Khóa luận Hoàn thiện phương pháp tính lương trong xếp dỡ ở cảng Hải Phòng

docx 110 trang Hoàng Thiện 03/04/2025 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện phương pháp tính lương trong xếp dỡ ở cảng Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxkhoa_luan_hoan_thien_phuong_phap_tinh_luong_trong_xep_do_o_c.docx

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện phương pháp tính lương trong xếp dỡ ở cảng Hải Phòng

  1. Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường cao đẳng kinh tế và công nghệ thực phẩm Khoa: Kinh tế MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cảng Hải Phòng là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất miền Bắc Việt Nam, có hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn, phục vụ vận tải, thương mại quốc tế. Chức năng chính là làm công tác xếp dỡ giao nhận, bảo quản hàng hóa thông qua cảng. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần phải có những chính sách, những biện pháp thiết thực tìm kiếm thị trường, thu hút nhân tài. Trong lao động và tiền lương có cạnh tranh? Mức tăng lương thế nào là hợp lý? Doanh nghiệp đang trả lương quá thấp hay quá cao và cách nào để chính sách nhân sự là hợp lý những câu hỏi mà bất kỳ doanh nghiệp nào trong đó có cảng cũng cần phải nghiên cứu và trả lời? Đồng thời để trả lời các câu hỏi một cách thỏa đáng thì liệu doanh nghiệp sẽ phát sinh thêm bao nhiêu chi phí ? Chi phí quá cao dẫn tới giá thành tăng thì việc cạnh tranh giá cả có thuận lợi cho doanh nghiệp không? Vì vậy tiền lương là một vấn đề quan tâm của các nhà quản lý cũng như của người lao động cho dù phát sinh chi phí. Đó cũng là vấn đề quan trọng cần phải giải quyết và giải quyết một cách cân nhắc, cẩn thận, rõ ràng thỏa đáng . Vấn đề tiền lương phức tạp và nhạy cảm. Làm thế nào để có thể kích thích người lao động hăng hái sản xuất, nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, giảm chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm, tạo cho doanh nghiệp đứng vững trên môi trường cạnh tranh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đang là yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp trong xu thế hiện nay. Xuất phát từ những yêu cầu trên, là sinh viên chuyên ngành kế toán em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện phương pháp tính lương trong xếp dỡ ở cảng Hải Phòng” với mong muốn tìm hiểu, bổ xung SV: Nguyễn Thị Thu Thủy 1 Lớp: CDKT01A
  2. Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường cao đẳng kinh tế và công nghệ thực phẩm Khoa: Kinh tế thêm kiến thức chuyên môn cho bản thân và góp một phần nhỏ hoàn thiện hơn cho công tác trả lương hiện nay của cảng. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Xuất phát từ lý do trên, đề tài có mục đích cơ bản sau: - Thứ nhất đề tài đưa ra được tổng quan về cách trả lương hiện nay của các lực lượng trong xếp dỡ ở cảng Hải Phòng. Qua đó phân tích đánh giá ưu nhược điểm về cách trả lương của các lực lượng xếp dỡ đó - Thứ hai đề tài đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa phương pháp trả lương hiện nay của các lực lượng xếp dỡ đó. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Để đạt được mục đích trên đề tài đi sâu nghiên cứu những vấn đề chính như sau: - Khảo sát, tìm hiểu về cách trả lương của các lực lượng chính trong dây chuyền xếp dỡ đó là công nhân bốc xếp thủ công, bốc xếp cơ giới, giao nhận và cán bộ trực ban, chỉ đạo qua 3 tháng năm 2017. Qua đó phân tích được thực trạng trả lương hiện nay của các lực lượng xếp dỡ đó ở cảng - Từ nghiên cứu đó đưa ra các phương pháp hoàn thiện hơn công tác trả lương cho công nhân xếp dỡ và ban điều hành, chỉ huy các xí nghiệp xếp dỡ trong toàn cảng. 4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài Để thực hiện các nôi dung cơ bản nêu trên, đề tài thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau: - Thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá các số liệu thực hiện qua các tháng đầu năm 2017 để hoàn thiện việc trả lương, thưởng cho lao động xếp dỡ ở cảng Hải Phòng 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Đề tài đi vào nghiên cứu tổng quan về phương pháp tính lương, thưởng từ đó cho ta thấy thực trạng công tác trả lương hiện nay đối với công SV: Nguyễn Thị Thu Thủy 2 Lớp: CDKT01A
  3. Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường cao đẳng kinh tế và công nghệ thực phẩm Khoa: Kinh tế nhân xếp dỡ, giao nhận và ban điều hành, chỉ huy các đội ở cảng qua đó đưa ra được những vấn đề còn bất cập trong công tác đó. - Đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp trả lương cho công nhân xếp dỡ, giao nhận và ban điều hành, chỉ huy các đội đề tài đã đưa ra được các giải pháp hữu hiệu hơn khắc phục được nhược điểm của phương pháp tính lương trước đây, giúp hoàn thiện hơn nữa công tác trả lương cho các lực lượng này. SV: Nguyễn Thị Thu Thủy 3 Lớp: CDKT01A
  4. Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường cao đẳng kinh tế và công nghệ thực phẩm Khoa: Kinh tế Chương 1. NHỮNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG 1.1- Khái quát chung về tiền lương 1.1.1- Khái niệm về tiền lương Với nền sản xuất hàng hoá được tiến hành trên cơ sở chế độ công hữu tư liệu sản xuất và kế hoạch hoá tập trung, hàng tiêu dùng cũng trong khuôn khổ kế hoạch của Nhà nước, không coi là tồn tại thị trường sức lao động thì tiền lương là một bộ phận sản phẩm xã hội biểu hiện dưới hình thức tiền tệ mà người lao động với tư cách là chủ sở hữu tư liệu sản xuất nhận được của xã hội để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân, tiền lương biểu hiện mối quan hệ phân phối sản phẩm xã hội cho tiêu dùng cá nhân giữa toàn xã hội với từng người lao động. Do vậy tiền lương chỉ thuộc phạm vi phân phối, là một phần thu nhập quốc dân được Nhà nước phân phối có kế hoạch cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động. Tiền lương còn có thể gọi là tiền công, thù lao lao động, thu nhập lao động Từ lúc nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì Tiền lương được định nghĩa: “ Tiền lương là số tiền trả cho người công nhân viên chức theo số lượng và chất lượng của họ đã đóng góp” (Trang 391- Từ điển thống kê) Ở các nước có kinh tế thị trường, pháp luật lao động quy định Tiền lương bao gồm mọi khoản. Ví dụ: Ở Pháp: Bộ luật Lao động ghi: “ Sự trả công phải được hiểu là Tiền lương hoặc lương bổng cơ bản bình thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, SV: Nguyễn Thị Thu Thủy 4 Lớp: CDKT01A
  5. Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường cao đẳng kinh tế và công nghệ thực phẩm Khoa: Kinh tế phụ cấp khác được trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền hay hiện vật mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo việc làm của người lao động”. Ở Nhật Bản – Luật tiêu chuẩn ghi: “ Tiền lương nói trong luật này bất luận được gọi là Tiền lương, lương bổng hay tên khác là chi thù lao lao động mà người sử dụng lao động chi trả cho công nhân”. Ở nước ta: Ngay từ năm 1947 vản bản pháp luật của ta (Sắc lệnh số 29/SL-Điều 56, tiết thứ V) có ghi: “ Tiền công nói trong tiết này là Tiền lương chính không kể các khoản phụ cấp mà chủ đã hứa trả hay đã ghi trong khế ước. Không thể lấy cớ phải trả các khoản phụ cấp như phụ cấp thâm niên, phụ cấp gia đình trong sắc lệnh này mà trừ một phần số tiền công đó”. Tóm lại: “Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động là giá cả của yếu tố sức lao động mà người sử dụng (chủ doanh nghiệp, Nhà nước) phải trả cho người cung cấp sức lao động, tuân theo nguyên tắc cung cầu, giá cả thị trường và luật pháp hiện hành của Nhà nước” [6]. Cùng với khái niệm tiền lương có tính chất khái quát là các khái niệm: + Tiền lương danh nghĩa + Tiền lương thực tế + Tiền lương tối thiểu + Tiền lương kinh tế *” Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người lao động nhận được của người sử dụng lao động trả theo hợp đồng lao động ; Tiền lương danh nghĩa chưa thể hiện chính xác mức sinh hoạt của người lao động vì còn phụ thuộc vào giá cả của hàng hoá và dịch vụ” [6]. * “Tiền lương thực tế là khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản thuế theo quy định của Chính phủ. Tiền lương thực tế phụ thuộc vào 2 yếu tố tiền lương danh nghĩa và giá cả hàng hoá, giá cả dịch vụ. Tiền SV: Nguyễn Thị Thu Thủy 5 Lớp: CDKT01A
  6. Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường cao đẳng kinh tế và công nghệ thực phẩm Khoa: Kinh tế lương thực tế là yếu tố quan trọng để tính mức thu nhập thực tế và mức sống của người lao động” [6]. * ” Tiền lương tối thiểu là tiền lương thấp nhất, bảo đảm nhu cầu tối thiểu về sinh học, xã hội học trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, ở mức độ nhẹ nhàng nhất trong môi trường lao động bình thường. Nó đảm bảo cho người lao động có thể mua được những tư liệu sinh hoạt thiết yếu để tái sản xuất sức lao động cho bản thân và có dôi dư một phần để nuôi con và bảo hiểm lúc hết tuổi lao động” [6]. Điều 55 của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung nước ta cũng quy định: “ mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định” [1]. Đối với người làm công ăn lương, mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định là mức lương thấp nhất trong xã hội. Điều 56 của Bộ luật lao động nước ta xác định mức lương tối thiểu là mức lương được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng Mức lương tối thiểu là một chế định quan trọng bậc nhất của pháp luật lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động nhất là trong kinh tế thị trường và trong điều kiện cung lớn hơn cầu về sức lao động. * Tiền lương kinh tế là tiền trả thêm vào mức lương tối thiểu để đạt được yêu cầu cung ứng sức lao động. 1.1.2- Ý nghĩa của tiền lương Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương đóng một vai trò quan trọng, là đòn bảy kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động, tạo điều kiện cơ bản để tái sản xuất sức lao động. + Đối với doanh nghiệp: Tiền lương là một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do đó thông qua SV: Nguyễn Thị Thu Thủy 6 Lớp: CDKT01A
  7. Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường cao đẳng kinh tế và công nghệ thực phẩm Khoa: Kinh tế các chính sách tiền lương có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc sử dụng lao động + Đối với người lao động: Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu, là phương tiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của họ, ở một mức độ nào đó, tiền lương là bằng chứng thể hiện giá trị, uy tín, địa vị của người lao động và là phương tiện để đánh giá mức đối xử của chủ doanh nghiệp đối với người lao động. + Đối với xã hội: Tiền lương không chỉ mang tính chất là chi phí mà đã trở thành phương tiện tạo giá trị mới. Hay nói đúng hơn là nguồn kích thích nâng cao những năng lực tiềm ẩn của người lao động trong quá trình sản sinh ra các giá trị gia tăng, tạo động lực cho sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao. Khi tiền lương hợp lý sẽ tạo khả năng thu hút các nguồn lao động, sắp xếp điều hoà giữa các ngành, các vùng, các lĩnh vực. Ngược lại, nếu tiền lương không hợp lý sẽ làm cho chất lượng nguồn lao động giảm sút hoặc gây ra sự chuyển dịch lao động, chảy máu chất xám và nghiêm trọng hơn nữa sẽ dẫn đến những vấn đề xã hội phức tạp như đình công, bãi công.. Như vậy tiền lương đóng vai trò to lớn trong sản xuất và đời sống. Chính vì vậy, hoàn thiện các chính sách quản lý, điều tiết tiền lương trong các lĩnh vực, nhất là các doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà chính phủ cũng như những người quản lý phải chú ý thực hiện 1.1.3 Chức năng của tiền lương: + Chức năng thước đo giá trị: Tiền lương là cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả biến động + Chức năng tái sản xuất sức lao động: Nhằm duy trì khả năng làm việc lâu dài và có hiệu quả trên cơ sở tiền lương bù đắp những hao phí lao động đã mất mát, tiêu hao. SV: Nguyễn Thị Thu Thủy 7 Lớp: CDKT01A
  8. Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường cao đẳng kinh tế và công nghệ thực phẩm Khoa: Kinh tế + Chức năng công cụ quản lý doanh nghiệp: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh người lao động bao giờ cũng chịu hai sức ép đó là chi phí hoạt động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp luôn tìm cách giảm thiểu chi phí, trong đó có chi phí tiền lương của nhà nước về quyền lợi tối thiểu mà doanh nghiệp được hưởng + Chức năng đòn bẩy kinh tế: Thực tế cho thấy khi được trả công xứng đáng thì người lao động sẽ gắn trách nhiệm của mình đối với lợi ích của doanh nghiệp hơn. Một mức lương thoả đáng là nhân tố quyết định để họ phát huy hết khả năng, óc sáng tạo của mình vào sản phẩm, làm qúa trình sản xuất đi vào guồng máy chung của xã hội. + Chức năng điều hoà lao động: Khi một nền kinh tế ngày càng phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt thì những chính sách về tiền lương là không thể tách rời. Sự hấp dẫn với mức lương cao sẽ thu hút lao động nhiều hơn, điều này sẽ cho thấy cơ cấu lao động trong các ngành nghề không đều, mất cân đối. Do đó hệ thống bảng lương sẽ là điều kiện để điều tiết lao động, nó sẽ tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý góp phần làm ổn định thị trường lao động từng quốc gia. 1.1.4 Thang lương, bảng lương Thang lương, bảng lương trong các doanh nghiệp do doanh nghiệp tổ chức xây dựng theo các nguyên tắc quy định của Chính phủ Nguyên tắc của việc xây dựng thang lương, bảng lương: - Thang lương, bảng lương được xây dựng cho lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuât, kinh doanh theo công việc và ngành nghề được đào tạo. - Bội số của thang lương, bảng lương là hệ số mức lương cao nhất của người lao động có trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất so với người có trình độ thấp nhất. SV: Nguyễn Thị Thu Thủy 8 Lớp: CDKT01A
  9. Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường cao đẳng kinh tế và công nghệ thực phẩm Khoa: Kinh tế - Số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc đòi hỏi. Khoảng cách của bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, các tài năng, tích luỹ kinh nghiệm - Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm, và đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường. 1.1.4.1 Thang lương Thang lương là những bậc lương làm thước đo chất lượng lao động phân định những quan hệ tỷ lệ trả công lao động khác nhau theo trình độ chuyên môn khác nhau giữa các nhóm người lao động. Để thực hiện và hoàn thành công việc, người lao động phải có trình độ lành nghề tương ứng với mức độ phức tạp của công việc. Đồng thời phải cố gắng về sức lực cơ bắp, căng thẳng về thần kinh, tâm lý, tiêu hao năng lượng trong quá trình lao động. Thang lương bao gồm một số nhất định các bậc và những hệ số tiền lương tương ứng. Mỗi bậc của thang lương thể hiện mức độ phức tạp và mức tiêu hao lao động của công việc. Công việc ít phức tạp và mức tiêu hao năng lượng ít nhất thì bậc thấp nhất – bậc khởi điểm hoặc bậc 1. Trong khu vực sản xuất kinh doanh, bậc khởi điểm là bậc 1. Mức lương bậc 1 có thể cao hơn mức lương tối thiểu. Hệ số lương của mỗi bậc là tỷ số giữa mức lương cơ bản của bậc đó so với mức lương bậc 1, chênh lệch giữa bậc cao nhất và bậc thấp nhất trong một thang lương. Bộ luật lao động của nước ta chỉ quan tâm đến mức lương tối thiểu còn việc dùng lương cho các bậc trên thì theo nguyên tắc thoả thuận giữa người sử SV: Nguyễn Thị Thu Thủy 9 Lớp: CDKT01A
  10. Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường cao đẳng kinh tế và công nghệ thực phẩm Khoa: Kinh tế dụng lao động và người lao động. Tuy vậy thang lương, bảng lương tại các cảng do Chính phủ công bố. Điều 57 Bộ luật lao động nước ta ghi: “ Chính phủ công bố thang lương, bảng lương để làm cơ sở tính các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế, tiền lương khi làm đêm, ngừng việc, nghỉ hàng năm và các trường hợp khác của người lao động” [2]. Người sử dụng lao động và người lao động khi ký kết hợp đồng lao động sẽ cùng nhau xác định bậc lương của từng người, căn cứ vào tiêu chuẩn, cấp bậc kỹ thuật, bậc lương theo bậc công nhân tương ứng với mức độ phức tạp của công việc. 1.1.4.2- Bảng lương Thường áp dụng đối với công chức nhà nước, viên chức doanh nghiệp do có những nghề khó phân chia được rõ rệt các mức độ phức tạp hoặc do đặc điểm công việc phải bố trí lao động theo cương vị và trách nhiệm, theo chức danh. Bảng lương cũng có các bậc, từ bậc 1 trở lên. Mỗi chức danh trong bảng lương có các tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn (chức danh, hiểu biết, làm được và yêu cầu trình độ) theo các ngạch nghiệp vụ hoặc ngạch kỹ thuật. Mỗi chức danh trong bảng lương có tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn để làm căn cứ xếp lương. Mỗi công chức nhà nước đều phải được xếp vào một bậc nhất định trong bảng lương quy định của nhà nước. 1.1.5- Phụ cấp lương: Khi tồn tại khái niệm tiền lương cơ bản thì cũng tồn tại khái niệm phụ cấp lương. “Phụ cấp lương là phần tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản. Nó bổ sung cho lương cơ bản về các yếu tố chưa đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ, các yếu tố không ổn định hoặc vượt quá điều kiện bình thường nhằm đền bù, khuyến khích lao động tốt hơn” [2]. Hiện nay có các loại phụ cấp như: SV: Nguyễn Thị Thu Thủy 10 Lớp: CDKT01A