Khóa luận Quản trị tài sản có nội bảng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân – thực trạng và giải pháp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quản trị tài sản có nội bảng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân – thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
khoa_luan_quan_tri_tai_san_co_noi_bang_tai_ngan_hang_nong_ng.pdf
Nội dung text: Khóa luận Quản trị tài sản có nội bảng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân – thực trạng và giải pháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ NỘI BẢNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THANH XUÂN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN HỒNG PHÚC MÃ SINH VIÊN : A12714 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ NỘI BẢNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THANH XUÂN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Phan Văn Tính Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Phúc Mã sinh viên : A12714 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI – 2012 Thang Long University Library
- LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – PGS.TS Phan Văn Tính đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản khóa luận này. Em xin cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên phòng Kế toán – Ngân quỹ và các phòng ban có liên quan, đặc biệt là Kế toán trưởng, bà Nguyễn Thị Như Vân đã quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình tìm hiểu đề tài. Do giới hạn về trình độ lý luận và thời gian tìm hiểu thực tế, vì vậy bài viết của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và các cô chú cán bộ nhân viên tại Chi nhánh để bài viết thêm hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 8 năm 2012 Nguyễn Hồng Phúc Sinh viên khóa 21 Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Trường Đại học Thăng Long
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ NỘI BẢNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................................... 1 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại ........................................................... 1 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại ...................................................................... 1 1.1.2. Những vấn đề cơ bản về tài sản của ngân hàng thương mại ............................. 2 1.1.2.1. Khái niệm về tài sản của ngân hàng thương mại .............................................. 2 1.1.2.2. Phân loại tài sản ngân hàng thương mại ........................................................... 2 1.1.2.3. Các nghiệp vụ hình thành tài sản của ngân hàng thương mại .......................... 2 1.2. Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng thương mại ............................. 7 1.2.1. Khái niệm tài sản có nội bảng của ngân hàng thương mại ................................ 7 1.2.2. Phân loại tài sản có nội bảng trong ngân hàng thương mại .............................. 8 1.2.3. Quản trị tài sản có nội bảng ............................................................................... 8 1.2.3.1. Khái niệm quản trị tài sản có trong ngân hàng thương mại .............................. 8 1.2.3.2. Cơ sở pháp lý tổ chức quản trị tài sản có nội bảng trong ngân hàng thương mại ............................................................................................................ 8 1.2.3.3. Nội dung quản trị tài sản có nội bảng trong ngân hàng thương mại ................ 9 1.2.3.4. Phương pháp quản trị ...................................................................................... 16 1.2.3.5. Cơ cấu tổ chức và tổ chức quản trị tài sản có nội bảng của ngân hàng thương mại (ALCO) .......................................................................................................... 27 1.3. Kinh nghiệm về quản trị tài sản và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. .............................................................................................................. 28 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị tài sản có nội bảng tại một số nước trên thế giới .......... 28 1.3.2. Quản trị tài sản có nội bảng tại một số tổ chức tín dụng ở Việt Nam .............. 29 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam ................. 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ NỘI BẢNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THANH XUÂN ............................................................................................................ 32 2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân.................................................................................................................. 32 2.1.1. Sự hình thành và phát triển ............................................................................... 32 2.1.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam .......................................................................................................... 32 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân ................................................................................. 32 Thang Long University Library
- 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân ........................................................................................................ 33 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân ........................................................................................................................ 33 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2009-2011 .............................................. 35 2.1.4.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận giai đoạn 2009-2011 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân.............................. 35 2.1.4.2. Hoạt động huy động vốn ................................................................................. 38 2.1.4.3. Hoạt động tín dụng ......................................................................................... 39 2.2. Thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân ........................................................... 41 2.2.1. Cơ sở tổ chức quản trị tài sản có nội bảng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân ......................................................................... 41 2.2.2. Hoạt động quản trị tài sản có nội bảng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam .............................................................................................. 48 2.3. Đánh giá chung về quản trị tài sản có nội bảng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân ...................................................................................................... 68 2.3.1. Những thành tựu đạt được ................................................................................ 68 2.3.2. Những tồn tại .................................................................................................... 69 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ NỘI BẢNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THANH XUÂN ....................................................................... 72 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân ....................................................................................... 72 3.1.1. Định hướng chung với hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ................................................................................................................ 72 3.1.2. Định hướng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân ........................................................................................................ 73 3.2. Giải pháp Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tài sản có nội bảng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân ........... 74 3.2.1. Nhóm giải pháp chung ...................................................................................... 74 3.2.2. Nhóm giải pháp kỹ thuật – nghiệp vụ ............................................................... 78 3.3. Kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp đề ra .......................................... 89 3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ................................................................. 89 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam ...... 90
- DANH MỤC VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ALCO Ủy ban quản lý tài sản nợ - tài sản có (Asset Liability Commitee) DTBB Dự trữ bắt buộc EUR Đồng Euro – đơn vị tiền tệ của Liên minh tiền tệ châu Âu GTCG Giấy tờ có giá HĐQT Hội đồng quản trị IPCAS Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (Interbank Payment and Customer Accounting System) NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TSCĐ Tài sản cố định TSCNB Tài sản Có nội bảng TSNNB Tài sản Nợ nội bảng USD Đồng đô la Mỹ - đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ (United States Dollar) VCSH Vốn chủ sở hữu VNĐ Việt Nam đồng – đơn vị tiền tệ của Việt Nam WTO Tổ chức kinh tế thế giới (World Trade Organization) Thang Long University Library
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1: Phương pháp cân đối thời hạn và định lượng giữa tài sản nợ và tài sản có ..... ........................................................................................................................ 22 Sơ đồ 1.2: Bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân ..................... 33 Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Lượng tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn ................................. 53 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn .................................................................... 59 Biểu đồ 2.3: Phân loại nợ tại NHNo &PTNT chi nhánh Thanh Xuân .......................... 59 Biểu đồ 2.4: Phân tích thu nhập tại NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân ............... 63 Biểu đồ 2.5: So sánh tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ chênh lệch lãi suất bình quân ... ........................................................................................................................ 65
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu, khách quan đối với mọi quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới hơn 5 năm. Cơ hội mang lại cho các đơn vị kinh doanh rất nhiều nhưng thách thức cũng không kém. Những cam kết trong quá trình hội nhập đã dần dần được thực hiện. Đặc biệt là các cam kết trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã làm cho môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng phức tạp và gay gắt. Thêm vào đó là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu trong thời gian vừa qua và những diễn biến rất bất thường, khó khăn của nền kinh tế nước nhà đã làm cho môi trường hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ngày càng khó khăn hơn. Lạm phát liên tục tăng cao, tốc độ tăng trưởng GDP giảm sút, lãi suất huy động, lãi suất cho vay tăng cao đến mức kỷ lục 21%/năm, tỷ giá đồng đôla Mỹ và giá vàng lên xuống thất thường... Tất cả những điều đó đã buộc các ngân hàng thương mại phải hết sức lưu tâm đến việc chú trọng các biện pháp để giữ chân khách hàng, gia tăng nguồn vốn huy động, giữ vững thị phần và phân bổ nguồn vốn huy động được một cách hợp lý nhất để duy trì và tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đây là vấn đề sống còn của các ngân hàng thương mại hiện nay trước nguy cơ cạnh tranh, sáp nhập các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Bởi vì các ngân hàng hiểu rằng họ phải xem xét danh mục tài sản như một thể thống nhất trong quá trình đánh giá ảnh hưởng của chúng tới mục tiêu tổng quát của ngân hàng. Kỹ thuật quản lý tài sản có là một vũ khí sắc bén giúp ngân hàng chống lại những biến động của chu kỳ kinh doanh và sức ép đối với hoạt động nhận tiền gửi và cho vay. Đồng thời đây cũng là một phương pháp quản lý hữu hiệu trong quá trình xây dựng danh mục tài sản tối ưu. Chính vì lý do trên mà em đã chọn đề tài “Quản trị tài sản có nội bảng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân - Thực trạng và giải pháp” với hy vọng tìm hiểu thực trạng quản lý tài sản có nội bảng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân để từ đó có các giải pháp, ý kiến đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài sản có nội bảng tại ngân hàng. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý luận về quản trị tài sản có nội bảng của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lý tài sản có nội bảng tại Agribank Thanh Xuân và những thuận lợi, khó khăn trong quản lý tài sản có nội bảng tại Agribank Thang Long University Library
- Thanh Xuân. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài sản có nội bảng tại Agribank Thanh Xuân. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luân tổng quan về quản trị tài sản có nội bảng của NHTM, phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài sản có nội bảng của Agribank Thanh Xuân từ năm 2009 đến năm 2011 từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài sản có nội bảng tại Agribank Thanh Xuân. Ngoài ra, do đặc thù hoạt động của chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là không có hoạt động đầu tư và không có giao dịch trên thị trường liên ngân hàng nên khóa luận không nghiên cứu hoạt động quản lý các khoản mục đầu tư, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng và tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Agribank Thanh Xuân (trừ tài khoản của ngân hàng Chính sách Xã hội). 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học suy luận logic, duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, so sánh, phân tích đánh giá về mặt định tính và định lượng... đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Đồng thời đối chiếu với kinh nghiệm của bản thân và các nhà nghiên cứu tài chính tiền tệ. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tài sản có nội bảng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân. * * *
- CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ NỘI BẢNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Trong một nền kinh tế hàng hóa, tại một thời điểm nhất định luôn tồn tại một thực tế là có những người tạm thời đang có một số tiền nhàn rỗi, trong khi đó có những người đang rất cần khối lượng tiền như vậy (để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hay đầu tư) và họ có thể trả một khoản chi phí để có quyền sử dụng số tiền này. Theo quy luật cung – cầu, họ sẽ gặp nhau và khi đó tất cả (người cho vay, người đi vay, và cả xã hội) đều có lợi, nền kinh tế được phát triển và đời sống được cải thiện. Theo đà phát triển, NHTM ra đời như một tất yếu và là một cách thức quan trọng, phổ biến nhất. Thông qua các NHTM, những người có tiền có thể dễ dàng có được một khoản lợi tức còn người cần tiền có thể có được số tiền cần thiết với một mức chi phí. Có thể nói các NHTM nói riêng và hệ thống tài chính ngân hàng nói chung đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, liên quan tới hoạt động đời sống kinh tế xã hội. Để đưa ra được một định nghĩa về NHTM, người ta thường phải dựa vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôi khi còn kết hợp với tính chất , mục đích của đối tượng hoạt động. Với mỗi quốc gia khác nhau, hình thành một khái niệm khác nhau về NHTM. - Ở Mỹ : “NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính”. [1, tr.11] - Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. [1, tr.12] - Theo Luật các TCTD tại Việt Nam: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các TCTD Việt Nam nhằm mục tiêu lợi nhuận ”. Trong đó “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”. [5, tr.37] Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. 1 Thang Long University Library