Đề tài Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt nam trong điều kiện hiện nay

doc 88 trang Hoàng Thiện 03/04/2025 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt nam trong điều kiện hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tai_quan_ly_thue_thu_nhap_ca_nhan_o_viet_nam_trong_dieu_k.doc

Nội dung text: Đề tài Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt nam trong điều kiện hiện nay

  1. MỤC LỤC MỤC LỤC - 1 - DANH MỤC BẢNG BIỂU - 3 - DANH MỤC HÌNH VẼ - 4 - DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - 5 - LỜI MỞ ĐẦU - 6 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH THUẾ VÀ TUÂN THỦ THUẾ - 8 - 1.1. Lý luận chung về quản lý hành chính thuế.........................................................................- 8 - 1.2. Quản lý hành chính thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế ..................- 11 - 1.2.1. Quan niệm về tính tuân thủ của người nộp thuế..........................................................- 11 - 1.2.2. Các yếu tố tác động đến tính tuân thủ của NNT ............................................................- 15 - 1.2.3. Các phương pháp để đo lường mức độ tuân thủ của NNT...........................................- 18 - 1.2.4. Phương thức quản lý thuế và mối quan hệ với tính tuân thủ của NNT........................- 20 - 1.3. Kinh nghiệm một số nước trong quản lý thuế nhằm việc nâng cao tính tuân thủ của NNT- 23 - 1.3.1. Kinh nghiệm của Cơ quan thu nội địa Vương quốc Anh................................................- 23 - 1.3.2. Kinh nghiệm của Cục thu nội địa Singapore (IRAS) ........................................................- 25 - QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH THUẾ VÀ TÍNH TUÂN THỦ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - 28 - 2.1. Bối cảnh của quản lý hành chính thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế- 28 - 2.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam.................................................................................- 28 - 2.1.2. Công tác quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay ..................................................................- 30 - 2.2. Thực trạng tính tuân thủ của NNT trong quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay ...................- 35 - * ƯỚC TÍNH CHO NĂM 2009 - 36 - NGUỒN: TỔNG CỤC THUẾ, 2010 - 36 - 2.2.1. Tình hình đăng ký thuế ...................................................................................................- 37 - 2.2.2. Tình hình khai thuế và tính thuế.....................................................................................- 41 - 2.2.4. Tình hình nộp thuế .........................................................................................................- 48 -
  2. 2.3. Đánh giá các nhân tố tác động đến tính tuân thủ của NNT ở Việt Nam...........................- 50 - 2.3.1. Hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam .........................................................................- 50 - 2.3.2. Những nhân tố thuộc về người nộp thuế......................................................................- 51 - 2.3.3. Nhân tố quản lý thuế.....................................................................................................- 55 - NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TÍNH TUÂN THỦ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN ĐẠI HÓA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH THUẾ Ở VIỆT NAM - 69 - 3.1. Mục tiêu của hiện đại hóa quản lý hành chính thuế ở Việt Nam.....................................- 69 - 3.2. Quan điểm và định hướng nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hóa quản lý hành chính thuế..................................................................................................- 70 - 3.2.1. Quan điểm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế.......................................- 70 - 3.2.2 Định hướng nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế......................................- 71 - 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế trong điều kiện hiện đại hóa quản lý hành chính thuế ...............................................................................................................- 72 - 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật thuế theo hướng đơn giản, minh bạch,ít có sự sửa đổi bổ sung bất thường .............................................................................................................- 72 - 3.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế và cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế ................................................................................................................................................................- 74 - 3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế ..............................................................- 75 - 3.2.4. Thực hiện nghiêm túc cưỡng chế thuế và thu nợ thuế ................................................- 79 - 3.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế......................................- 82 - 3.2.6. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính tuân thủ của NNT ........................................- 83 - KẾT LUẬN - 86 - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
  3. DANH MỤC BẢNG BIỂU
  4. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các bên trong quản lý thuế - 9 - Hình 1.2: Tác động theo chức năng của cơ quan quản lý thuế tới người nộp thuế- 11 - Hình 1.3: Mô hình quản lý tính tuân thủ của người nộp thuế - 12 - Hình 1.4: Các nhóm người nộp thuế - số người nộp thuế và các đặc tính đóng góp vào số thu thuế - 15 - Hình 1.5: Đánh giá sự tuân thủ của người nộp thuế - 22 - Hình 2.1: Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan Thuế - 34 -
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
  6. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong công cuộc cải cách hành chính nói chung và cải cách hành chính thuế nói riêng và đặc biệt là quản lý thuế thu nhập cá nhân luôn là một vấn đề lôi cuốn nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý và nhà nghiên cứu. Đây là một loại thuế mang tính nhạy cảm cao, vì nó liên quan trực tiếp đến mọi người dân và các tổ chức chi trả thu nhập, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, chính trị. Thuế thu nhập cá nhân được đánh giá là một loại thuế mang tính công bằng cao khi được sử dụng để điều tiết thu nhập đảm bảo công bằng theo khả năng trả thuế của người dân. Việc bao quát rộng và liên quan đến toàn xã hội, nên công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đã được nghiên cứu nhiều ở các nước phát triển, các nước đang phát triển sử dụng thuế thu nhập cá nhân. Ở Việt Nam việc nghiên cứu quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng là vấn đề mới và đứng trên nhiều cách tiếp cận khác nhau. Song trên giác độ tuân thủ của người nộp thuế chưa được nghiên cứu một cách hoàn chỉnh, chính vì lẽ đó ‘Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt nam trong điều kiện hiện nay’ được chọn làm tiêu đề nghiên cứu của đề tài này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những lý luận, tư tưởng về quản lý thuế thu nhập cá nhân trên giác độ tuân thủ của người nộp thuế trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay; - Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác triển khai Luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân khi triển khai ở Việt Nam, nhằm tìm ra những nguyên nhân hạn chế của những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay;
  7. - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng của công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý thuế thu nhập cá nhân, các nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên giác độ tuân thủ thuế của người nộp thuế. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để làm rõ đối tượng và nội dung của vấn đề nghiên cứu, đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp lịch sử, phương pháp tổng kết kinh nghiệm để đánh giá công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam. 5. Dự kiến những đóng góp của đề tài: - Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu, trao đổi, bổ sung để làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân trên giác độ tuân thủ thuế của người nộp thuế. - Đề tài góp phần cung cấp những thực trạng của công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân giác độ tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam trong thời gian qua và đưa ra những kiến nghị mang tính trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.
  8. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH THUẾ VÀ TUÂN THỦ THUẾ 1.1. Lý luận chung về quản lý hành chính thuế Khi nói đến quản lý thì các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu đều cho rằng đây là những hoạt động có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu đặt ra. Chính vì vậy, quản lý hành chính thuế cũng có chung là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý thuế đến người nộp thuế nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Tuy nhiên, quản lý thuế có tính chất là quản lý hành chính công được thể chế hóa bằng luật pháp và với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo thu thuế đủ thuế, đúng thời hạn cho ngân sách nhà nước với chi phí hành thu thấp và đảm bảo nâng cao tính ttuân thủ của người nộp thuế. Như vậy, quản lý thuế đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện hệ thống thuế. Quản lý thuế tốt không đơn giản chỉ là thu thuế cho ngân sách nhà nước, mà thu thuế được thực hiện như thế nào – có nghĩa là, ảnh hưởng của việc thu thuế đến sự công bằng, ảnh hưởng sự thực hiện cam kết quản lý kinh tế của nhà nước và ảnh hưởng đến phúc lợi kinh tế - đây là những vấn đề rất quan trọng. Quản lý thuế chưa tốt là sự quản lý có thể thu được phần lớn số thuế từ những khu vực dễ thu thuế, trong khi để thất thu từ những khu vực khó thu thuế khác. Chính vì vậy, khi nói đến quản lý thuế là làm sao để thu hẹp sự khác biệt sự tuân thủ thuế của người nộp thuế - có nghĩa là, sự khác biệt giữa số thuế thực tế thu được và số thuế đáng ra phải thu được theo luật – và sự khác biệt này như thế nào giữa các bộ phận người nộp thuế. Trong hình 1, đã mô tả quản lý thuế, trong công tác quản lý thuế có sự tham gia của: Cơ quan quản lý hành chính thuế, người nộp thuế và bên thứ
  9. ba, cả ba lực lượng này được đặt trong một môi trường của một nền kinh tế mở. CƠ QUAN QUẢN LÝ NGƯỜI HÀNH CHÍNH NỘP THUẾ THUẾ BÊN THỨ BA Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các bên trong quản lý thuế - Cơ quan quản lý thuế: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan hoặc tổ chức được phép của Nhà nước thực hiện quản lý thuế; MÔI TRƯỜNG: - Kinh tế - Xã hội - Người nộp thuế: Cá nhân và tổ chức chịu sự điều chỉnh của các luật - Luật pháp thuế; - Chính trị - Bên thứ ba: Các tổ chức chính - trị,Văn hóa,...chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân liên quan đến người nộp thuế (cả trong nước và ngoài nước).
  10. Như vậy, để thiết lập quản lý hành chính thuế hiện đại có thể đạt được mục tiêu hiệu quả và thực hiện quản lý hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan và các quy định của luật pháp cần phải có: - Khuôn khổ pháp lý cho quản lý thuế; - Tổ chức bộ máy quản lý thuế phù hợp; - Khuôn khổ pháp luật về thuế đầy đủ, rõ ràng và minh bạch để thực hiện và xác định rõ quyền và nghĩa vụ đóng thuế của người nộp thuế; - Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế. Quản lý thuế luôn gắn với một quy trình trình quản lý thuế nhất định. Quy trình quản lý thuế luôn gắn với quá trình nhà quản lý thuế (chủ thể quản lý) sử dụng các chức năng quản lý tác động tới khách thể quản lý (đối tượng nộp thuế) nhằm đạt được các mục tiêu quản lý. Các chức năng quản lý thuế bao gồm bốn nhóm cơ bản gắn với quy trình quản lý thuế bao gồm: Nhóm chức năng hoạch định như ban hành chính sách, lập kế hoạch thuế, chuẩn bị điều kiện thực hiện; Nhóm chức năng tổ chức như tổ chức bộ máy, tổ chức nhân sự, ra quyết định, tổ chức hoạt động; nhóm chức năng chỉ đạo như hướng dẫn, phối hợp, điều chỉnh quá trình thực hiện kế hoạch thuế; nhóm Chức năng quản lý 1. Đăng ký thuế Cơ 2. Kê khai, tính thuế quan 3. Ấn định thuế Người nộp quản lý 4. Thu nộp thuế thuế 5. Thanh, kiểm kiểm tra Tuân thủ thuế ngày 6. Cưỡng chế thi hành càng cao 7. Xử lý vi phạm