Luận án Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_an_cac_yeu_to_anh_huong_den_viec_dam_bao_an_toan_von_cu.pdf
Nội dung text: Luận án Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LỮ PHI NGA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐẢM BẢO AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LỮ PHI NGA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐẢM BẢO AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng MÃ SỐ: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐOÀN THANH HÀ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận án “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Các sản phẩm/nghiên cứu của người khác là tài liệu tham khảo được trích dẫn theo đúng quy định. Luận án này chưa bao giờ được nộp để nhận bằng Tiến sĩ tại bất kỳ trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. TP Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2021 Tác giả Lữ Phi Nga
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn và lòng kính trọng tới người Thầy hướng dẫn khoa học của tôi là PGS. TS Đoàn Thanh Hà đã rất tâm huyết ủng hộ, động viên, khuyến khích và chỉ dẫn tận tình cho tôi thực hiện và hoàn thành luận án này. Tôi trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, đặc biệt là quý thầy cô trực tiếp giảng dạy lớp nghiên cứu sinh khóa XXII đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm và hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian theo học tại Trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học, đặc biệt là Thầy TS. Lê Đình Hạc và chị Vũ Thị Thu Hà đã hỗ trợ chỉ dẫn thực hiện các thủ tục một cách thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, đặc biệt là người mẹ kính yêu và chồng tôi đã luôn sát cánh, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án.
- iii TÓM TẮT LUẬN ÁN Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 - 2009 và đợt bùng phát đại dịch Covid-19 đã và đang cảnh báo những thách thức rất lớn hiện hữu đối với ngành ngân hàng, trong đó có các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại không ngừng thực hiện an toàn vốn đáp ứng tiêu chuẩn Basel, chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu để tăng nguồn vốn cấp 2 nhằm đảm bảo an toàn vốn và huy động vốn. Dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay của thị trường. Chính vì lẽ đó, luận án này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam để xem xét tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và nội tại ngân hàng bao gồm đặc điểm hoạt động và hội đồng quản trị. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu từ 28 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2020, sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu bảng truyền thống, bao gồm Pooled OLS, FEM, REM và SGMM. Tác giả đã thu được một số kết quả chính như sau: Một yếu tố tỷ lệ thành viên người nước ngoài trong HĐQT (ForeignB) không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, các yếu tố còn lại có ý nghĩa thống kê, và biến giả Covid- 19 cho thấy đại dịch thế kỷ có tác động đến việc đảm bảo an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng SGMM qua 2 bước đã khắc phục được các “khuyết tật” của mô hình, kết quả ước lượng đáng tin cậy. Kết quả ước lượng cho thấy 15 yếu tố của các ngân hàng thương mại như: ROA, DEP, LIQ, LOA, LLR, NPL, LEV, SIZE, BoardS, Femaleb, Edub, IndepB, CPI, GDP và biến giả (Dummy). 15 yếu tố này có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 5%. Trong khi đó, một yếu tố tỷ lệ thành viên người nước ngoài trong HĐQT (ForeignB) không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Ngoài ra, phương pháp thống kê mô tả, đề tài cho thấy hệ số CAR cũng như các yếu tố trong mô hình có nhiều biến động trong giai đoạn nghiên cứu, đồng thời có những yếu tố có biến động tương đồng với hệ số CAR. Mô hình nghiên cứu định lượng sau khi thực hiện các kiểm định cho thấy hệ số CAR của các NHTM Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại, yếu tố vĩ mô và đại dịch Covid- 19. Đây là cơ sở quan trọng để đề tài đề xuất các hàm ý chính sách liên quan đến hệ số CAR của các NHTM Việt Nam trong thời gian sau đại dịch sắp tới.
- iv ABSTRACT After the world economic crisis in 2008 - 2009 and the outbreak of the Covid-19 pandemic has warned of enormous challenges for the banking industry, including commercial banks. The commercial banks are constantly implementing capital adequacy to meet Basel standards, primarily through the issuance of bonds to increase tier 2 capital sources to ensure capital safety and mobilize capital. Long- term to meet the market’s borrowing needs. For that reason, this article aims to study the factors affecting the capital adequacy ratio of joint-stock commercial banks in Vietnam to consider the impact of macroeconomic and internal factors. The author had conducted a study of the Data from 28 joint-stock commercial banks in Vietnam from 2009 to 2020. The authors used traditional panel data analysis methods, including Pooled OLS, Fixed effects model (FEM), random effects model (REM), and System generalized method of moments (SGMM). The author had obtained some main results: the foreign member ratio in the Board (ForeignB) does not positively impact CAR, and 15 factors are statistically significant with a 5% significance level. Besides, the author SGMM (System generalized method of moments) estimation method has overcome the “defects” of the model, and the estimation results are reliable. Estimated results show 15 intrinsic factors and two macro factors of commercial banks: ROA, DEP, LIQ, LOA, LLR, NPL, LEV, SIZE, BoardS, Femaleb, IndepB, Edub, CPI, GDP, and Dummy. These 15 factors are statistically significant with a 5% significance level. Meanwhile, the one factor of the rate of independent members of foreigners in the Board of Directors (ForeignB) is not statistically significant at the 5% level. In addition, the descriptive statistical method, the dissertation shows that the CAR coefficient and the factors in the model have many changes in the research period, and there are also fluctuations similar to the CAR coefficient. The quantitative research model after performing the tests shows that internal factors and macro factors influence the CAR of Vietnam commercial banks. This result is an essential basis for the topic to propose policy implications related to CAR ratios of Vietnamese commercial banks in the coming time.
- v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT LUẬN ÁN iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix DANH MỤC CÁC BẢNG x DANH MỤC CÁC HÌNH xii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4 1.2.1 Mục tiêu chung 4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 5 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 5 1.5 Phương pháp nghiên cứu 5 1.6 Những đóng góp mới của luận án 9 1.6.1 Đóng góp mới về khoa học 9 1.6.2 Đóng góp mới về thực tiễn 10 1.7 Bố cục của đề tài 11 Tóm tắt chương 1 12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 13 2.1 Cơ sở lý thuyết 13 2.1.1 Cơ sở lý thuyết về vốn của ngân hàng thương mại 13 2.1.1.1 Khái niệm vốn ngân hàng 13 2.1.1.2 Phân loại vốn ngân hàng 13 2.1.1.3 Vai trò vốn ngân hàng 14 2.1.2 Cơ sở lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn 15 2.1.2.1 Lý thuyết của Modigliani và Miller (lý thuyết M & M) 15 2.1.2.2 Lý thuyết đánh đổi (Trade – off theory) 16 2.1.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng 17
- vi 2.1.2.4 Lý thuyết chi phí đại diện 18 2.1.3 Cơ sở lý thuyết về an toàn vốn của ngân hàng thương mại 19 2.1.3.1 Khái niệm an toàn vốn 19 2.1.3.2 Các nguyên tắc đánh giá an toàn vốn 20 2.1.3.3 Tiêu chuẩn về an toàn vốn 22 2.1.3.4 Cách xác định hệ số an toàn vốn 24 2.1.3.5 Ý nghĩa về hệ số an toàn vốn 26 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tối thiểu 27 2.1.4.1 Các yếu tố vĩ mô 27 2.1.4.2 Nhóm yếu tố vi mô 29 2.2 Lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan 35 2.2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 35 2.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 42 2.3 Khoảng trống nghiên cứu 48 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 51 2.4.1 Cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu 51 2.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu 54 2.4.2.1 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 54 2.4.2.2 Biến tỷ lệ tiền gửi (DEP) 54 2.4.2.3 Biến khả năng thanh khoản (LIQ) 55 2.4.2.4 Biến tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LOA) 55 2.4.2.5 Biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) 55 2.4.2.6 Biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) 56 2.4.2.7 Biến hệ số đòn bẩy (LEV) 56 2.4.2.8 Biến quy mô ngân hàng (SIZE) 57 2.4.2.9 Biến quy mô hội đồng quản trị (BoardS) 57 2.4.2.10 Biến tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT (IndepB) 58 2.4.2.11 Biến tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT (FemaleB) 58 2.4.2.12 Biến tỷ lệ thành viên người nước ngoài trong HĐQT (ForeignB) . 58 2.4.2.13 Biến trình độ học vấn của các thành viên HĐQT (EduB) 59 2.4.2.14 Biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 59 2.4.2.15 Biến tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 60 2.4.2.16 Biến đại dịch Covid-19 (Dummy) 60
- vii 2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 61 Tóm tắt chương 2 62 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 63 3.1 Quy trình nghiên cứu 63 3.2 Nghiên cứu định tính 65 3.3 Nghiên cứu định lượng 69 3.3.1 Khái quát về nghiên cứu định lượng 69 3.3.1.1 Các phương pháp hồi quy 70 3.3.1.2 Các kiểm định liên quan 72 3.3.2 Thu thập dữ liệu 74 3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 75 3.3.3.1 Thống kê mô tả 75 3.3.3.2 Kiểm định mô hình 75 3.3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 76 Tóm tắt chương 3 79 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 80 4.1 Giới thiệu tổng quan về hệ số an toàn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 80 4.2 Kết quả nghiên cứu 83 4.2.1 Phân tích thống kê mô tả 83 4.2.1.1 Kết quả thống kê mô tả về hệ số an toàn vốn (CAR) 83 4.2.1.2 Kết quả thống kê mô tả về tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) . 84 4.2.1.3 Kết quả thống kê mô tả về tỷ lệ tiền gửi (DEP) 85 4.2.1.4 Kết quả thống kê mô tả về khả năng thanh khoản (LIQ) 87 4.2.1.5 Kết quả thống kê mô tả về tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LOA) 88 4.2.1.6 Kết quả thống kê mô tả về tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) 90 4.2.1.7 Kết quả thống kê mô tả về tỷ lệ nợ xấu (NPL) 91 4.2.1.8 Kết quả thống kê mô tả về hệ số đòn bẩy (LEV) 92 4.2.1.9 Kết quả thống kê mô tả về quy mô ngân hàng (SIZE) 94 4.2.1.10 Kết quả thống kê mô tả về quy mô hội đồng quản trị (BoardS) 95 4.2.1.11 Kết quả thống kê mô tả về tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT (IndepB) 96
- viii 4.2.1.12 Kết quả thống kê mô tả về tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT (FemaleB) 98 4.2.1.13 Kết quả thống kê mô tả về tỷ lệ thành viên người nước ngoài trong HĐQT (ForeignB) 99 4.2.1.14 Kết quả thống kê mô tả về trình độ học vấn của các thành viên HĐQT (EduB) 101 4.2.1.15 Kết quả thống kê mô tả về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 102 4.2.1.16 Kết quả thống kê mô tả về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 103 4.2.2 Kiểm định tự tương quan các biến trong mô hình nghiên cứu 105 4.2.3 Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu 109 4.2.3.1 Kết quả hồi quy mô hình theo Pooled OLS 109 4.2.3.2 Kết quả hồi quy mô hình FEM 110 4.2.3.3 Kết quả hồi quy mô hình REM 111 4.2.3.4 Kết quả hồi quy theo phương pháp SGMM 113 4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu 119 Tóm tắt chương 4 134 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 135 5.1 Kết luận 135 5.2 Hàm ý chính sách 140 5.2.1 Hàm ý chính sách với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 140 5.2.2 Hàm ý chính sách với ngân hàng Nhà nước và Chính phủ 144 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 147 5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu 147 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 147 Tóm tắt chương 5 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Tiếng Việt Tiếng Anh CAR Hệ số an toàn vốn Capital Adequacy Ratio CPI Chỉ số giá tiêu dùng Consumer price index DEP Tỷ lệ tiền gửi Deposit ratio Phương pháp hồi quy ảnh hưởng cố FEM Fixed Effects Model định GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế Gross domestic product HĐQT Hội đồng quản trị Analysis of variance LEV Hệ số đòn bẩy Leverage ratio LIQ Khả năng thanh khoản Liquidity ratio LLR Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Loan-loss reserve LOA Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản Loan ratio NHNN Ngân hàng Nhà nước State Bank NHTM Ngân hàng thương mại Coomercial bank NPL Tỷ lệ nợ xấu Non-performing loan ratio OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất Ordinary least squares Phương pháp hồi quy theo mô hình ảnh REM Random Effects Model hưởng ngẫu nhiên ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Return on total assets ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Return on equity SIZE Quy mô ngân hàng Bank size
- x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến CAR 46 Bảng 3.1: Bảng thể hiện kết quả các nghiên cứu trong và ngoài nước 66 Bảng 3.2: Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến CAR 68 Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả về CAR 83 Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả về ROA 84 Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả về DEP 86 Bảng 4.4: Kết quả thống kê mô tả về LIQ 87 Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả về LOA 89 Bảng 4.6: Kết quả thống kê mô tả về LLR 90 Bảng 4.7: Kết quả thống kê mô tả về NPL 91 Bảng 4.8: Kết quả thống kê mô tả về LEV 93 Bảng 4.9: Kết quả thống kê mô tả về SIZE 94 Bảng 4.10: Kết quả thống kê mô tả về BoardS 95 Bảng 4.11: Kết quả thống kê mô tả về IndepB 97 Bảng 4.12: Kết quả thống kê mô tả về FemaleB 98 Bảng 4.13: Kết quả thống kê mô tả về ForeignB 100 Bảng 4.14: Kết quả thống kê mô tả về EduB 101 Bảng 4.15: Kết quả thống kê mô tả về CPI 102 Bảng 4.16: Kết quả thống kê mô tả về GDP 104 Bảng 4.17: Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa CAR và các biến SIZE, ROA, DEP, LOA và LEV 106 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa Car và các biến LIQ, LLR, NPL, GDP và CPI 107 Bảng 4.19: Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa Car và các biến Boards, IndepB, FemaleB, ForeignB và EduB 108 Bảng 4.20: Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS 109 Bảng 4.21: Kết quả hồi quy mô hình FEM 110 Bảng 4.22: Kết quả hồi quy mô hình REM 111 Bảng 4.23: Kết quả so sánh hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM và REM 112 Bảng 4.24: Kết quả kiểm định Hausman 113
- xi Bảng 4.25: Kết quả kiểm định mô hình SGMM 114 Bảng 4.26: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 117 Bảng 4.27: Kết quả kiểm định các giả thiết nghiên cứu 120
- xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu được đề xuất của tác giả 61 Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu 63 Hình 4.1: Kết quả hệ số an toàn vốn (CAR) từ năm 2009 đến năm 2020 84 Hình 4.2: Kết quả tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) từ 2009 đến 2020 85 Hình 4.3: Kết quả tỷ lệ tiền gửi (DEP) từ 2009 đến 2020 86 Hình 4.4: Kết quả khả năng thanh khoản (LIQ) từ 2009 đến 2020 88 Hình 4.5: Kết quả tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LOA) từ 2009 89 Hình 4.6: Kết quả tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) từ 2009 đến 2020 91 Hình 4.7: Kết quả tỷ lệ nợ xấu (NPL) từ 2009 đến 2020 92 Hình 4.8: Kết quả hệ số đòn bẩy (LEV) từ 2009 đến 2020 93 Hình 4.9: Kết quả quy mô ngân hàng (SIZE) từ 2009 đến 2020 95 Hình 4.10: Kết quả quy mô hội đồng quản trị (BoardS) từ 2009 đến 2020 96 Hình 4.11: Kết quả tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT (IndepB) từ 2009 đến 2020 97 Hình 4.12: Kết quả tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT (FemaleB) từ 2009 đến 2020 99 Hình 4.13: Kết quả tỷ lệ thành viên người nước ngoài trong HĐQT (ForeignB) từ 2009 đến 2020 100 Hình 4.14: Kết quả trình độ học vấn của các thành viên HĐQT (EduB) từ 2009 đến 2020 102 Hình 4.15: Kết quả chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ 2009 đến 2020 103 Hình 4.16: Kết quả tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 2009 đến 2020 104 Hình 4. 17: Kết quả phân tích mô hình SGMM 118
- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam vừa chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008– 2009 và đặc biệt nghiêm trọng là đại dịch Covid-19 cuối năm 2019. Hậu khủng hoảng kinh tế và việc thực hiện giãn cách xã hội nhằm phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã phần nào ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Hệ thống ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng là trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, góp phần thúc đẩy lưu thông nguồn vốn từ chủ thể thừa sang chủ thể thiếu, từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Với vai trò là trung gian tài chính, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tài chính– tiền tệ, hệ thống ngân hàng luôn “nhạy cảm” với rủi ro và có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt đó là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và những rủi ro khác. Vì dễ gặp rủi ro nên hệ thống ngân hàng nếu không được quản trị tốt sẽ có thể rơi vào tình trạng nợ xấu tăng cao, căng thẳng thanh khoản, thua lỗ, thậm chí phá sản, dẫn đến sự đổ vỡ của cả hệ thống tạo ra khủng hoảng tài chính trong nền kinh tế. Những năm 1970, khủng hoảng tài chính nổ ra với sự đổ vỡ của hàng loạt các ngân hàng thương mại ở các quốc gia phát triển. Trước bối cảnh đó, Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS đã thành lập Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng (BCBS) và ban hành Hiệp ước Basel với các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng theo Phan Thị Hoàng Yến (2019). Trải qua hơn 30 năm hoạt động, BCBS đã ban hành Hiệp ước Basel I, Basel II, Basel III và Basel IV với những thay đổi chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn trong các tiêu chuẩn nhằm bảo đảm an toàn cho các NHTM. Một trong những tiêu chuẩn quan trọng mà các ngân hàng cần tuân thủ là hệ số an toàn vốn tối thiểu bởi tỷ lệ này được xem như là công cụ chủ lực cho sự an toàn và lành mạnh của ngân hàng theo Jeff (1990). Hệ số an toàn vốn (CAR) là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Hệ số CAR là thước đo quan trọng để đo mức độ an toàn hoạt động của ngân hàng, được các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngân
- 2 hàng thuộc Ủy ban Basel dày công xây dựng và phát triển. Các ngân hàng khi đảm bảo được hệ số an toàn vốn tối thiểu sẽ có khả năng chống đỡ khi rủi ro xảy ra để phát triển bền vững. Với ý nghĩa đó, hệ số CAR cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số CAR luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên thế giới. Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến CAR đã được Asarkaya và Ozcan (2007) thực hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, Skully và cộng sự (2009) ở Malaysia, Muthuva (2009) ở Kenya, Shingjergji và Hyseni (2015) ở Albanian Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh nên ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính Việt Nam theo Trương Văn Phước (2017). trải qua giai đoạn phát triển hưng thịnh và chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hệ thống NHTM nước ta đã bộc lộ nhiều yếu kém như tỷ lệ nợ xấu cao, căng thẳng thanh khoản, các ngân hàng nhỏ kinh doanh thua lỗ theo Vương Phương Hoa (2016). Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển ổn định của hệ thống tài chính. Đồng thời, do gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO và các hiệp định thương mại song phương, đa phương, Việt Nam phải thực hiện mở cửa cho lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Điều này làm cho tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao cũng như mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng tăng lên. Vì vậy, hệ thống NHTM cần chủ động nhận thức và tăng cường an toàn hệ thống, đảm bảo khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế. Trước bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành các quy định về giám sát ngân hàng theo hướng áp dụng chuẩn mực quốc tế Basel II. Trong đó, yêu cầu về an toàn vối tối thiểu có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh. Đối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu, theo quy định cụ thể ban hành đầu tiên là Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động của NHTM. Quy định này cho thấy tỷ lệ an toán vốn tối thiếu được xác đinh là 8% nhưng phương pháp tính đơn giản và chưa phản ánh đẩy đủ nội dung Basel I. Đến năm 2010, NHNN ban hành thông tư số 12/TT-NHNN thay thế quyết định 456/2005/QĐ-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn vốn tiểu thiếu lên 9% và áp dụng hiệp định Basel II. Ngày 20/11/2014, NHNN đã ban han Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
- 3 ngân hàng nhà nước và vẫn ở mức tỷ lệ 9%. Để tiệm cận với quy định quốc tế về đảm bảo an toàn ngân hàng, ngày 30/12/2016, NHNN ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực vào ngày 01/01/2020. Do đó từ năm 2017 đến cuối năm 2019, các ngân hàng phải quan tâm đến việc đảm bảo hệ số an toàn vốn theo quy định của thông tư 41. Nhiều nghiên cứu trong nước chỉ ra những khó khăn của các NHTM Việt Nam trong việc tuân thủ bảo đảm an toàn ngân hàng theo Basel II, trong đó có bảo đảm an toàn về tỷ lệ vốn tối thiểu như nghiên cứu của theo Phan Huy Hoàng (2012), Nguyễn Đức Trung (2015), Phan Hữu Việt (2017), Phan Thị Hoàng Yến (2019). Những thay đổi về quy định pháp lý là yếu tố làm cho các ngân hàng phải chú trọng đến đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2018 đang có xu hướng giảm, được trình bày lần lượt như sau: năm 2012 tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam 13,70%; năm 2015 tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam là 11,60% đến năm 2019 tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam là 9,61%. Theo NHNN và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, hệ số CAR trong báo cáo đã được loại bỏ đi những ngân hàng âm vốn chủ sở hữu. Do đó, tỷ lệ CAR bình quân của các NHTM Việt Nam có thể còn thấp hơn so với số liệu thông báo. Đồng thời, việc giảm dần tỷ lệ CAR bình quân của hệ thống ngân hàng thương mại phần lớn là do những thay đổi trong cách tính, liên quan đến việc chặt chẽ hơn trong xác định tài sản có điều chỉnh rủi ro, trong khi nguồn vốn của các NHTM không tăng mạnh tương ứng. Trước bối cảnh đó, muốn đạt được tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41, cũng như đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế, các NHTM cần chú trọng nâng cao hệ số an toàn vốn tối thiểu. Muốn đạt được điều đó, các nhà quản trị cần phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động của ngân hàng. Nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số CAR được các học giả tại Việt Nam thực hiện như nghiên cứu của theo Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ny (2019), Võ Hồng Đức và cộng sự (2014), Phạm Thị Xuân Thoa và Nguyễn Ngọc Anh (2017). Các nghiên cứu này đã tập trung xác định những nhân tố bên trong đặc trưng của ngân hàng liên quan đến hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn, khả năng
- 4 sinh lời tác động đến hệ số CAR (Làm rõ hơn trong phần tổng quan nghiên cứu). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu sự ảnh hưởng của quản trị công ty đến hệ số CAR tại các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, yếu tố đại dịch được đưa vào trong mô hình nghiên cứu, trong khi đó hoạt động của NHTM chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Trước những lý do đó, đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” được thực hiện nhằm xác định một cách toàn diện các yếu tố tác động chính tới tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách liên quan. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng việc đảm bảo an toàn vốn thông qua hệ số đảm bảo an toàn vốn (CAR), trên cơ sở đó, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao việc đảm bảo an toàn vốn cho hệ thống NHTM Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đảm bảo an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trong và ngoài nước 2. Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 3. Đề xuất hàm ý chính sách để cải thiện việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu, trong nghiên cứu này cần phải trả lời được các câu hỏi sau: - Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam? - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam như thế nào? - Đại dịch Covid- 19 có tác động đến việc đảm bảo an toàn vốn không? - Hàm ý chính sách nào để nâng cao việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam?
- 5 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên quy định về an toàn vốn tối thiểu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Hiệp ước Basel. Do các NHTM Việt Nam hoạt động ở thị trường trong nước nên phải tuân thủ các quy định nói chung, quy định về an toàn vốn tối thiểu nói riêng của NHNN Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để các NHTM Việt Nam tính toán và công bố hệ số an toàn vốn tối thiểu trong báo cáo tài chính/báo cáo thường niên của ngân hàng. - Phạm vi không gian: 28 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Việc lựa chọn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của 28 NHTM cổ phần Việt Nam là vì đây là những ngân hàng có vị thế lớn trên thị trường, tuân thủ chặt chẽ các quy định của NHNN và có quy trình quản trị rủi ro được đánh giá là tiệm cận với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, thông tin liên quan đến các ngân hàng được công bố đầy đủ và đảm bảo tính tin cậy. - Phạm vi thời gian: Đề tài áp dụng nghiên cứu trong giai đoạn 2009 - 2020. Đây là thời kỳ sau khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới. Tài chính thế giới biến động liên tục, đa chiều, nhiều chính sách, giải pháp tài chính tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường tiếp tục được ban hành và thực hiện. Song hành với đó là những nỗ lực hoàn hiện thể chế, chính sách tài chính; quyết liệt cải cách hành chính gắn với tăng cường hiện đại hóa ngành Tài chính. Có thể nói, đây là thời kỳ được chú trọng trong việc cải cách đi lên và phát triển bền vững sau cuộc khủng hoảng lớn. Đặc biệt bùng phát dịch Covid trong năm 2020. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận án là sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Các số liệu thứ cấp như hệ số an toàn vốn, các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn cũng như các thông tin về hội đồng quản trị được thu thập từ báo cáo tài chính được kiểm toán của các NHTM Việt Nam.
- 6 Các số liệu liên quan đến ngành ngân hàng, số liệu vĩ mô gồm GDP, CPI được thu thập từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Cục Thống kê của Việt Nam. Số liệu sau khi thu thập được nhập vào phần mềm Excel và Stata 13 để thực hiện phân tích so sánh số tuyệt đối, số tương đối nhằm thấy được xu hướng biến động của các chỉ tiêu trong nghiên cứu. Từ đó, có những đánh giá sơ bộ về mối quan hệ của các yếu tố đến hệ số an toàn vốn của NHTM. Thông qua phần mềm Stata 13, đề tài thực hiện phân tích ma trận tương quan được thực hiện thông để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố đến hệ số an toàn vốn CAR của NHTM. Các mô hình được phân tích định lượng thông qua hồi quy OLS, FEM, REM và SGMM nhằm lựa chọn mô hình phù hợp. Sau đó, thực hiện các kiểm định để đảm bảo tính vững, không chệch trong ước lượng. Trong trường hợp mô hình hồi quy có bệnh, đề tài sử dụng SGMM để khắc phục các nhược điểm của mô hình. Thông qua phần mềm Stata 13, đề tài thực hiện phân tích ma trận tương quan được thực hiện thông để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố đến hệ số an toàn vốn CAR của NHTM. Các mô hình được phân tích định lượng thông qua hồi quy OLS, FEM, REM và SGMM nhằm lựa chọn mô hình phù hợp. Sau đó, thực hiện các kiểm định để đảm bảo tính vững, không chệch trong ước lượng. Trong trường hợp mô hình hồi quy có khuyết tật, đề tài sử dụng phương pháp SGMM để khắc phục các nhược điểm của mô hình. Pooled OLS là mô hình hồi quy trong đó tất cả các hệ số đều không đổi theo thời gian và theo các đặc tính riêng biệt của từng cá thể, khi đó bộ dữ liệu sẽ không xét trên bình diện không gian và thời gian mà chỉ đơn thuần là ước lượng mô hình OLS thông thường. Phương pháp này sẽ xem xét ảnh hưởng của đặc tính riêng biệt của từng cá thể là như nhau, bên cạnh đó là mặc dù phương pháp hồi quy OLS được xem là ước lượng tuyến tính hiệu quả, không thiên lệch, là tốt nhất (BLUE), nhưng ngược lại phương pháp này cũng rất dễ vi phạm các giả thuyết của mô hình hồi quy tuyến tính, do đó phương pháp Pooled OLS không còn hiệu quả và không đáng tin cậy nữa. Khác với với mô hình Pooled OLS, mô hình hồi quy FEM cho rằng ảnh hưởng của từng đặc tính riêng biệt của từng cá thể là khác nhau, mô hình FEM phân
- 7 tích mối tương quan này giữa những phần dư của mỗi đơn vị với biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực của biến giải thích lên biến phục thuộc, đồng thời điểm đặc biệt của mô hình này là hệ số của các đặc điểm riêng biệt không được tương quan với các biến độc lập khác trong mô hình. Mô hình hồi quy REM xem xét đến sự khác biệt, đặc điểm riêng và các xuất phát điểm khác nhau của từng thực thể (công ty, doanh nghiệp, ngân hàng . . .). Các sự khác biệt này tác động đến các biến độc lập làm cho mỗi thực thể có các hệ số riêng cho từng biến độc lập trong mô hình. Điểm khác biệt giữa mô hình REM và FEM thể hiện ở sự biến động giữa các đơn vị, nếu sự biến động giữa các đơn vị có tương quan đến biến độc lập và biến giải thích trong mô hình FEM thì trong mô hình REM sự biến động giữa các đơn vị được giả sử ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích. Chính vì vậy nếu sự khác biệt giữa các đơn vị có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn FEM, trong đó phần dư của mỗi thực thể (không tương quan với biến giải thích) được xem là một biến giải thích mới. Chính những ưu điểm đó mà ta có thể thể thấy việc ước lượng FEM hoặc REM có thể mang lại nhiều ưu điểm và phù hợp hơn so với phương pháp Pooled OLS, tuy nhiên FEM hoặc REM đều tồn tại những hạn chế rất khó xử lý bao gồm: (1) Sử dụng quá nhiều biến giả làm bậc tự do và tạo ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến làm cho kết quả ước lượng không tin cậy. (2) Không đề cập đến thành phần sai số của mô hình mà ngầm định rằng sai số của mô hình tuân theo giả định cổ điển cho nên không kiểm soát được hiện tượng phương sai sai số thay đổi và vấn đề tương quan của biến độc lập với sai số. (3) Loại bỏ luôn các biến độc lập không thay đổi theo thời gian nếu có trong mô hình. (4) Chỉ áp dụng cho các dữ liệu bảng tĩnh, không xử lý được khi dữ liệu có tính chất động có nghĩa là tác động của các biến độc lập có độ trễ. Tuy nhiên ở góc độ của bài nghiên cứu này, mô hình FEM, REM và SGMM sẽ được nghiên cứu chính để áp dụng cho việc ước lượng mô hình.