Khóa luận Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Bùi Nguyên Hà

pdf 61 trang Hoàng Thiện 03/04/2025 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Bùi Nguyên Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mo_rong_tin_dung_doi_voi_doanh_nghiep_vua_va_nho_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Bùi Nguyên Hà

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---oOo--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN : ThS. TRẦN THỊ THÙY LINH SINH VIÊN THỰC HIỆN : BÙI NGUYÊN HÀ MÃ SINH VIÊN : A16169 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2014
  2. LỜI CẢM ƠN Em xin cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên phòng Khách hàng doanh nghiệp tại Hội sở ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã tạo điều kiện và nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại ngân hàng. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô của trường Đại học Thăng long đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ em trong những năm qua để em có được nền tảng kiến thức ngày hôm nay. Đặc biệt em xin cảm ơn ThS. Trần Thị Thùy Linh đã tạo điều kiện và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ bảo của các Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và có cách nhìn toàn diện hơn, đúng đắn hơn trong các quá trình nghiên cứu tiếp theo. Em xin chân thành cảm ơn! Thang Long University Library
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Bùi Nguyên Hà
  4. LỜI MỞ ĐẦU Sự ổn định tài chính của nền kinh tế toàn cầu sụt giảm mạnh trong những năm gần đây đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Chất lượng tăng trưởng không cao thể hiện ở tính hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, chưa chú trọng đến chiều sâu; nợ công tăng nhanh; thị trường tài chính bất ổn định Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó phải kể đến khối DNVVN. Hiện nay, số lượng các DNVVN chiếm 97% tổng số các doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp gần 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước. Cùng với việc đóng góp cho xã hội lượng hàng hóa lớn, các DNVVN còn tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, khai thác các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của các địa phương trên các vùng của cả nước. Nhằm trợ giúp các DNVVN, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, nghị định (như công văn 681/1998/CP-KTN ngày 20/6/1998, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001, Luật doanh nghiệp ) nhằm tạo ra một môi trường tốt hơn để các DNVVN hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm như hiện nay. Tuy vậy, hoạt động của các DNVVN ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự phát huy được tiềm năng to lớn của khu vực doanh nghiệp này. Nguyên nhân chủ yếu một mặt do bản thân các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, mặt khác do cơ chế của Nhà nước, tuy đã có những văn bản pháp luật về các chính sách hỗ trợ DNVVN nhưng các chính sách, biện pháp này chưa đồng bộ trong việc thực hiện. Do đó, trước sự phát triển mạnh mẽ của khu vực DNVVN, thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi Nhà nước và các cơ quan chuyên trách phải giải quyết, trong đó có vấn đề hỗ trợ vốn phát triển. Thực tế cho thấy hầu hết các DNVVN đều thiếu vốn cũng như việc tiếp cận với vốn vay ngân hàng còn rất hạn chế. Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nói riêng luôn nỗ lực tìm ra rất nhiều giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với các DNVVN, nhưng với đặc thù là một lĩnh vực khá rộng và phức tạp nên khi thực hiện còn gặp nhiều khó khăn và bộc lộ nhiều hạn chế. Với tư cách là một sinh viên được đào tạo chính quy chuyên ngành tài chính – ngân hàng tại trường Đại học Thăng Long, xuất phát từ nhận thức trên, em quyết định chọn đề tài: “Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” để làm đề tài tốt nghiệp với mong muốn góp phần tổng kết và khái quát lý luận từ thực tiễn, phục vụ cho việc mở rộng tín dụng đối với các DNVVN tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nói riêng và các ngân hàng TMCP Việt Nam nói chung. Thang Long University Library
  5. Kết cấu khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương 2: Thực trạng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng . Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
  6. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC MỞ RỘNG TÍN DỤNG VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ............................................................................... 1 1.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ ...................................... 1 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ........................................................... 1 1.1.2. Ưu điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ....................................................... 2 1.1.3. Nhược điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ................................................. 3 1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế .......................... 4 1.1.5. Xu hướng phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam ............. 5 1.2. Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ......................... 7 1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng .................................................................... 7 1.2.2. Nguyên tắc tín dụng .................................................................................... 7 1.2.3. Các hình thức tín dụng đối với DNVVN ...................................................... 8 1.3. Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ................. 9 1.3.1. Khái niệm mở rộng tín dụng ....................................................................... 9 1.3.2. Sự cần thiết mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN ........................ 9 1.3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng tín dụng với DNVVN ...................... 10 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK ......................................... 16 2.1. Khái quát chung về Ngân hàng VPBANK ................................................... 16 2.1.1. Quá trình hình thành phát triển ................................................................ 16 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý ............................................................................. 16 2.1.3. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng VPBank ......................................... 17 2.2. Thực trạng mở rộng tín dụng với DNVVN tại Ngân hàng VPBANK ...... 25 2.2.1. Tỷ trọng mở rộng đối tượng khách hàng là DNVVN ................................ 25 2.2.2. Doanh số cho vay và thu nợ đối với khách hàng là DNVVN .................... 26 2.2.3. Tình hình dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ................................... 28 2.2.4. Doanh thu và lợi nhuận từ việc mở rông tín dụng .................................... 30 2.3. Đánh giá chung ............................................................................................... 32 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân ............................................................. 32 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 34 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ............................................... 39 Thang Long University Library
  7. 3.1. Định hƣớng và mục tiêu hoạt động của VPBank trong thời gian tới ...... 39 3.1.1. Định hướng chung của VPBank ................................................................ 39 3.1.2. Định hướng mở rộng tín dụng với DNVVN .............................................. 40 3.2.Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại VPBANK .... 41 3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực .................................................................... 41 3.2.2. Giải pháp về nguồn vốn ............................................................................ 41 3.2.3. Giải pháp về thị phần tín dụng .................................................................. 42 3.2.4. Giải pháp về kĩ thuật, nghiệp vụ kinh doanh ............................................ 44 3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................. 46 3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước ........................................... 46 3.3.2. Đối với NHNN ........................................................................................... 48 3.3.3. Đối với Ngân hàng VPBANK .................................................................... 48 3.3.4. Đối với các DNVVN .................................................................................. 49
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức VPBank .................................................................................. 17 Bảng 1. Tiêu chí xác định DNVVN tại Việt Nam theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ...... 2 Bảng 2. Tỷ trọng vốn đầu tư theo thành phần kinh tế ..................................................... 6 Bảng 3. Hoạt động huy động vốn .................................................................................. 18 Bảng 4. Kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................................... 24 Bảng 5. Tình hình cho vay và thu nợ đối với DNVVN ................................................. 26 Bảng 6. Dư nợ với DNVVN theo kỳ hạn vay ............................................................... 29 Bảng 7. Dư nợ theo loại hình DNVVN ......................................................................... 30 Bảng 8. Doanh thu và lợi nhuận từ việc mở rộng tín dụng DNVVN ............................ 31 Bảng 9. Kế hoạch kinh doanh năm 2013 ....................................................................... 39 Biểu đồ 1. Tình hình huy động vốn 3 quý đầu năm 2013 ............................................. 20 Biểu đồ 2. Tình hình cho vay giai đoạn 2010-2013 ...................................................... 21 Biểu đồ 3. Tỷ trọng cho vay theo đối tượng khách hàng .............................................. 23 Biểu đồ 4. Số lượng khách hàng là DNVVN ................................................................ 25 Biểu đồ 5. Doanh số cho vay đối với DNVVN theo kỳ hạn ......................................... 27 Biểu đồ 6. Doanh số thu nợ đối với DNVVN theo kỳ hạn ............................................ 28 Biểu đồ 7. Tỷ trọng doanh thu từ mở rộng tín dụng đối với DNVVN .......................... 31 Biểu đồ 8. Tỷ trọng lợi nhuận từ mở rộng tín dụng DNVVN ....................................... 32 Thang Long University Library
  9. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DNNNN Doanh nghiệp ngoài Nhà nước DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ NHNN Ngân hàng Nhà nước NSNN Ngân sách Nhà nước VPBank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  10. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC MỞ RỘNG TÍN DỤNG VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ Theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 “ Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Tùy theo từng cách tiếp cận người ta phân chia thành nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau: - Theo quy mô về vốn và lao động: gồm các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ - Theo hình thức sở hữu: gồm DNNN, DNNNN và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Theo ngành kinh tế: gồm doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp thương mại và dịch vụ - Theo tính chất hoạt động: gồm doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Theo Điều 3, Khoản 1 Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNVVN, DNVVN được định nghĩa như sau: “DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. DNVVN bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước, Hợp tác xã và các hộ kinh doanh cá thể. Nghị định còn ghi rõ: Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên. Trong điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN của Chính phủ được ban hành ngày 30/6/2009 có định nghĩa DNVVN như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”. 1 Thang Long University Library