Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương thông qua các Báo cáo tài chính

pdf 77 trang Hoàng Thiện 03/04/2025 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương thông qua các Báo cáo tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương thông qua các Báo cáo tài chính

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ XĂNG DẦU HẢI DƢƠNG THÔNG QUA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN THU TRANG MÃ SINH VIÊN : A16685 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ XĂNG DẦU HẢI DƢƠNG THÔNG QUA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: Th.s Ngô Thị Quyên SINH VIÊN THỰC HIỆN : Trần Thu Trang MÃ SINH VIÊN : A16685 CHUYÊN NGÀNH : Tài chính HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  3. LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm học tập và nghiên cứu dưới mái trường Đại học Thăng Long, qua sự hướng dẫn và giảng dạy nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo đã giúp em có được những kiến thức quan trọng và bổ ích. Với những kiến thức đã được học ở trường và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Với tất cả lòng biết ơn, trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Thạc sĩ Ngô Thị Quyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo cô giáo trường Đại học Thăng Long, đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh tế - Quản lý đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng các cô, chú, anh, chị trong công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương đã tạo điều kiện cho em thực tập, giúp em có điều kiện hoàn thành luận văn của mình. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn nên bài luận văn của em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo cùng các cô chú trong công ty để bài luận văn của em được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tế hơn. Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo trong trường, các anh chị trong công ty xăng dầu Hải Dương dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2014 Sinh viên Trần Thu Trang
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Trần Thu Trang Thang Long University Library
  5. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH ........................................................ 1 1.1. Bản chất và vai trò của tài chính doanh nghiệp .................................................. 1 1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp ................................................................. 1 1.1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp ..................................................................... 2 1.2. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp ................................ 2 1.2.1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp ................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp ................................................. 3 1.2.3. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp..................................................... 3 1.2.4. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp ................................................ 5 1.3. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp ............................... 5 1.4. Phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp .................................................. 6 1.4.1. Phương pháp so sánh. .......................................................................................... 6 1.4.2. Phương pháp tỷ lệ ................................................................................................. 7 1.4.3. Phương pháp Dupont ........................................................................................... 7 1.5. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ........................................ 8 1.5.1. Phân tích bảng cân đối kế toán ............................................................................ 8 1.5.1.1. Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản .......................................................... 8 1.5.1.2. Phân tích sự biến động và kết cấu nguồn vốn .................................................... 9 1.5.2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ................................ 9 1.5.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ............................................. 11 1.5.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ................................................................. 12 1.5.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính.......................................................................... 12 1.5.5.1. Phân tích chỉ tiêu thanh toán ............................................................................ 13 1.5.5.2. Hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư .................................................. 14 1.5.5.3. Phân tích nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động ............................................... 15 1.5.5.4. Chỉ tiêu về nợ phải thu và nợ phải trả ............................................................. 17 1.5.5.5. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời .................................................................. 17 1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp ........................ 18 1.6.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp ....................................................................... 18 1.6.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ....................................................................... 19
  6. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ XĂNG DẦU HẢI DƯƠNG ............................................................ 21 2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần vật tƣ xăng dầu Hải Dƣơng ................... 21 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ................................................ 21 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ..................................... 22 2.2. Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần vật tƣ xăng dầu Hải Dƣơng .... 22 2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán .......................................................................... 22 2.2.1.1. Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản ........................................................ 22 2.2.1.2. Phân tích sự biến động và kết cấu nguồn vốn .................................................. 27 2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ............................................. 34 2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ................................................................. 38 2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính.......................................................................... 41 2.2.4.1. Phân tích chỉ tiêu thanh toán ............................................................................ 41 2.2.4.2. Phân tích nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động ............................................... 45 2.2.4.3. Chỉ tiêu về nợ phải thu và nợ phải trả .............................................................. 48 2.2.5. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty xăng dầu Hải Dương ..... 53 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ XĂNG DẦU HẢI DƯƠNG ................. 55 3.1. Môi trƣờng kinh doanh của công ty .................................................................... 55 3.1.1. Môi trường vĩ mô ................................................................................................ 55 3.1.2. Môi trường vi mô ................................................................................................ 56 3.2. Định hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới ..................................... 57 3.3. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tƣ xăng dầu Hải Dƣơng ............................................................................................................. 58 3.3.1. Xây dựng phương án huy động vốn ................................................................... 58 3.3.2. Quản trị tiền mặt ................................................................................................. 59 3.3.3. Quản trị hàng tồn kho ........................................................................................ 60 3.3.4. Tăng cường công tác quản lý chi phí ................................................................ 61 3.3.5. Quản lý khoản phải thu khách hàng ................................................................. 62 3.3.6. Nâng cao khả năng thanh toán .......................................................................... 65 Thang Long University Library
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Bảng 2.1. Kết cấu tài sản ba năm 2010-2012 ............................................................... 23 Bảng 2.2. Tình hình tài sản ngắn hạn ba năm 2010-2012 ............................................. 24 Bảng 2.3. Tình hình tài sản dài hạn ba năm 2010-2012 ................................................ 26 Bảng 2.4. Kết cấu nguồn vốn ba năm 2010-2012 ......................................................... 27 Bảng 2.5. Tình hình nợ phải trả ba năm 2010-2012 ...................................................... 29 Bảng 2.6. Tình hình vốn chủ sở hữu ba năm 2010-2012 .............................................. 31 Bảng 2.7. Các chỉ tiêu về tài sản và nợ.......................................................................... 32 Bảng 2.8. Tình hình đảm bảo nguồn vốn ba năm 2010-2012 ....................................... 33 Bảng 2.9. Tình hình doanh thu ba năm 2010-2012 ....................................................... 34 Bảng 2.10. Tình hình chi phí ba năm 2010-2012 .......................................................... 35 Bảng 2.11. Tình hình lợi nhuận ba năm 2010-2012 ...................................................... 37 Bảng 2.12. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ba năm 2010-2012 ........................................... 39 Bảng 3.1. Mức dự trữ kho tối ưu mặt hàng xăng dầu của công ty năm 2012 ............... 61 Bảng 3.2. Mô hình tính điểm tín dụng........................................................................... 64 Bảng 3.3. Điểm tín dụng một số khách hàng của công ty năm 2012 ............................ 64 Đồ thị 2.1. Đồ thị kết cấu tài sản ba năm 2010-2012 .................................................... 23 Đồ thị 2.2. Kết cấu nguồn vốn ba năm 2010-2012 ........................................................ 28 Đồ thị 2.3. Dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ ba năm 2010-2012 ................. 40 Đồ thị 2.4. Hệ số nợ phải thu trên tổng nguồn vốn ....................................................... 49 Đồ thị 2.5. Hệ số nợ phải thu và nợ phải trả .................................................................. 50
  8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nâng cao vị thế, tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, gia nhập WTO cũng làm cho nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ nền kinh tế thế giới đặc biệt trong những năm gần đây. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tìm ra hướng đi đúng đắn, tạo được sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, tạo sự vững mạnh tài chính và đảm bảo nghĩa vị kinh tế. Từ đó, mọi doanh nghiệp muốn nhận biết rõ điểm mạnh điểm yếu của mình và khắc phục những yếu kém để nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh đều cần phải tiến hành phân tích tài chính dựa trên các báo cáo tài chính hàng năm. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, doanh nghiệp có thể rút ra những kinh nghiệm, hạn chế việc đưa ra những quyết định sai lầm trong tương lai để ngày càng kinh doanh hiệu quả hơn. Ngoài ra, những thông tin từ việc phân tích tài chính còn được các nhà đầu tư, các ngân hàng hay các cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng nhằm có cái nhìn tổng quát, đúng đắn trước khi ra quyết định đầu tư, cho vay hay những chính sách điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Qua việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phân tích tài chính trong doanh nghiệp, dựa trên những kiến thức đã được giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long, em đã chọn “Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tƣ xăng dầu Hải Dƣơng thông qua các báo cáo tài chính” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính của công ty xăng dầu Hải Dương Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tình hình tài chính của công ty xăng dầu Hải Dương thông qua các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính trong giai đoạn 2010-2012. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng cơ sở lý thuyết về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khóa luận là phương pháp tỷ lệ, phương pháp so sánh dựa trên cơ sở các số liệu được cung cấp và tình hình thực tế của công ty. 4. Kết cấu của khóa luận Kết cấu chính của khóa luận được chia thành ba chương như sau: Thang Long University Library
  9. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Chƣơng 2: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương
  10. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. Bản chất và vai trò của tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các nhu cầu chung của xã hội. Hay, tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Nội dung những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp bao gồm: Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đó là những quan hệ về phân phối, điều hoà cơ cấu thành phần vốn kinh doanh, phân phối thu nhập giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp; các quan hệ về thanh toán hợp đồng lao động giữa chủ doanh nghiệp và công nhân viên chức. Các mối quan hệ này đều thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp như: vốn cố định, vốn lưu động, quỹ tiền lương, quỹ khấu hao, quỹ dự trữ tài chính... nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nƣớc: Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp phải nộp các khoản thuế, phí, lệ phí cho ngân sách Nhà nước. Khoản thu này chiếm tỉ trọng lớn trong thu ngân sách giúp Nhà nước có nguồn để phục vụ cho quốc kế dân sinh nói chung và tạo hành lang pháp lý để bảo vệ nền kinh tế cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế và hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp. Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhau: Mối quan hệ này phát sinh trong quá trình thanh toán các sản phẩm và dịch vụ, trong việc góp vốn liên doanh, vốn cổ phần và chia lợi nhuận do vốn liên doanh cổ phần mang lại. Cùng với sự phát triển của các yếu tố cấu thành trong nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ về kinh tế giữa các doanh nghiệp có xu thế ngày càng tăng lên. Các hoạt động đó đan xen vào nhau và tự điều chỉnh theo các quan hệ cung cầu về vốn tiền tệ và khả năng thu hút lợi nhuận. Quan hệ giữa các doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế nƣớc ngoài: Phát sinh trong quá trình vay, cho vay, trả nợ và đầu tư với giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế trên thế giới. Nền kinh tế thị trường gắn liền với chính sách mở cửa, các hoạt động giữa các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức kinh tế nước ngoài ngày càng có xu thế hoà nhập lẫn nhau, hợp tác với nhau để phát huy hết khả năng và thế mạnh của 1 Thang Long University Library