Luận án Chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_an_chinh_sach_phat_trien_doanh_nghiep_nong_nghiep_viet.pdf
Nội dung text: Luận án Chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
- BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG TRẦN THỊ KIM ANH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội -2021
- BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG TRẦN THỊ KIM ANH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9 31 01 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Trần Kim Hào 2. TS. Nguyễn Minh Tú Hà Nội - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam kết Luận án tiến sĩ "Chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam" là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, dưới sự hướng dẫn khoa học của các thầy hướng dẫn và các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được các tác giả khác công bố, các thông tin trích dẫn trong luận án đã được trích dẫn rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021 Tác giả luận án Trần Thị Kim Anh
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện công trình nghiên cứu, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình của các Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghiệp và các cơ quan. Tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan hữu quan đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án tiến sĩ này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô, cán bộ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Kim Hào và TS. Nguyễn Minh Tú đã ật n tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luậnán. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Vụ Quản lý doanh nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ồđ ng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn gia đình và bạn bè đã động viên, cổ vũ, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tác giả luận án Trần Thị Kim Anh
- i MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ viii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1 2. Những đóng góp mới của luận án 3 3. Cấu trúc của nội dung luận án 3 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU 5 CỦA LUẬN ÁN 5 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 5 1.1.1. Nghiên cứu về tạo lập môi trường cho hoạt động kinh doanh nông nghiệp và khung chính sách nông nghiệp 5 1.1.2. Nghiên cứu đánh giá thực trạng của quá trình phát triển doanh nghiệp nông nghiệp 12 1.1.3. Nghiên cứu về chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp 13 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu 16 1.2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 16 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 16
- ii 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu 17 1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18 1.2.4. Cách tiếp cận và khung phân tích 18 1.2.5. Phương pháp nghiên cứu 21 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 26 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 26 2.1.1. Doanh nghiệp nông nghiệp 26 2.1.2. Chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp 31 2.1.3. Nội dung nghiên cứu chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp 36 2.1.4. Tiêu chí đánh giá chính sách chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp 40 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp 41 2.2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 43 2.2.1. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển doanh nghiệp nôngnghiệp . 43 2.2.2. Một số bài học rút ra cho hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam 48 Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 51
- iii 3.1. THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 51 3.1.1. Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp 51 3.1.2. Quy mô doanh nghiệp nông nghiệp 52 3.1.3. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp 55 3.2. THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 59 3.2.1. Thực trạng hoạch định chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp 59 3.1.2. Thực trạng tổ chức triển khai chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp 72 3.3. THỰC TRẠNG THỤ HƯỞNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM 80 3.3.1. Chính sách đất đai 80 3.3.2. Chính sách hỗ trợ đầu tư 85 3.3.3. Chính sách tiếp cận vốn tín dụng 88 3.3.4. Chính sách khoa học công nghệ 92 3.3.5. Chính sách về lao động và đào tạo nhân lực 95 3.3.6. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển thị trường 96 3.3.7. Chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm 98 3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 101 3.4.1. Những kết quả đạt được 101 3.4.2. Những hạn chế, bất cập 104
- iv 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 110 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNHSÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỚI 117 4.1. BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỚI 117 4.1.1. Bối cảnh liên quan đến chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới 117 4.1.2. Quan điểm và định hướng về chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam giai đoạn tới 121 4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỚI 124 4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện khâu hoạch định chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp 124 4.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện khâu tổ chức triển khai chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp 136 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 143 1. Kết luận 143 2. Những điểm hạn chế của luận án 145 3. Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO 146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 159
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt CSHT Cơ sở hạ tầng CSPTDNNN Chính sách phát triển doanh nghiệpnông nghiệp DVTH Dịch vụ tổng hợp GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDP Tổng thu nhập quốc nội HĐQT Hội đồng quản trị HNQT Hội nhập quốc tế DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nông nghiệp KH&CN Khoa học và công nghệ KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư KHCN Khoa học công nghệ KT-XH Kinh tế xã hội NN Nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NNNT Nông nghiệp nông thôn NTM Nông thôn mới QLNN Quản lý nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh SXNN Sản xuất nông nghiệp TDND Tín dụng nhân dân TN&MT Tài nguyên và Môi trường
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3. 1: Tỉ suất lợi nhuận trước của DNNN giai đoạn 2011-2018 59 Bảng 3. 2: Một số văn bản chính sách phát triển phát triển doanh nghiệp nông nghiệp giai đoạn 2011-2019 61 Bảng 3. 3: Tổng chi ngân sách Nhà nước thực hiện các chính sách phát triển doanh nghiệp theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP 75 Bảng 3. 4: Nhận định về công tác bố trí và huy ộđ ng nguồn lực 78 Bảng 3. 5: Tình hình thụ hưởng chính sách đất đai của các doanh nghiệp được khảo sát 80 Bảng 3. 6: Tình hình thụ hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư của các DNNN 86 Bảng 3. 7: Tình hình thụ hưởng chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng và thuế của các DNNN khảo sát 88 Bảng 3. 8: Tình hình thụ hưởng chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ và trình độ kỹ thuật của các DNNN khảo sát 93 Bảng 3. 9: Tình hình thụ hưởng chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các DN khảo sát 95 Bảng 3. 10: Tình hình thụ hưởng chính sách hỗ trợ phát triển thị trường và xúc tiến thương mại của cácdoanh nghiệp khảo sát 97 Bảng 3. 11: Tình hình thụ hưởng chính sáchhỗ trợ chế biến sản phẩm 99 Bảng 3. 12. Tỷ lệ doanh nghiệp chưa tiếp cận được chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp 104 Bảng 3. 13: Sự phù hợp của chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam 105
- vii Bảng 3. 14: Tính khả thi của một số chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam 107 Bảng 3. 15: Tính hiệu quả của chính sách phát triển DNNN ở Việt Nam 108 Bảng 3. 16: Những khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp nông nghiệp đang gặp phải trong quá trình phát triển 109 Bảng 3. 17: Kênh thông tin để doanh nghiệp nông nghiệp biết về chính sách phát triển doanh nghiệp 113 Bảng 3. 18: Trình độ học vấn,chuyên môn của cán bộ thực hiện chính sách 114
- viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1. 1: Chu trình phân tích chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam 19 Hình 1. 2: Khung phân tích chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp 21 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức thực hiện CSPT DNNN 74 Hình 3. 2: Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực nông, lâm và thủy sản giai đoạn 2011 - 2020 (nghìn tỷ đồng) 77 Biểu đồ 3. 1: Tổng số doanh nghiệp nông nghiệp giai đoạn 2011-2019 51 Biểu đồ 3. 2: Tổng số doanh nghiệp nhà nước theo quy mô vốn giai đoạn 2011- 2019 52 Biểu đồ 3. 3 Tổng số DNNN theo quy mô lao động giai đoạn 2011-2019 53 Biểu đồ 3. 4: Tổng số lao động trong DNNN giai đoạn 2011-2019 54 Biểu đồ 3. 5: Tổng thu nhập của lao động trong DNNN giai đoạn 2011-2019 55 Biểu đồ 3. 6: Tổng vốn SXKD bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2019 56 Biểu đồ 3. 7: Giá trị tài sản, đầu tư tài chính lâu dài của DNNN giai đoạn 2011- 2019 56 Biểu đồ 3. 8: Tổng doanh thu thuần của DNNN giai đoạn 2011-2019 57 Biểu đồ 3. 9: Lợi nhuận trước của DNNN giai đoạn 2011-2019 58
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Thực tế đã chứng minh, doanh nghiệp là một chủ thể chức sản xuất, kinh doanh có trình độ, nguồn lực và kỹ năng tổ chức sản xuất nông nghiệp khá hiệu quả. Vì thế, nhiều quốc gia đã nhanh chóng tập trung thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để tạo nên sự phát triển mang tính đột phá. Việt Nam là quốc gia có lợi thế về nông nghiệp, nhưng chủ thể của sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu là các hộ gia đình nên sự phát triển của ngành nông nghiệp thiếu đột phá. Vì thế, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã khá chú trọng đến vai trò của khu vực doanh nghiệp nông nghiệp, đã ban hành khá nhiều chính sách phát triển doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nông nghiệp phát triển. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2020), tính ế đ n hết ngày 31/12/2019, cả nước có 10.085 doanh nghiệp nông nghiệp đang hoạt động, con số này của năm 2020 là 11.398 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp chỉ chiếm gần 1% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Quy mô đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chiếm đến 92,35%, doanh nghiệp có quy mô vừa với 2,06% và tiếp đến là doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm chưa đầy 6%. Qua đó cho thấy, sự phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp trong giai đoạn vừa qua còn khá khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế phát triển. Sự phát triển khiêm tốn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân chính là chưa có chính sách thực sự mạnh, đủ lực để thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp nông nghiệp. Hiện nay, chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp chủ yếu tập trung vào hỗ trợ, ưu đãi đối với doanh nghiệp nông nghiệp như: hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ
- 2 tầng; hỗ trợ giao đất, cho thuê đất; ưu đãi tín dụng; hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ về chế biến sản phẩm; khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân; hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới. Lĩnh vực hỗ trợ của chính sách như vậy được xem là khá toàn diện, tuy nhiên tính đồng bộ của chính sách, mức độ hỗ trợ của chính sách chưa tốt; đôi khi khâu tổ chức triển khai còn chậm, nguồn lực bố trí cho triển khai chính sách khá khó khăn nên các chính sách có mức hỗ trợ thấp lại tổ chức thực hiện một cách nửa vời nên hiệu quả, mức độ tác ộđ ng đến sự phát triển của doanh nghiệp chưa lớn. Trong giai đoạn tới, mặc dù sự đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP của nền kinh tế chỉ khoảng 14,8% (Tổng cục Thống kê, 2020) nhưng ngành nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng của Việt Nam bởi vì ngành nông nghiệp vẫn là nơi sinh sống và tạo công ăn việc làm của gần 70% dân số, là "bệ đỡ" cho nền kinh tế khi gặp khó khăn. Vì thế, trong giai đoạn tới doanh nghiệp nông nghiệp sẽ tiếp tục là chủ thể rất quan trọng cần phải thúc đẩy phát triển, điều này được thể hiện tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững. Trong đó, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có 80.000 đến 100.000 doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp; doanh nghiệp nông nghiệp có vai trò là “trụ cột” trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Các doanh nghiệp đang là “trụ cột”, đầu tàu trong việc thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam (Chính phủ, 2019). Để thực hiện được mục tiêu này, rất cần phải điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện lại chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp.
- 3 Các nghiên cứu hiện nay về chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp tại Việt Nam đã có tương đối nhiều. Tuy nhiên, một số nghiên cứu thường chỉ mới tập trung vào từng chính sách đơn lẻ, một số nghiên cứu lại chỉ tập trung vào khâu đánh giá tác động chính sách, hơn nữa các công trình nghiên cứu này đã thực hiện khá lâu, không còn phù hợp với bối cảnh mới (vấn đề này được thể hiện chi tiết tại phần tổng quan các công trình nghiên cứu được nêu ở Chương 1). Với các lý do trên, việc thực hiện đề tài luận án“Chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam” là cần thiết và có ý nghĩa. 2. Những đóng góp mới của luận án 1) Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp. 2) Hệ thống hóa được khuôn khổ chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam một cách khá đồng bộ cho một giai đoạn khá dài, từ 2011-2019. 3) Nhận diện được thực trạng hoạch định và tổ chức triển khai chính sách, đồng thời xác ịđ nh được mức độ thủ hưởng, tiếp cận của doanh nghiệp đối với hệ thống chính sách phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019. 4) Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, góp phần tạo động lực để ngành nông nghiệp phát triển mạnh hơn. 3. Cấu trúc của nội dung luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung Luận án gồm 4 chương, cụ thể như sau:
- 4 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN- Tập trung làm rõ những kết quả và những khoảng trống nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu trước có liên quan đến doanh nghiệp nông nghiệp, chính sách phát triển nông nghiệp; từ đó xác định hướng nghiên cứu của luận án. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - Đánh giá chi ế ti t cách thức hoạch định, tổ chức triển khai và mức độ tiếp cận, thụ hưởng của doanh nghiệp đối với các chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp hiện hành của Việt Nam. Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỚI - Trên cơ sở những vướng mắc, bất cập trong hoạch định và tổ chức triển khai chính sách, luận án đề xuất 2 nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Nghiên cứu về tạo lập môi trường cho hoạt động kinh doanh nông nghiệp và khung chính sách nông nghiệp Gabor Konig Carlos A. da Silva và Nomathemba Mhlanga (2013) trong nghiên cứu “Tạo lập môi trường cho kinh doanh nông nghiệp và các lĩnh vực nông nghiệp phát triển: Quan điểm khu vực và quốc gia” (Enabling environmentsforagribusinessandagro-industriesdevelopment: Regional andcountryperspectives) cho rằng:Những năm gần đây đã chứng kiến những nỗ lực gia tăng của các quốc gia và các cơ quan phát triển thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh như một cách để thúc đẩy khu vực tư nhân đầu tư vào tăng trưởng kinh tế. Số lượng ngày càng tăng của các tổ chức tham gia vào những nỗ lực này, bao gồm việc tìm cách phát triển các chỉ số định lượng sự thuận lợi trong môi trường kinh doanh khác nhau và xếp hạng các quốc gia theo các tiêu chí này. Những nỗ lực để đánh giá và đo lường sự thuận lợi trong kinh doanh đã chứng tỏ thành công, chủ yếu trong việc chỉ ra các lĩnh vực cần cải cách để giảm chi phí và thông qua bảng xếp hạng quốc gia để kích hoạt cải cách môi trường kinh doanh. Trong thực tế, việc kiểm tra thứ hạng quốc gia để dễ dàng kinh doanh cho thấy rằng một số quốc gia xếp hạng hàng đầu khó có thể được coi là triển vọng tốt cho đầu tư kinh doanh nông nghiệp, trong khi các nền kinh tế khác không xếp hạng cũng là điểm đến lựa chọn cho đầu tư trong các lĩnh vực này. Những nhà hoạch định chính sách
- 6 phát triển doanh nghiệp nông nghiệp cần lưu ý rằng mặc dù xu hướng kinh doanh thuận lợi cho đầu tư vào kinh doanh nông nghiệp là quan trọng, nhưng các nhà đầu tư không thể tự đảm bảo rằng các khoản đầu tư như vậy sẽ mang lại hiệu quả trong tương lai bởi vì kinh doanh nông nghiệp tiềm ẩn rất nhiều rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh, mùa vụ Ngoài những nỗ lực kích hoạt môi trường để phát triển kinh doanh nông nghiệp để cải thiện môi trường kinh doanh, cũng cần phải đảm bảo rằng lợi tức đầu tư đủ hấp dẫn để bù đắp cho hạn chế nhận thức về gia tăng rủi ro và chi phí kinh doanh. David K. Hitchcock (2018) trong nghiên cứu “Kinh doanh nông nghiệp và cạnh tranh” (Agribusiness and Competitive) chỉ ra rằng, để nâng cao khả năng cạnh tranh trong chuỗi giá trị nông nghiệp, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các chuỗi giá trị nông nghiệp, cần tập trung vào các nội dung sau: Đánh giá thị trường và cơ hội kinh doanh nông nghiệp, phát triển các phương thức phù hợp để ưu tiên các ngành công nghiệp nông nghiệp & chuỗi giá trị; tạo điều kiện thúc đẩy mối liên kết lâu dài giữa nông hộ sản xuất nhỏ với các công ty cung ứng, xuất khẩu hoặc các công ty chế biến nông sản; cung cấp các sản phẩm tài chính vi mô để tạo điều kiện cho các nông hộ nhỏ tham gia vào các dự án kinh doanh nông sản; thiết kế và thực hiện các sáng kiến nâng cao năng lực kinh doanh của nông hộ và doanh nghiệp nhỏ để tham gia vào chuỗi giá trị cho các sản phẩm có giá trị cao, bao gồm các sản phẩmcó thương hiệu và được các tổ chức có uy tín chứng nhận. Steven Jaffee và cộng sự (2016) trong nghiên cứu “Báo cáo chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: tăng giá trị, giảm đầu vào”cho rằng, Nhà nước kiểm soát phần lớn dịch vụ tưới tiêu thông qua các doanh nghiệp nhà nước nhưng lại chưa đảm bảo minh bạch về hiệu quả hoạt động của những doanh nghiệp này, chưa có cơ chế định giá nước và hầu như chưa có quy chế giám sát tính hiệu quả của việc sử dụng nước. Do vậy đã dẫn đến năng suất sử dụng nước
- 7 thấp, đồng thời tăng tính tổn thương trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trong lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp, chủ yếu chỉ có các tổ chức nghiên cứu của Nhà nước với nhiều bộ ngành tham gia phân bổ ngân sách nghiên cứu trong bối cảnh chưa bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ, máy móc nông nghiệp sẵn sàng bị sao chép, thủ tục hành chính, tài chính cho triển khai nghiên cứu quá phức tạp, nguồn kinh phí cho đầu tư mạo hiểm phục vụ nghiên cứu quá hiếm hoi nếu không nói là không có. Doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò rất đáng kể trong nhiều lĩnh vực thương mại mà thông thường cần phải có đầu tư tư nhân, như lĩnh vực giống, phân bón, sản xuất cao su, lâm nghiệp, kinh doanh gạo, chế biến sữa. Ở những nơi Nhà nước tham gia trực tiếp vào các hoạt động nông nghiệp, sân chơi nhìn chung còn chưa bình đẳng. Nhiều nông lâm trường quốc doanh có năng suất thấp. Tuy (hoặc có thể đây chính là nguyên nhân) Nhà nước tham gia trực tiếp tương đối nhiều vào các chuỗi giá trị nông nghiệp nhưng nhìn chung năng lực quy hoạch chiến lược còn yếu, trong khi các giải pháp phối hợp để xử lý, giải quyết vấn đề trong những chuỗi giá trị còn hạn chế. Chẳng hạn, Việt Nam tuy hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới nhưng vẫn chưa có chiến lược xuất khẩu lúa gạo.Ngành nông nghiệp phát triển trong bối cảnh có nhiều mục tiêu định lượng, cả ở cấp ngành và tiểu ngành. Trong khi đó thì lại không coi trọng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, môi trường, từ đó gây lo ngại cho người tiêu dùng, làm tăng các rủi ro về sinh kế và/hoặc làm giảm uy tín của quản lý nhà nước đối với nông dân và doanh nghiệp. Các tỉnh thành ven biển đề ra các mục tiêu xuất khẩu và tham gia cạnh tranh để thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến thuỷ hải sản nhưng hàng trăm ngàn ngư dân vẫn bị mất đi nguồn sống chính do các nguồn lợi hải sản ven bờ đã bị cạn kiệt. An- drzej Kwieciński và cộng sự (2015) trong nghiên cứu “Agribusiness and Agro-Industrial Strategies, Policies and Priorities for Achieving Higher
- 8 Competitiveness, Employability and Sustainability in the Western Balkans Region”cho rằng, khung chính sách phát triển doanh nghiệp bao gồm 2 loại chung: chính sách dài hạn để tăng sản lượng/năng suất và chính sách ngắn hạn để đối phó với biến động giá. Trong khi khuyến khích đầu tư và chính sách tài khoá khác được thiết kế để tăng sản lượng nông nghiệp, trọng tâm của chính sách ngắn hạn là để tác động đến giá thị trường. Các mục tiêu không phù hợp của việc giữ giá thấp để làm lợi cho người tiêu dùng trong khi vẫn giữ giá cao để đảm bảo thu nhập nông thôn dẫn đến chính sách bình ổn giá không nhất quán khi kết hợp thu mua và can thiệp giá bằng hạn ngạch. Khi giá lúa thấp, chính phủ trung ương cung cấp hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp mua gạo từ các nhà sản xuất, gây sức ép để tăng giá. Ngược lại, khi giá thế giới cao, chính phủ có thể hạn chế xuất khẩu, tạo áp lực giảm giá, gây hại đến các hộ nông dân trong khi người tiêu dùng gạo được lợi ích ròng. Khung chính sách nông nghiệp được đặc trưng bởi một mức độ manh mún cao giữa các cục/vụ khác nhau trong các Bộ khác nhau. Như một hệ quả của việc kết hợp lỏng lẻo giữa các cục/vụ này với nhiều quy định chồng chéo và những khe hở trong chính sách và điều hành. Xuất hiện trong các lĩnh vực như an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh và quản lý nước. Mặc dù có những thay đổi về mục tiêu chính sách, ít thay đổi về cơ chế quản lý và tài trợ cho nghiên cứu nông nghiệp hạn chế chuyển trách nhiệm quản lý thủy lợi cho các địa phương và các nhóm người sản xuất. Những yêu cầu thay đổi này cần được Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm vào cuộc để phục vụ ngành nông nghiệp theo định hướng thị trường nhiều hơn. Một số chức năng như hợp tác quốc tế, phân tích chính sách, giám sát ngành và thiết lập tiêu chuẩn cần phải được thực hiện ở mức cao hơn nhiều, trong khi những chức năng khác chẳng hạn như thực hiện các hoạt động thương mại và thực hành cấp phép cần được giảm đi. Việc miễn thanh toán thủy lợi phí cho hầu hết cá nhân và các hộ gia
- 9 đình tham gia vào sản xuất nông nghiệp là một bước lùi. Việc này được thực hiện như phương pháp đơn giản để nâng cao thu nhập trang trại với chi phí giao dịch thấp. Tuy nhiên, loại bỏ các khoản phí cho thủy lợi không hỗ trợ mục tiêu nâng cao hiệu quả tài nguyên và hỗ trợ phát triển môI trường bền vững. Việc sử dụng quá trình đấu thầu cạnh tranh để chọn dự án khuyến nông tạo ra khả năng phân bổ nguồn lực hiệu quả. Tuy nhiên, dường như tồn tại sự chồng chéo trong các dự án trúng thầu ở cấp trung ương và địa phương. Hơn nữa, các dự án khuyến nông tập trung mạnh vào sản xuất, ít chú ý đến đáp ứng nhu cầu của thị trường, ví dụ: làm thế nào để có thị trường, tham gia vào các hợp đồng, đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm. Nhóm nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản Cộng hoà Nam Phi (2011)trong nghiên cứu“African Smallholders: Food Crops, Markets and Policy”cho rằng, để đạt được tầm nhìn và sứ mệnh của một ngành chế biến nông sản hòa nhập với sự tham gia tích cực của các nhà chế biến nông nghiệp vừa và nhỏ, các chính sách sau đây cần được tập trung sử dụng, đó là chính sách hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp, xúc tiến kinh doanh, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Mark Lundy và cộng sự (2017)trong nghiên cứu “A Territorial based Approach to Agro-Enterprise Development”chỉ ra rằng, những nhà hoạch định chính sách cần tập trung vào việc hiện thực hóa các cơ hội kinh doanh cho cộng đồng nông thôn bằng chính sách chuyển trọng tâm từ tập trung hỗ trợ sản xuất sang hỗ trợ thị trường bằng cách hỗ trợ và lập kế hoạch chung cho phát triển các quan hệ đối tác dựa trên các thông tin về lãnh thổ; xác định các cơ ộh i thị trường cho các nhà sản xuất nhỏ ở nông thôn trong khu vực; hỗ trợ các tổ chức tư vấn phân tích chuỗi thị trường và thiết kế các cơ ộh i kinh doanh mới; liên tục đánh giá vàả c i thiện các chính sách tiếp thị và thương mại.
- 10 Radmila Grozdanic (2013) trong nghiên cứu“Agribusiness and Agro- Industrial Strategies, Policies and Priorities for Achieving Higher Competitiveness, Employability and Sustainability in the Western Balkans Region”cho rằng, các biện pháp của chính sách cần tập trung vào các vấn đề chính sau: phát triển kỹ thuật, tiếp cận nguồn vốn đầu tư (cho vay công và tư) và tổ chức thị trường. Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho việc đa dạng hóa sản xuất các sản phẩm phi thực phẩm - bao gồm lâm nghiệp, nhiên liệu sinh học, v.v. hoặc sản xuất năng lượng - năng lượng gió, nước hoặc năng lượng mặt trời, rất hữu ích ở một số khu vực nhất định.Cần có chính sách Nghiên cứu, mở rộng, và hệ thống tư vấn nông nghiệp. Xây dựng năng lực và đào tạo quản lý đất đai và cộng đồng nông thôn là cần thiết. Nghiên cứu, mở rộngvà các hệ thống tư vấn phải được tăng cường, để giải quyết các vấn đề nông lâm nghiệp và các vấn đề kinh tế xã hội liên quan của khu vực nông thôn và tăng khả năng cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp. Để thành công hơn trong việc phát triển một mức độ kinh doanh cao hơn, điều quan trọng là chính sách phải tạo ra các khu vực thương mại tự do và tạo ra các khía cạnh hội nhập khu vực hơn nữa như: liên doanh trong sản xuất thực phẩm; các hoạt động chung và cải thiện môi trường kinh doanh có lợi cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; tiếp cận chung với thị trường thứ ba; làm việc chung trong các dự án nghiên cứu; và tăng các yếu tố cạnh tranh cao hơn trong nông nghiệp. Cần có chính sách cải thiện tăng trưởng sản xuất nông nghiệp; ổn định sản xuất nông nghiệp sơ cấp; thay đổi cơ cấu sản xuất; trợ cấp đầu vào trong sản xuất; tính bền vững và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu; thực hiện phân khúc thị trường nước ngoài; hình thành thương hiệu dễ nhận biết của sản phẩm xuất khẩu; tổ chức tốt hơn các mạng lưới ngoại thương; phát triển các hình thức phân phối cụ thể; sau điều khoản thương mại; kích thích xuất khẩu; hài hòa kịp thời trong nước với tiêu chuẩn nước ngoài; an ninh y tế và
- 11 thực hiện tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; và một cách tiếp cận xuất khẩu tiếp thị tốt hơn. Cải cách thể chế không chỉ tập trung vào việc củng cố các thể chế hiện có mà còn tập trung vào việc thiết lập các thể chế mới cần thiết cho việc thiết lập nền kinh tế thị trường chức năng. Các thể chế mạnh mẽ, hiệu quả phải là điều kiện tiên quyết để giải quyết nạn tham nhũng, làm suy yếu nghiêm trọng các hoạt động kinh doanh khu vực và nên tiếp tục được các tổ chức Công đoàn quan tâm.Cần có chính sách cải cách cơ cấu doanh nghiệp bằng cách tập trung vào tư nhân hóa và tái cấu trúc tốt hơn các doanh nghiệp trong nước từ ngành nông nghiệp, với mục đích tăng khả năng cạnh tranh và làm cho nền kinh tế có định hướng xuất khẩu hơn, cũng như cơ hội mới cho việc làm cho người lao động và các chương trình xã hội của họ. Nguyễn Quốc Ngữ (2016) trong nghiên cứu “Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới”cho rằng, để phát triển doanh nghiệp cần phải rà soát, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất chính sách mới thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo hướng liên kết với tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại, gia trại, nông dân để sản xuất nông nghiệp hàng hóa có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi một số chính sách về đất đai, khuyến khích tích tụ ruộng đất để khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp tập trung đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn.Xây dựng, đề xuất chính sách thúc đẩy xã hội hóa trong hoạt động khoa học, công nghệ; khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết với các Viện, Trường trong đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học, chuyển giao các ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong nông nghiệp.
- 12 1.1.2. Nghiên cứu đánh giá thực trạng của quá trình phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Nguyễn Thị Mỹ và cộng sự (2017) trong nghiên cứu “Tổng hợp, phân tích thực trạng và đề xuất định hướng chính sách phát triển doanh nghiệp và DN nông nghiệp đến năm 2017” cho rằng, giai đoạn 2010 - 2016 với nhiều biến động mạnh cả về thị trường trong nước và xuất khẩu, khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp có xuất khẩu và cũng là giai đoạn đã xảy ra nhiều thiên tai và các hiện tượng thời tiết bất thường đây chính là những khó khăn chung cho cả ngành sản xuất nông nghiệp trong đó có các doanh nghiệp nông nghiệp. Bên cạnh các doanh nghiệp đã phá sản, dừng hoạt động, phải sắp xếp lại hoặc chuyển đổi, chuyển nhượng thì nhiều doanh nghiệp mới cũng ra đời hoặc được tổ chức lại cho phù hợp với điều kiện mới, đồng thời nhiều doanh nghiệp đã và đang bắt nhịp với các yêu cầu thị trường về hàng nông sản sạch, an toàn và đặc biệt là nhiều doanh nghiệp đã và đang sản xuất theo các chuỗi giá trị nông sản ổn định, như các doanh nghiệp ngành lúa gạo, các doanh nghiệp ngành cá tra, tôm, một số doanh nghiệp ngành rau và một số các doanh nghiệp đang liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là đặc sản. Đây có thể cũng là những lý do chính làm cho số lượng các doanh nghiệp nông nghiệp vẫn tiếp tục được củng cố và tăng lên bình quân mỗi năm là 6,1%, trong đó tăng mạnh nhất là các doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp (bình quân đạt 9,12%/ năm). Nguyễn Đỗ Anh Tuấn và cộng sự (2016) trong nghiên cứu “Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” cho rằng, so với sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp trong cả nước nói chung, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông lâm thủy sản còn rất ít, chiếm dưới 1% tổng số trên 400.000 DN được điều tra (trên thực tế là các DN còn hoạt động) và lại có xu hướng giảm đi trong thời