoài ra, cổ phần hoá chủ yếu góp phần chuyển đổi từ DNNN sang các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- 9 (Neupert và cộng sự, 2006), có tốc độ phát triển nhanh chóng đáng kể, khoảng 300% trong giai đoạn 1998-2002 (TCTK, 2009). Khi đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa và tư nhân hóa, (Pham 2013) sử dụng mẫu các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa trong giai đoạn 2000-2012. Kiểm tra sự thay đổi bằng việc so sánh hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp một năm sau tư nhân hóa với nhiều năm sau tư nhân hóa, sử dụng phương pháp luận tập trung vào khía cạnh tài chính và thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính được kiểm toán, tác giả chỉ ra rằng tư nhân hóa không đảm bảo sự cải thiện hiệu quả của doanh nghiệp. Cụ thể, sau tư nhân hóa, các doanh nghiệp có tăng doanh lợi tài sản (ROA) và doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) là do tiết kiệm chi phí bán hàng và quản trị và tăng doanh thu ròng do mở rộng kỳ hạn tín dụng. Phân tích cũng chỉ ra doanh nghiệp là DNNN trước đây có nợ và đòn bẩy tài chính thấp hơn, hiệu suất sử dụng tài sản thấp hơn chủ yếu do quản lý tài sản không hiệu quả. Một kết quả khác là rủi ro tiềm ẩn của việc trả nợ ngắn hạn. Bài học rút ra là cần tiếp tục chương trình tư nhân hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi, chính phủ nên tập trung vào những quyết định phức tạp hơn và kỹ năng quản trị của những doanh nghiệp có nguồn gốc nhà nước trong quá trình tư nhân hóa. Đã có nhiều nghiên cứu trong nước đánh giá hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước bao gồm doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước. Các báo cáo này đã nghiên cứu đến nhiều khía cạnh khác nhau như: hiệu quả sử dụng vốn, mức độ đóng góp vào tăng trưởng, đóng góp vào an sinh xã hội (Ngô Quang Minh, 2001; CIEM, 2002; IMF, 2013; Pham, Cuong Duc, 2013; Nguyễn Đình Cung, 2014; O’Toole và cộng sự, 2015). Nghiên cứu của CIEM (2002) được thực hiện dựa trên cuộc điều tra khoảng 422 doanh nghiệp cổ phần hoá ở 15 tỉnh, thành phố trên cả nước. Nghiên cứu này đánh giá doanh thu, giá trị tăng thêm (VA), lượng lao động tăng thêm, thu nhập
- 10 của người lao động, tổng tài sản, giá trị xuất khẩu và tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu của doanh nghiệp trong mẫu điều tra. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cổ phần hoá về cơ bản có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dựa trên số liệu điều tra 1 năm và được tiến hành cách đây gần 20 năm (năm 2001). Nghiên cứu của (Truong và cộng sự 2006) sử dụng mẫu 121 doanh nghiệp có nguồn gốc nhà nước và theo cách của (Meggison và cộng sự 1994), tác giả đã chỉ ra rằng sau cổ phần hoá, các chỉ tiêu về lợi nhuận, doanh thu, hiệu quả doanh nghiệp và thu nhập của người lao động đều tăng. Cũng như nghiên cứu của CIEM (2002), nghiên cứu này được tiến hành ở thời điểm Việt Nam chưa gia nhập WTO, sức ép hội nhập lên các doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự cao như giai đoạn sau năm 2007. Cùng sử dụng số liệu về các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá trong giai đoạn 2000 – 2012, nghiên cứu của (Phạm Đức Cường 2013) và nghiên cứu của (O’Toole và cộng sự 2015) đã đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính và hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp có nguồn gốc nhà nước. Nghiên cứu của (O’Toole và cộng sự 2015) sử dụng mô hình gia tốc đầu tư theo cách của (Wugle 2000) để đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp có nguồn gốc nhà nước và doanh nghiệp tư nhân và các tác giả chỉ ra rằng các quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhà nước không gắn với tăng trưởng doanh thu và cầu thị trường. Kết quả nghiên cứu của (Phạm Đức Cường 2013) chỉ ra rằng cổ phần hoá và tư nhân hoá không đảm bảo tăng trưởng hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp sau khi so sánh các chỉ tiêu ROA, ROE và chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trước và sau cổ phần hoá. Nghiên cứu của (O’Toole và cộng sự 2015, Hạ 2017) đã sử dụng mô hình cấu trúc Q của Tobin với bộ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê để xem xét tác động của sự thay đổi sở hữu doanh nghiệp đến hiệu quả đầu tư
- 11 của doanh nghiệp, trong đó có thực hiện đánh giá tác động của chính sách cổ phần hoá đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Các tác giả đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp được tư nhân hoá hoàn toàn có hiệu quả đầu tư tốt hơn so với doanh nghiệp nhà nước. 1.1.1.2. Đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đối với khối doanh nghiệp FDI, các nghiên cứu về hiệu quả thường gắn với hiệu quả kinh tế - xã hội hơn là hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, các nghiên cứu thường đánh giá tác động lan toả của khu vực FDI đến các khu vực doanh nghiệp khác trong nền kinh tế cũng như tác động tới lao động, môi trường thể chế hay năng lực cạnh tranh. Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu đánh giá tác động lan toả của doanh nghiệp FDI như nghiên cứu về tác động lan toả của FDI thông qua kênh mô phỏng/ bắt chước của (Barrios và Strolb 2002), (Borensztein và cộng sự 1998), (Meyer và Sinani 2009) đánh giá tác động lan tỏa thông qua dịch chuyển lao động, (M. Bloomsstrom và Kokko 2003), (Aitken và Harrison 1999), (Harrison 1994) ghi nhận tác động lan tỏa thông qua kênh cạnh tranh. Bên cạnh đó, các đánh giá tác động lan tỏa theo chiều dọc cũng được nhiều tác giả sử dụng như (Lin và Saggi 2004, Jože và cộng sự 2008), Javorcik 2004). Ngoài các tác động lan tỏa ngang và dọc, xuất khẩu là một kênh tác động khác mà qua đó sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI có thể đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước (Aitken, Hanson, và Harrison, 1997). Tương tự như các nghiên cứu quốc tế, các nghiên cứu về FDI ở Việt Nam cũng chủ yếu tập trung xem xét tác động lan toả của FDI. Một số nghiên cứu đã chỉ ra những bằng chứng về tác động lan toả tích cực của khu vực FDI đến ngành công nghiệp và dịch vụ trong nước (Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự 2008)). Nhưng lại có những nghiên cứu cho kết quả ngược lại như nghiên cứu của (Tran Toan Thang 2011) chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực từ khối doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp nội địa. (Sajid Anwar, Nguyễn Phi Lân 2009) cũng cho rằng các ngành
- 12 công nghiệp sản xuất Việt Nam không được hưởng lợi nhiều từ tác động lan tỏa theo chiều ngang của FDI. Cùng sử dụng số liệu Điều tra Doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê để đánh giá hiệu quả của các doanh nghiệp FDI và tác động lan toả đến khu vực doanh nghiệp nội địa, (Sajid Anwar, Nguyễn Phi Lân 2009) không tìm thấy bằng chứng về tác động lan tỏa FDI thông qua liên kết xuôi; (Morgenroth và cộng sự, 2015) lại chỉ ra tác động tích cực trong liên kết xuôi và tiêu cực trong liên kết ngược của FDI trong ngành chế biến chế tạo. Đánh giá hiệu quả của FDI thông qua tác động kinh tế, tác động xã hội và tác động môi trường, (Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2015) cũng sử dụng số liệu Điều tra Doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2005-2011 và bảng Cân đối liên ngành (I-O) 2007 để ước lượng hiệu quả. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy chỉ ra rằng, mối liên kết sản xuất giữa các DN FDI và doanh nghiệp tư nhân yếu hơn so với DNNN. Và ở tổng thể, tác động từ khối DN FDI đến năng suất của DN nội địa là tác động tiêu cực. Tuy nhiên, không có nhiều bằng chứng về tác động tích cực của liên kết xuôi. (Sajid Anwar, Nguyễn Phi Lân 2008) không tìm thấy bằng chứng về tác động lan tỏa FDI thông qua liên kết xuôi; trong nghiên cứu tiếp theo vào năm 2010, các tác giả chỉ tìm thấy tác động tích cực ở liên kết xuôi của những doanh nghiệp trong nước có công nghệ thấp. (Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự 2015) lập luận rằng tác động tiêu cực của các liên kết xuôi phản ánh một thực tế là doanh nghiệp trong nước ít có khả năng để mua nguyên vật liệu đầu vào trung gian từ tập đoàn đa quốc gia (MNCs), vì lý do đắt hơn hoặc không tương thích với phương pháp sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Một số nghiên cứu khác tập trung đánh giá tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam cho ngành chế biến, chế tạo - ngành chiếm đa số lượng vốn FDI thu hút được.