Khóa luận Một số giải pháp thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số giải pháp thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
khoa_luan_mot_so_giai_phap_thuc_hien_chinh_sach_bao_hiem_y_t.doc
Nội dung text: Khóa luận Một số giải pháp thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giái thích BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo Hiểm Thất Nghiệp HCSN Hành chính sự nghiệp TSC§ Tài sản cố định CNTT Công Nghệ Thông Tin ĐVSN Đơn vị sự nghiệp KCB Khám, chữa bệnh TK Tài Khoản NLĐ Người lao động NSNN Ngân Sách Nhà Nước TCCT-XH Tổ chức chính trị - Xã hội TCXH Tổ chức xã hội UBND Ủy ban nhân dân VĐXH Vấn đề xã hội
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................1 MỤC LỤC.............................................................................................................2 MỞ ĐẦU...............................................................................................................2 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG ..........................................................2 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chính sách xã hội.........................2 1.1.1. Vấn đề xã hội...............................................................................................2 1.1.2. Chính sách xã hội ........................................................................................2 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách xã hội ...........................2 1.2.1. Quan điểm ...................................................................................................2 1.2.2. Chính sách xã hội giải quyết một số vấn đề xã hội hiện nay ......................2 1.3. Vai trò của bảo hiểm y tế đối với chính sách xã hội ......................................2 1.3.1. Khái niệm ....................................................................................................2 1.3.2. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm y tế..................................................2 1.3.3. Vai trò của bảo hiểm y tế.............................................................................2 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN DƯƠNG KINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ...............................................................................................2 2.1. Khái quát chung về hoạt động bảo hiểm y tế trên địa bàn quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng .............................................................................................2 2.1.1 Khái quát về bảo hiểm xã hội quận Dương Kinh.........................................2 2.1.2. Định hướng phát triển bảo hiểm y tế và nâng cao chất lượng hoạt động bảo hiểm y tế trên địa bàn quận.............................................................................2 2.2. Thực trạng hoạt động bảo hiểm y tế trên địa bàn quận Dương Kinh trong giai đoạn hiện nay..................................................................................................2 2.2.1. Những thành công .......................................................................................2 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân .............................................................................2 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN DƯƠNG KINH , THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.......................................................................2
- 3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy Đảng và các đoàn thể về thực hiện chính sách bảo hiểm y tế toàn dân ..............................................2 3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, chính sách bảo hiểm y tế nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm y tế.............................................2 3.3. Hoàn thiện các quy định của Pháp luật về bảo hiểm y tế...............................2 3.4. Nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức làm công tác bảo hiểm y tế .............2 3.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra; nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật bảo hiểm y tế ...............................................2 3.6. Mở rộng quyền lợi của các đối tượng tham gia..............................................2 3.7. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế................................2 3.8. Nâng cao chất lượng giám định thanh toán khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gắn với việc cải cách hành chính và giải đáp mọi thắc mắc của người dân về chính sách bảo hiểm y tế .......................................................................................2 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................2 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...40
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cuộc sống hàng ngày của con người luôn luôn gặp phải những rủi ro về sức khỏe như: ốm đau, bệnh tật. Điều này đã dẫn đến việc xuất hiện các chi phí về khám chữa bệnh mà mọi người không xác định được trước, gây khó khăn cho ngân quỹ của gia đình, của mỗi cá nhân đặc biệt với những người có thu nhập thấp. Để khắc phục những rủi ro sức khỏe trên, người ta đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó BHYT là biện pháp tốt nhất và cho đến nay đã tỏ rõ là một biện pháp không thể thiếu trong đời sống của con người. Đối với Việt Nam, bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, mang tính nhân văn và xã hội sâu sắc vì vậy luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, được triển khai sâu rộng trên phạm vi cả nước. Với mức đóng góp không cao nhưng khi không may mắc bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo, phải chi phí lớn, người tham gia BHYT sẽ được khám chữa bệnh chu đáo, không phân biệt giàu nghèo. Trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành và sửa đổi nhiều chính sách quan trọng về BHYT, từ đó tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc mở rộng đối tượng tham gia tiến tới BHYT toàn dân. Thực hiện Nghị quyết 21- NQ/TW để phát triển nhanh và bền vững đối tượng, phục vụ tốt quyền lợi của người tham gia cùng với đó, tập trung giảm nợ đọng, đấu tranh với các hành vi vi phạm trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT. Tính đến hết năm 2015, cả nước hiện có khoảng 63 triệu người tham gia BHXH và BHYT trên 90.5 triệu dân, chiếm tỷ lệ 61%. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, để hoàn thành lộ trình tiến tới BHYT toàn dân, phấn đấu hết năm 2018, tỷ lệ người dân có thẻ BHYT trên cả nước đạt 95% là thách thức lớn, đòi hỏi sự nỗ lực, tập trung cao độ không chỉ của ngành BHXH mà còn có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Là quận mới được thành lập, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân như bệnh viện, trạm y
- tế, phòng khám...còn thiếu. Cùng với mặt bằng chung của thành phố, hiện nay đối tượng chưa tham gia BHYT và hưởng chính sách về BHYT trên địa bàn quận Dương Kinh vẫn còn nhiều, tỷ lệ người có thẻ BHYT trên địa bàn quận tính đến hết năm 2015 mới chỉ đạt 73 % trên tổng số dân. Với tư cách là một cán bộ đang làm thực tiễn trong lĩnh vực BHYT tại quận Dương Kinh với mong muốn tìm ra những giải pháp tốt nhất góp phần mở rộng đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn và nâng cao chất lượng hoạt động của BHYT tác giả đã đề xuất và lựa chọn đề tài “Một số giải pháp thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay " làm tiểu luận tốt nghiệp. 2. Mục đích và nhiệm vụ * Mục đích Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSXH và BHYT trong xã hội hiện đại, luận giải quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về CSXH làm tiền đề để phân tích thực trạng và rút ra bài học kinh nghiệm, qua đó đề xuất những một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng đối tượng, nâng cao chất lượng hoạt động BHYT trên địa bàn. * Nhiệm vụ Phân tích thực trạng và rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, qua đó đề xuất những một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng đối tượng, nâng cao chất lượng hoạt động BHYT trên địa bàn, tiến tới mọi người dân đều có thẻ BHYT trước lộ trình BHYT toàn dân mà Nhà nước đã đề ra và đáp ứng tốt nhất quyền lợi của người dân khi tham gia BHYT. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: Các số liệu nghiên cứu được sử dụng từ năm 2011 đến năm 2015. - Phạm vi về không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng về việc tham gia BHYT, chất lượng hoạt động BHYT (không nghiên cứu BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp) trên địa bàn quận trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015.
- 4. Ý nghĩa của đề tài Việc mở rộng được các đối tượng tham gia BHYT và nâng cao chất lượng hoạt động của BHYT sẽ góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của quận, nâng cao nhận thức của người dân về quyền lợi khi tham gia BHYT. Tiểu luận đã đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm mở rộng đối tượng tham gia BHYT nhất là các đối tượng chưa có sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước được thụ hưởng chính sách BHYT trên địa bàn quận. Khẳng định vai trò của BHXH, BHYT trong hoạt động an sinh xã hội và phát triển đất nước. 5. Kết cấu của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tiểu luận được cấu trúc bao gồm 3 chương: Chương 1 : " Cơ sở lý luận chung" Chương 2: " Thực trạng hoạt động bảo hiểm y tế trên địa bàn quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng giai đoạn hiện nay" Chương 3: " Một số giải pháp thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng giai đoạn hiện nay".
- CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chính sách xã hội Thuật ngữ "xã hội" theo nghĩa rộng được sử dụng để chỉ tất cả những gì liên quan đến con người, đến xã hội loài người, nhằm phân biệt xã hội với giới tự nhiên. Học thuyết Mác-Lênin coi xã hội không phải là tổng số các cá nhân mà là toàn bộ các quan hệ xã hội giữa các thành viên tạo nên cộng đồng xã hội. Theo Mác - Ăngghen, xã hội là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất. Hình thái vận động này lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa người và người làm nền tảng. Xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân, " là sản phẩm của tác động qua lại giữa những con người" ( Các Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 21). Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu hoạt động của con người cũng càng đa dạng, phong phú, đồng thời cũng nảy sinh nhiều VĐXH phức tạp, cho nên việc nghiên cứu CSXH càng trở nên bức bách, mục tiêu trước mắt của nó là giảm bớt những VĐXH phức tạp, hướng tới sự cân bằng xã hội trong chừng mực nhất định, mục tiêu xa hơn là tiến tới thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng cho sự phát triển toàn diện của cá nhân con người trong xã hội. Vậy VĐXH là gì, nó tác động tới cá nhân con người trong xã hội như thế nào. 1.1.1. Vấn đề xã hội Theo các nhà xã hội học thì xuất hiện VĐXH khi những thành viên của một cộng đồng (lớn hay nhỏ) nhận thấy những dấu hiệu hoặc điều kiện gây ảnh hưởng, tác động hoặc đe dọa đến chất lượng cuộc sống của họ và đỏi hỏi phải có những biện pháp, giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn, giải quyết tình trạng đó theo hướng có lợi cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Ở bình diện khác, theo Mác thì xã hội là sản phẩm của tác động qua lại giữa những con người, như vậy con người chính là đối tượng nghiên cứu của việc nghiên cứu các VĐXH nói chung và CSXH nói riêng. Như vậy, có thể nói, " VĐXH là những vấn đề phát sinh trong lòng xã hội liên quan đến con người, liên quan đến sự công bằng, bình đẳng xã hội, đến cơ hội tồn tại và phát triển, đến sự thụ hưởng các nhu cầu về vật chất và tinh thần
- của con người". Đó là những vấn đề có ảnh hưởng, tác động, thậm chí đe dọa sự phát triển bình thường của con người, của cộng đồng và do vậy đòi hỏi phải có những giải pháp, biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn điều chỉnh hoặc giải quyết theo hướng bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội. VĐXH là những tình huống nảy sinh trong đời sống xã hội mà cách thức và những biện pháp giải quyết của chủ thể (con người, nhóm xã hội) chưa đạt được kết quả mong muốn, chẳng hạn như nghèo đói, mại dâm, thất nghiệp, ma túy... 1.1.2. Chính sách xã hội Hiện tại, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về chính sách, song các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách tương đối nhất trí về những nội dung cơ bản của khái niệm "chính sách" như sau: Chính sách là những quy định, quyết định đã được thể chế hóa bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm điều chỉnh những quan hệ kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội của con người, giải quyết những VĐXH đang đặt ra, thực hiện những mục tiêu đã được xác định. Vận dụng quan niệm về chính sách vào lĩnh vực xã hội, có thể nêu định nghĩa như sau: " CSXH là một loại chính sách nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội của con người, giải quyết những VĐXH đang đặt ra và thực hiện bình đẳng, công bằng, tiến bộ xã hội, phát triển toàn diện con người." CSXH thực chất là một công cụ của nhà lãnh đạo, của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm điều chỉnh hành vi, hoạt động của xã hội, tạo ra động lực phát triển xã hội và phát triển con người, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội. Trong hoạt động thực tiễn, CSXH tác động mạnh mẽ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. CSXH nào phản ánh đúng hiện thực khách quan, đời sống xã hội, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của mỗi giai tầng lịch sử sẽ góp phần giải quyết có hiệu quả những VĐXH mới nảy sinh. Ngược lại, CSXH nào bảo thủ, không theo kịp những VĐXH đang diễn ra, không phản ánh đúng hiện thực của cuộc sống sẽ gây những hậu quả xấu, làm
- tăng tính phức tạp trong đời sống xã hội. Vì vậy, CSXH đúng đắn sẽ góp phần ổn định và phát triển đất nước. 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách xã hội 1.2.1. Quan điểm Một là, CSXH phải phản ánh quan điểm của đảng. Việc hoạch định và thực hiện hệ thống CSXH phải đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, phản ánh và thể hiện đường lối của Đảng liên quan đến CSXH và giải quyết các VĐXH của đất nước trong từng giai đoạn, thời kỳ. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Đảng đã định hướng: CSXH đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát triển mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong xây dựng xã hội chủ nghĩa. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) Đảng đã đề ra những quan điểm chỉ đạo việc hoạnh định hệ thống CSXH đó là: - Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và suốt quá trình phát triển. - Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội, đi đôi với chính sách điều tiết hợp lý, bảo vệ quyền lợi của NLĐ. - Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư. - Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc " uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa", "nhân hậu, thủy chung"... - Các vấn đề CSXH đều được giải quyết theo tinh thần xã hội. Hai là, CSXH phải tuân theo pháp luật. Nước ta đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng và thực hiện nhà nước pháp quyền, do vậy việc ban hành và thực hiện hệ thống CSXH nhằm giải quyết các vần đề xã hội phải tuân thủ và dựa trên cơ sở các quy định của hệ thống pháp luật. Hệ thống CSXH phải dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
- Ba là, CSXH của dân, do dân, vì dân. Nhà nước mà Đảng và nhân dân ta xây dựng và hướng đến là nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân, do dân và vì dân., do vậy việc hoạch định và thực hiện CSXH nhằm giải quyết các VĐXH của đất nước, trước hết phải đảm bảo nguyên tắc: của dân, do dân và vì dân. 1.2.2. Chính sách xã hội giải quyết một số vấn đề xã hội hiện nay Bước vào thời kỳ đổi mới CSXH được Đảng và nhà nước quan tâm thực hiện ngày càng tốt hơn. VĐXH đã được tính đến nhiều hơn trong những phương án phát triển kinh tế xã hội. CSXH được nhận thức một cách toàn diện, phong phú trên cả tầm vĩ mô và vi mô. Nhân tố con người và sắc thái cá nhân được coi trọng. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, có một số VĐXH nổi lên rất gay gắt và bức xúc cần phải có chính sách giải quyết, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả xã hội nghiêm trọng, thậm chí gây mất ổn định về kinh tế chính trị và an toàn xã hội. Vấn đề lao động và việc làm: Giải quyết vấn đề việc làm là một trong những CSXH cơ bản của quốc gia và đây là một vấn đề bức xúc của xã hội nước ta hiện nay bởi hiện tại tỷ lệ người thất nghiệp ở nước ta ở mức cao từ 9-12% lực lượng lao động, đây là số lao động dôi dư trong quá trình tổ chức sắp xếp nền kinh tế thị trường. Vấn đề xoá đói giảm nghèo: Hiện tượng phân tầng xã hội và phân hoá giàu nghèo xuất hiện ngày càng gay gắt và phổ biến. Do khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn kéo theo hàng loạt những VĐXH như: sự khác biệt về mức sống, lối sống, cách sinh hoạt và tâm lý. Do đó cách duy nhất để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo là xoá đói giảm nghèo. Nhà nước đã và đang triển khai thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, động viên toàn xã hội tham gia phong trào xoá đói giảm nghèo giúp những người khó khăn về vốn, vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất đồng thời thực hiện chính sách phúc lợi xã hội, chính sách thuế thu nhập...để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. CSXH về hệ thống giáo dục, y tế: trong thời kỳ cơ chế thị trường, kinh phí đầu tư cho giáo dục bị giảm nhiều nên giáo dục có nhiều khó khăn ở các cấp học, số người đi học giảm vì một số con em gia đình nghèo khó không có điều