Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố Báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam

pdf 245 trang vuhoa 23/08/2022 10180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố Báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_cong_bo_bao_cao_phat_trien.pdf

Nội dung text: Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố Báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  LÊ ANH TUẤN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG BỐ BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI CÁC CÔNG TY KINH DOANH XĂNG DẦU THUỘC TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp.Hồ Chí Minh-Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  LÊ ANH TUẤN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG BỐ BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI CÁC CÔNG TY KINH DOANH XĂNG DẦU THUỘC TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán. Mã số: 934.03.01Kế toán. Mã số: 934. LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN XUÂN HƯNGhọc: PGS.TS Tp.Hồ Chí Minh-Năm 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung nghiên cứu khoa học trong luận án này dựa trên quá trình nghiên cứu trung thực với số liệu rõ ràng và hợp lý. Đây là luận án nghiên cứu sinh chuyên ngành Kế toán. Đề tài này chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào và tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ, rõ ràng. TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Lê Anh Tuấn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Hội đồng Trường, Ban giám hiệu, Viện đào tạo Sau Đại học, Khoa Kế toán – trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đặc biệt là PGS. TS Nguyễn Xuân Hưng – người hướng dẫn khoa học; đồng thời quý thầy cô trong Khoa Kế toán, quý thầy cô trong hội đồng bảo vệ luận án các cấp đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận án. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các công ty kinh doanh xăng dầu trực thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam, nơi đang công tác Ban giám hiệu; Phòng Tổ chức và Khoa Kế toán trường Đại học Duy Tân, cùng gia đình đã hỗ trợ, trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình nghiên cứu để luận án có thể hoàn chỉnh nhất. Tác giả Lê Anh Tuấn
  5. iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 7 6. Kết cấu của luận án 9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 11 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN 11 1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 11 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 17 1.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG BỐ BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. 25 1.2.1 Các nghiên cứu tổng quát 25 1.2.2 Các nghiên cứu thực hiện tại các doanh nghiệp trong ngành dầu khí 34 1.2.3 Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp 38 1.3 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO NGHIÊN CỨU 46 1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu 46 1.3.2 Hướng phát triển cho nghiên cứu 47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 48 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 49 2.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 49 2.1.1 Khái quát vấn đề phát triển bền vững 49
  6. iv 2.1.2 Khái quát về báo cáo phát triển bền vững 53 2.2 MỐI LIÊN HỆ GIỮA KẾ TOÁN VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG DOANH NGHIỆP 55 2.2.1 Mối quan hệ giữa kế toán và vấn đề PTBV tại doanh nghiệp qua thời gian 55 2.2.2 Mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán hướng đến phát triển bền vững 58 2.2.3 Nội dung kế toán hướng đến phát triển bền vững trong doanh nghiệp 60 2.2.4 Khung thể chế xây dựng báo cáo phát triển bền vững tại doanh nghiệp 62 2.2.5 Báo cáo phát triển bền vững và các báo cáo tương đồng 64 2.3 LÝ THUYẾT NỀN 67 2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory) 67 2.3.2 Lý thuyết báo hiệu (Signaling Theory) 68 2.3.3 Lý thuyết hợp pháp hóa (Legitimacy Theory) 69 2.3.4 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) 72 2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 74 2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 74 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 84 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 85 3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 85 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu 85 3.1.2 Quy trình nghiên cứu 86 3.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 89 3.2.1 Lựa chọn đối tượng chuyên gia 90 3.2.2 Phác thảo dàn ý thảo luận 92 3.2.3 Kế hoạch, địa điểm và thời gian cho các buổi phỏng vấn 92 3.2.4 Kết quả khảo sát nhóm chuyên gia 93 3.2.5 Điều chỉnh mô hình khái niệm nghiên cứu 94 3.2.6 Phát triển thang đo lường các khái niệm nghiên cứu 95 3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 102 3.3.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 102
  7. v 3.3.2 Nghiên cứu định lượng chính thức 109 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 116 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 117 4.1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TẦN SỐ 117 4.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 117 4.1.2 Kết quả thông kê mô tả và tần số mẫu đối với các khái niệm nghiên cứu 118 4.2 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA 123 4.2.1 Đánh giá thang đo Quy mô doanh nghiệp 123 4.2.2 Đánh giá thang đo Cơ hội tăng trưởng 123 4.2.3 Đánh giá thang đo Quan điểm của nhà quản lý 124 4.2.4 Đánh giá thang đo Quy định pháp lý 124 4.2.5 Đánh giá thang đo Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 125 4.2.6 Đánh giá thang đo Khả năng sinh lời 125 4.2.7 Đánh giá thang đo công bố báo cáo phát triển bền vững 126 4.3 PHÂN TÍCH KHÁM PHÁ NHÂN TỐ EFA 127 4.4 PHÂN TÍCH KHẲNG ĐỊNH CFA 128 4.5 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH SEM 130 4.5.1 Kiểm định mô hình lý thuyết 132 4.5.2 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu (SEM) 134 4.5.3 Kiểm định vai trò của biến trung gian 135 4.6 KIỂM ĐỊNH BOOTSTRAP 137 4.7 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 140 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 144 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý 145 5.1 KÊT LUẬN 145 5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ 148 5.2.1 Hàm ý đối với DN 148 5.2.2 Hàm ý đối với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam 150 5.2.3 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 152 5.3 HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 153
  8. vi 5.3.1 Hạn chế của luận án 153 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 154 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 155 KẾT LUẬN 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. vii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết Chữ viết đầy đủ Dịch nghĩa (nếu có) tắt BCPTBV Báo cáo phát triển bền vững CBTT Công bố thông tin CDP Carbon Disclosure Project Dự án tiết lộ khí thải các bon CERES Coalition for Environmentally Tổ chức hợp tác vì môi trường Responsible Economies CP Cổ phần CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng CSR Corporate social responsibility Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ESG Environmental, social and Các tiêu chí về môi trường, xã governance hội, quản trị FPT Tập đoàn FPT GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa GHG Greenhouse gases Khí thải nhà kính GRI Global Reporting Initiative Tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu IISD International Institute for Viện nghiên cứu quốc tế về vấn Sustainnable Development đề phát triển bền vững KTQT Kế toán quản trị KTQTMT Kế toán quản trị môi trường OHS Occupational Health and Safety Sức khỏe và an toàn lao động PTBV Phát triển bền vững PVN Petro Viet Nam Tập đoàn dầu khí Việt Nam TNXH Trách nhiệm xã hội
  10. viii TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TNXH Trách nhiệm xã hội TTCK Thị trường chứng khoán IUCN International Union for Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Conservation of Nature and Natural và Tài nguyên Thiên nhiên Resources Quốc tế WBCSD The World Business Council for Hội đồng Kinh doanh Thế giới Sustainable Development ví sự Phát triển Bền vững WCED The World Commission on Ủy ban Môi trường và Phát Environment and Development triển Thế giới
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 1.1 Tổng quan các nghiên cứu về báo cáo PTBV liên quan đến kế toán 21 Bảng 1.2 Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố cáo PTBV theo hướng sử dụng dữ liệu thứ cấp 42 Bảng 2.1 Nội dung kế toán bền vững toàn diện 61 Bảng 3.1 Tổng hợp các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu chính thức 94 Bảng 3.2 Thang đo lường quy mô doanh nghiệp 96 Bảng 3.3 Thang đo lường cơ hội tăng trưởng 97 Bảng 3.4 Thang đo lường đặc điểm ngành nghề kinh doanh 98 Bảng 3.5 Thang đo lường đặc điểm quan điểm của nhà quản lý 99 Bảng 3.6 Thang đo lường quy định pháp lý 100 Bảng 3.7 Thang đo lường khả năng sinh lời 101 Bảng 3.8 Thang đo lường công bố báo cáo phát triển bền vững 102 Bảng 3.9 Kết quả Cronbach’s alpha đối với quy mô doanh nghiệp 104 Bảng 3.10 Kết quả Cronbach’s alpha đối với cơ hội tăng trưởng 104 Bảng 3.11 Kết quả Cronbach’s alpha đối với đặc điểm ngành nghề kinh doanh 105 Bảng 3.12 Kết quả Cronbach’s alpha đối với quan điểm của nhà quản lý 105 Bảng 3.13 Kết quả Cronbach’s alpha đối với quy định pháp lý 106 Bảng 3.14 Kết quả Cronbach’s alpha đối với khả năng sinh lời 106 Bảng 3.15 Kết quả Cronbach’s alpha đối với 107 Bảng 3.16 Kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA –Nghiên cứu sơ bộ 108 Bảng 3.17 Các thước đo kiểm định mức độ phù hợp 113 Bảng 4.1 Thống kê tần số đặc tính của mẫu nghiên cứu 118 Bảng 4.2 Phân tích tần số đối với quy mô doanh nghiệp 119 Bảng 4.3 Phân tích tần số đối với cơ hội tăng trường 119 Bảng 4.4 Phân tích tần số đối với quy định pháp lý 120 Bảng 4.5 Phân tích tần số đối với quan điểm của nhà quản lý 120 Bảng 4.6 Phân tích tần số đối với đặc điểm ngành nghề kinh doanh 121 Bảng 4.7 Phân tích tần số đối với khả năng sinh lời 121
  12. x Bảng 4.8 Phân tích tần số đối với công bố báo cáo phát triển bền vững 122 Bảng 4.9 Kết quả Cronbach’s alpha đối với quy mô doanh nghiệp 123 Bảng 4.10 Kết quả Cronbach’s alpha đối với Cơ hội tăng trưởng 123 Bảng 4.11 Kết quả Cronbach’s alpha đối với Quan điểm của nhà quản lý 124 Bảng 4.12 Kết quả Cronbach’s alpha đối với Quy định pháp lý 124 Bảng 4.13 Kết quả Cronbach’s alpha đối với Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 125 Bảng 4.14 Kết quả Cronbach’s alpha đối với Khả năng sinh lời 125 Bảng 4.15 Kết quả Cronbach’s alpha đối với công bố báo cáo phát triển bền vững 126 Bảng 4.16 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 127 Bảng 4.17 Kết quả kiểm tra độ tin cậy tổng hợp, phương sai của các khái niệm nghiên cứu128 Bảng 4.18 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt 130 Bảng 4.19 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 134 Bảng 4.20 Mức độ tác động của các nhân tố đến KNSL 134 Bảng 4.21 Mức độ tác động của các nhân tố đến CBTT 134 Bảng 4.22 Vai trò của biến trung gian Khả năng sinh lời tác động lên mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và CBTT PTBV 136 Bảng 4.23 Kết quả kiểm định Bootraps 139 Bảng 4.24 Mức độ tác động của các nhân tố đến KNSL 139 Bảng 4.25 Mức độ tác động của các nhân tố đến CBTT 140
  13. xi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH SỬ DỤNG Hình 2.1 Thành phần của khung kế toán hướng đến sự phát triển bền vững. 60 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 74 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 86 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu chính thức 95 Hình 4.1 Kết quả CFA chuẩn hóa 129 Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 131 Hình 4.3 Sơ đồ kiểm định lý thuyết theo cấu trúc SEM 133 Hình 4.4 Kết quả kiểm định Bootraps 138
  14. xii TÓM TẮT Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Tóm tắt: Công bố báo cáo PTBV đã được nhiều tổ chức và cá nhân nghiên cứu và đánh giá rất cấp bách trong thời buổi kinh tế hiện nay, đặc biệt là những DN kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu. Chính vì vậy, tác giả nhận thấy việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến công bố báo cáo PTBV là hết sức cần thiết. Mục tiêu của luận án là xác định được những nhân tố ảnh hưởng công bố báo cáo PTBV tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam dựa trên cảm nhận của các nhà quản lý. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp nhằm xây dựng và kiểm chứng mô hình lý thuyết; kiểm định các giả thuyết được giới thiệu tại chương trước thông qua việc sử dụng phần mềm dữ liệu SPSS 22 và AMOS 20. Với kích cỡ mẫu là 265 bao gồm các nhà quản lý cấp cao tại các công ty. Kết quả cho thấy hầu hết các giả thuyết đều được chấp nhận. Các nhân tố quy mô DN, cơ hội tăng trưởng, quy định pháp lý, đặc điểm ngành nghề kinh doanh và khả năng sinh lời đều ảnh hưởng theo hướng thuận chiều đến công bố báo cáo PTBV. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra rằng nhân tố quan điểm của nhà quản lý không ảnh hưởng đến công bố PTBV tại các công ty thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy các nhân tố trên đều ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV thông qua nhân tố khả năng sinh lời. Luận án sẽ là một kênh tham khảo về lý thuyết cho người học, ngoài ra đây là một kênh tham khảo cho các công ty thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các chính sách phù hợp nhằm gia tăng hơn nữa trong việc công bố báo cáo PTBV tại các DN này. Từ khóa: Báo cáo phát triển bền vững, công bố báo cáo phát triển bền vững, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
  15. xiii ABSTRACT Title: factors affecting announcement of sustainable development report in oil and gas trading company under Vietnam national petroleum group Abstact: The publication of sustainable development reports has been studied and evaluated urgently by many organizations and individuals in the current economic era, especially those doing business in the petroleum sector. Therefore, the author found that it is very necessary to learn about issues related to the publication of sustainable development reports. The objective of the thesis is to identify the factors affecting the publication of sustainable development reports at petroleum trading companies under the Vietnam National Petroleum Group based on the perceptions of managers. The author uses mixed research method to build and test theoretical model; Test hypotheses introduced in the previous chapter using data software SPSS 22 and AMOS 20. With a sample size of 265 including senior managers at companies. The results show that most of the hypotheses are accepted. Factors of enterprise size, growth opportunities, legal regulations, business characteristics and profitability all influence in the direction of publishing sustainable development reports. Besides, the dissertation also shows that the factor of the manager's point of view does not affect the sustainable development announcement in the companies of the Vietnam petroleum group. In addition, the author finds that the above factors all affect the publication of sustainable development reports through profitability factors. The dissertation will be a theoretical reference channel for learners. In addition, this is a reference channel for companies under the Vietnam petroleum corporation, state management agencies make appropriate policies to participate, further increase in the publication of sustainable development reports in these enterprises. Keywords: Sustainable development report, publication of a sustainable development report, Vietnam National Petroleum Group
  16. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Báo cáo phát triển bền vững (PTBV) ngày càng được các tập đoàn, DN trên khắp thế giới công bố với yêu cầu cần được cung cấp thêm thông tin từ các bên liên quan, nhằm minh bạch hơn về các vấn đề môi trường và xã hội. Một tập hợp đa dạng các bên liên quan (nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, chủ nợ, nhóm vận động xã hội, cơ quan công quyền) theo đuổi các lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội khác nhau quyết định sự thành công của một tổ chức (Buchholz và Rosenthal, 2005; Laplume và cộng sự , 2008). Một công cụ quan trọng mà qua đó các tổ chức cố gắng đáp ứng những nhu cầu này là báo cáo PTBV. Bằng cách tiết lộ thông tin liên quan đến sự PTBV, các doanh nghiệp nhằm mục đích tăng tính minh bạch, nâng cao giá trị thương hiệu, danh tiếng và tính hợp pháp, so với các đối thủ cạnh tranh, báo hiệu khả năng cạnh tranh, tạo động lực cho nhân viên và hỗ trợ các quy trình kiểm soát và thông tin của công ty (Herzig và Schaltegger, 2006). Hơn nữa, báo cáo PTBV ngày càng được công nhận là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự bền vững của doanh nghiệp (Lozano và Huisingh, 2011). Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chủ đề này ngày càng nhận được sự quan tâm trong giới kinh doanh và học thuật. Trong hai thập kỷ qua, khái niệm về tính bền vững hay sự PTBV đã nhận được nhiều sự quan tâm trên toàn cầu, đặc biệt là các nước phát triển. Đã có nhiều nỗ lực để đưa ra một khái niệm chính xác hơn về tính bền vững trong hình kinh tế thay đổi nhanh chóng trên toàn cầu như hiện nay. Một định nghĩa được đưa ra bởi IISD (1992): “Thông qua các chiến lược kinh doanh và các hoạt động đáp ứng nhu cầu của DN và các bên liên quan của DN tại thời điểm hiện tại nhưng bên cạnh đó phải bảo vệ, duy trì và tăng cường nhân lực và tài nguyên thiên nhiên cần thiết trong tương lai”. Székely và Knirsch (2005) xác định tính bền vững cho các tập đoàn là tăng trưởng kinh tế bền vững và mở rộng, giá trị cổ đông, uy tín của công ty, mối quan hệ với khách hàng và chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngày càng tăng. PTBV cũng có nghĩa là theo đuổi các hoạt động kinh doanh có đạo đức, tạo ra việc làm bền vững, xây dựng giá trị cho tất cả các bên liên quan của công ty. Theo Van
  17. 2 Marrewijk (2003) đưa ra định nghĩa sau, PTBV bao gồm các mối quan tâm về xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh và tương tác với các bên liên quan. Mặc dù các định nghĩa được phát biểu khác nhau dựa trên các quan điểm khác nhau nhưng có một sự đồng thuận chung rằng để đánh giá xem một DN đang làm gì đối với sự PTBV của chính đơn vị mình, cần phải đo lường được chúng (Ozdemir và cộng sự, 2011). Các bên liên quan ngày càng yêu cầu tiết lộ nhiều hơn thông tin không chỉ về những thông tin hiệu quả kinh tế mà còn là thông tin về thực tiễn về hoạt động của DN đó ảnh hưởng đến môi trường và xã hội (Waddock, 2003). Đối với các tập đoàn kinh tế và DN có quy mô lớn tại Việt Nam, KTQT nói chung và kế toán hướng đến sự PTBV nói riêng là một lĩnh vực vẫn còn khá mới mẻ, minh chứng là theo thống kê, đến năm 2019 chỉ có 45 doanh nghiệp Việt Nam công bố báo cáo PTBV dựa vào tiêu chuẩn GRI (Tauringana, 2020). Tập đoàn xăng dầu Việt Nam là một DN có rất nhiều đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu với khoảng 60 công ty thành viên. Phạm vi hoạt động của Tập đoàn trải rộng, trên địa bàn cả nước, hầu hết khu vực tỉnh thành nào cũng đều có các công ty thành viên của Tập đoàn, bên cạnh đó có thể kể đến các công ty liên doanh với các quốc gia khác. Ảnh hưởng của việc kinh doanh xăng dầu đến môi trường rất lớn nhưng việc kiểm soát các vấn đề như lượng khí thải, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước, vẫn còn nhiều bất cập. Có thể kể đến những ảnh hưởng do các công ty kinh doanh xăng dầu gây ra khi bán các sản phẩm này cho người tiêu dùng làm tăng lượng khí thải độc hại trong không khí từ đó dẫn đến giảm chất lượng không khí, gây ra các bệnh về đường hô hấp cho người dân. Hệ quả của việc sử dụng xăng dầu quá nhiều cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nóng lên của trái đất, biến đổi khí hậu, Từ trước đến nay, các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam chưa công bố về những ảnh hưởng này của việc sử dụng xăng dầu đến toàn xã hội và gần như rất thờ ơ về những nguy hại này đối với môi trường. Lĩnh vực kinh doanh xăng dầu là một trong những lĩnh vực được đánh giá “nhạy cảm”, ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của nền kinh tế, việc các cửa hàng xăng dầu kinh doanh tại các khu dân cư cũng gây nên ô nhiễm về hơi xăng dầu có thể gây rất nhiều nguy hại cho sức khỏe của người dân xung quanh vì bản chất
  18. 3 của xăng dầu là bốc hơi rất nhanh. Ô nhiễm nguồn nước tại các kho, bồn chứa xăng dầu đặc biệt là khi vệ sinh các bồn chứa, lượng nước thải nếu không được xử lý triệt để sẽ làm cho hệ sinh thái trên nước ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, những vấn đề nêu trên không được công bố minh bạch trên các báo cáo của Tập đoàn, công ty thành viên cũng như các cơ quan chức năng có liên quan. Bắt đầu từ năm 2018, tập đoàn xăng dầu Việt Nam đã công bố báo cáo PTBV song song với công bố báo cáo tài chính, điều này cho thấy những nhà quản trị DN đã bắt đầu có sự quan tâm nhiều hơn về “khoảng trống” cung cấp thông tin liên quan đến môi trường và xã hội, nhưng hệ thống chỉ tiêu công bố chưa thật sự hợp lý, chất lượng thông tin công bố còn hạn chế. Tại các nước đang phát triển, có nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy rằng các nước này đang tụt hậu trong vấn đề báo cáo PTBV. Trong nhận xét về xu hướng báo cáo PTBV từ năm 1996 đến 2005, Milne và Gray (2007) kết luận rằng báo cáo PTBV là một hiện tượng ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ai Cập, Bangladesh, Kenya và Chile. GRI (2016) lưu ý rằng báo cáo PTBV đã gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển, nhưng điều này chủ yếu liên quan đến các quốc gia tại châu Á, xu hướng này ít nhận được sự quan tâm hơn ở châu Mỹ La tinh, Caribe, và châu Phi. Tuy nhiên, Wokeck (2019) cho rằng khoảng cách vẫn còn lớn, do việc tiếp cận các vấn đề liên quan đến báo cáo PTBV chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp lớn tại các nước đang phát triển trong khi tốc độ này chậm hơn ở nhiều nước đang phát triển khác và đặc biệt là các nước kém phát triển. Những thách thức đối với báo cáo PTBV ở các nước đang phát triển bao gồm hạn chế về nguồn lực và khoảng cách năng lực, bao gồm sự thiếu định hướng chiến lược từ quản lý, hạn chế về việc thu thập dữ liệu, năng lực viết báo cáo nội bộ, cũng như sự hỗ trợ từ bên ngoài của các nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan hướng dẫn có chuyên môn về báo cáo PTBV (De Villiers, 2003; Belal và Cooper, 2011; Matta và cộng sự, 2019). Tác giả nhận thấy các công ty xăng dầu trực thuộc tập đoàn cần phải sớm công bố báo cáo PTBV nhằm đáp ứng việc phát triển trong giai đoạn hiện nay. Đã có nhiều nỗ lực học thuật được thực hiện để làm rõ hơn các yếu tố quyết định đến vấn đề báo cáo PTBV ở các nước đang phát triển (Belal và Momin, 2009;
  19. 4 Fifka, 2013; Dienes và cộng sự, 2016; Hahn và Kuhnen, 2013; Ali và cộng sự, 2017). Những nỗ lực nghiên cứu như vậy đã sử dụng cách tiếp cận định lượng (Liu và Anbumozhi, 2009; Baje và cộng sự, 2020) hoặc cách tiếp cận định tính (De Villiers, 2003; Matta và cộng sự, 2019). Các nghiên cứu định lượng chủ yếu thực hiện phân tích nội dung của hầu hết các báo cáo hàng năm, trên cơ sở các chỉ mục công bố trên báo cáo PTBV để xác định khối lượng và mức độ của việc công bố báo cáo PTBV (Khan và cộng sự, 2013; Wuttichindanon, 2017; Mudiyanselage, 2018) và sử dụng các yếu tố quyết định dựa trên dữ liệu thứ cấp như quy mô công ty như một đại diện cho lý thuyết hợp pháp. Ngược lại, các nghiên cứu định tính, sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn, đồng thời trực tiếp khám phá động lực của nhà quản lý đối với báo cáo PTBV (Belal và Owen, 2007; Joudeh và cộng sự, 2018). Mặc dù đã có những nỗ lực về mặt học thuật và thực tiễn, nhưng những thách thức về báo cáo PTBV vẫn còn tồn tại và các nước đang phát triển tiếp tục tụt hậu so với các nước phát triển về báo cáo PTBV. Do đó, cần có một phân tích quan trọng và đề xuất về cách thức cả nghiên cứu học thuật và thực hành có thể góp phần giải quyết hiệu quả các thách thức về báo cáo PTBV ở các nước đang phát triển. Tác giả nhận thấy, góc độ tiếp cận dựa trên quan điểm của nhà quản lý phần nào sẽ khắc phục những hạn chế tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu cần thiết, lý do khách quan đã nêu trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam” với góc độ cảm nhận của nhà quản lý tại công ty 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu chung: Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến công bố báo cáo PTBV tại các công ty xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam với góc độ cảm nhận của các nhà quản lý tại công ty. Mục tiêu cụ thể:
  20. 5 1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn dưới góc độ cảm nhận của các nhà quản lý tại công ty. 2. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công bố báo cáo PTBV tại các công ty xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam. 2.2 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu mà luận án đã đặt ra, cần phải trả lời một cách thỏa đáng một số vấn đề nghiên cứu sau: 1. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV tại các công ty kinh doanh xăng dầu trực thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam? 2. Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến công bố báo cáo PTBV tại các công ty xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam hiện nay như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Công bố báo cáo PTBV và các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về không gian của luận án là các công ty kinh doanh xăng dầu trực thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian của luận án là 4 năm từ năm 2017 đến năm 2020 tại công ty kinh doanh xăng dầu trực thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được tác giả sử dụng trong luận án là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, cụ thể qua các giai đoạn như sau: Giai đoạn 1. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, hướng đến việc thực hiện hai mục tiêu: (1) xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam; (2) hoàn thiện thang đo công bố báo cáo PTBV và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV. Để đạt được mục tiêu này, tác giả đã tổng hợp
  21. 6 cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu nổi bật trước đây cộng với kỹ thuật phỏng vấn sâu chuyên gia. Cụ thể, tác giả lựa chọn các nghiên cứu nổi bật liên quan đến báo cáo PTBV và công bố báo cáo PTBV, kể cả những nghiên cứu đánh giá dựa vào cảm nhận của các nhà quản lý doanh nghiệp, trên các tạp chí có uy tín (được xếp hạng trong danh mục Scimajor và Web of science). Dựa vào việc tổng hợp những tài liệu này, tác giả đánh giá và đưa ra các nhân tố phù hợp với mô hình nghiên cứu tại các DN kinh doanh xăng dầu. Chưa dừng lại ở đó, tác giả xây dựng mẫu câu hỏi khảo sát phỏng vấn sâu đối với chuyên gia bao gồm ba nhóm chính là nhóm chuyên gia về học thuật; nhóm chuyên gia đã và đang làm công tác thực tế và am hiểu đến công bố BCTC, báo cáo PTBV tại các DN trong lĩnh vực xăng dầu và nhóm chuyên gia thực thi và giám sát việc công bố báo cáo PTBV. Kết thúc giai đoạn này, tác giả hình thành nên mô hình nghiên cứu lý thuyết sơ bộ và các giả thuyết tiền đề. Với đặc thù của những công ty kinh doanh xăng dầu trực thuộc Tập đoàn đều gần như chịu sự chi phối bởi công ty mẹ là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (có đến 42 công ty có 100% vốn chủ sở hữu là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam), tác giả đã sử dụng các lý thuyết nền liên quan cũng như kỹ thuật phỏng vấn sâu nhằm mục đích xây dựng và hoàn thiện thang đo của các nhân tố theo hướng phù hợp hơn với bối cảnh và đối tượng khảo sát. Sau đó, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo và thiết lập bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Giai đoạn 2. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức, nhằm giải quyết mục tiêu: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công bố báo cáo PTBV tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Tác giả đã xây dựng phiếu khảo sát; tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu từ các đối tượng được khảo sát, đối tượng khảo sát được tác giả tập trung lựa chọn là các thành viên quản lý (Chủ tịch hội đồng thành viên, ban giám đốc, kế toán trưởng, phụ trách kế toán) tại các công ty thành viên. Sở dĩ, tác giả lựa chọn các đối tượng trên vì mỗi công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn có quy mô về tài sản, doanh thu, vị trí địa lý và quy mô thị trường khác nhau. Sau đó, tác giả sử dụng các phần mềm định lượng SPSS, AMOS để xử lý dữ liệu nhằm đưa ra kết quả về sự ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất đến công bố báo
  22. 7 cáo PTBV tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Cụ thể, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích độ tin cậy của thang đo theo hệ số Cronbach Alpha và phân tích khám phá nhân tố EFA. Sau đó, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis – CFA). Tác giả sử dụng kỹ thuật phức hợp và linh hoạt nhất để phân tích mối quan hệ phức tạp trong mô hình nhân quả là mô hình mạng SEM (Structural Equation Modeling) ở bước tiếp theo. Cuối cùng, tác giả tiến hành kiểm định Bootstrap để kiểm tra lại mô hình, phương pháp lấy mẫu lại có thay thế trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò đám đông. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5.1 Ý nghĩa khoa học Thứ nhất, tác giả đã đọc và chắt lọc được từ rất nhiều công trình khoa học có xu hướng nghiên cứu sâu về báo cáo PTBV khoảng từ thập niên 80 của thế kỉ trước cho đến nay. Trên cơ sở đó, tác giả nhận thấy rằng các nghiên cứu trước đây chỉ mới phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố một cách trực tiếp đến công bố báo cáo PTBV thông qua kỹ thuật phân tích hồi quy với việc sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo, chưa có nghiều nghiên cứu thực nghiệm dựa trên số liệu sơ cấp nhằm đánh giá vấn đề này dựa trên cảm nhận của các nhà quản lý. Đây được xem là một điểm khác biệt và điểm mới của luận án nhằm giải thích rõ hơn về vấn đề công bố báo cáo PTBV tại các doanh nghiệp thuộc các nước quốc gia đang phát triển. Thứ hai, trong nghiên cứu này, tác giả đã biện luận và xây dựng thêm mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu mới. Thông qua việc bổ sung thêm mối quan hệ gián tiếp của các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV thông qua nhân tố trung gian, đó là nhân tố khả năng sinh lời; sử dụng kỹ thuật phức hợp để phân tích mối quan hệ phức tạp trong mô hình SEM. Thứ ba, thang đo của biến phụ thuộc được xây dựng nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp thay vì dữ liệu thứ cấp như các nghiên cứu trước đây. Điều này đã được tác giả biện luận dựa trên những nghiên cứu gần đây mà kết quả của chúng cho rằng, để đánh giá việc công bố báo cáo PTBV tại các doanh nghiệp thuộc nhóm nước đang phát triển thì nên dựa vào cảm nhận của nhà quản lý thông qua dữ liệu sơ cấp do
  23. 8 những hạn chế nhất định, không nên chỉ hoàn toàn dựa vào các chỉ mục và thông tin trên báo cáo PTBV cũng như dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo liên quan. Thứ tư, tác giả đã biện luận, xây dựng thang đo của các nhân tố quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, cơ hội tăng trưởng, theo thang đo Likert 5 mức độ, việc sử dụng dữ liệu sơ cấp thay vì dữ liệu thứ cấp như những nghiên cứu trước đây; điều này hướng đến việc dữ liệu thu thập khách quan và đáng tin cậy hơn trong bối cảnh hoạt động của các công ty kinh doanh xăng dầu thành viên phụ thuộc hoàn toàn vào Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Bên cạnh đó, dựa vào ý kiến chuyên gia, tác giả cũng điều chỉnh một vài thang đo trong các nhân tố còn lại. Tóm lại, kết quả của luận án đã bổ sung vào khoảng trống lý thuyết nghiên cứu, bên cạnh đó tác giả đã hình thành bộ khung lý thuyết nhằm xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV dưới góc độ cảm nhận của các nhà quản lý tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn, làm tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai liên quan đến vấn đề. 5.2 Ý nghĩa thực tiễn Các nghiên cứu nổi bật trên thế giới đã cho thấy kế toán quản trị xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu của thế kỉ XIX. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, kế toán quản trị đặc biệt là nội dung về kế toán hướng đến vấn đề PTBV vẫn là một lĩnh vực tương đối mới mẻ đặc biệt là vận hành, ứng dụng trong từng lĩnh vực hoặc đối tượng cụ thể. Vì vậy, luận án dự định nghiên cứu là một tài liệu góp phần cho việc nghiên cứu và vận dụng KTQT nói chung, kế toán PTBV và công bố báo cáo PTBV nói riêng vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu có quy mô lớn. Lĩnh vực kinh doanh xăng dầu là một trong những mặt hàng nhạy cảm, ảnh hưởng rất lớn đến nhiều khía cạnh trong đời sống (kinh tế, môi trường và xã hội). Thông qua kết quả nghiên cứu này, tác giả muốn cho các nhà quản trị DN trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam nhận thức được tầm ảnh hưởng, sự quan trọng đối với việc công bố các chỉ số hoạt động của DN thông qua báo cáo PTBV.