Đề tài: Chế độ trợ cấp thai sản

docx 35 trang Hoàng Thiện 04/04/2025 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài: Chế độ trợ cấp thai sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_tai_che_do_tro_cap_thai_san.docx

Nội dung text: Đề tài: Chế độ trợ cấp thai sản

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA BẢO HIỂM KINH TẾ    Đề tài: Chế độ trợ cấp thai sản Lớp tín chỉ: An sinh xã hội_8 Sinh viên thực hiện: .. Hà Nội, Năm 2016
  2. Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................2 I. Chế độ trợ cấp thai sản trên thế giới ...............................................................................................2 1. Châu Âu: .............................................................................................................................................2 2. Châu Á: ...............................................................................................................................................6 3. Châu Phi:............................................................................................................................................8 4. Châu Mỹ: ..........................................................................................................................................10 II. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THAI SẢN CỦA VIỆT NAM ............................................................................11 1. Sơ lược về lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm xã hội ở Việt Nam ..............................................11 2. Mức hưởng chế độ thai sản:..............................................................................................................18 III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUÁ THỰC HIỆN TRỢ CẤP THAI SẢN HIỆN HÀNH ....................................19 l. Về chế độ thai sản..................................................................................................................................19 2. Về tổ chức quản lý thực hiện chế độ thai sản.......................................................................................24 IV. GIẢI PHÁP.........................................................................................................................................25 1. Giải pháp về môi trường tạo lập chế độ thai sản..................................................................................25 2. Giải pháp về quản lý tổ chức thực hiện chế độ thai sản ........................................................................29 KẾT LUẬN...................................................................................................................................................33
  3. LỜI MỞ ĐẦU Chế độ trợ cấp thai sản có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách BHXH và là một chế độ không thể thiếu đối với người lao động không chỉ bởi tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà còn bởi chính tỉnh chất nội tại của nó là sản xuất ra sức lao động xă hội. BHXH đã được Liên hợp Quốc thừa nhận và coi đó là một trong những quyền lợi cơ bản của con người. Do đó, BHXH cần phải được thực hiện đối với mọi người lao động. Trong những điều kiện khác nhau của đất nước, chính sách BHXH cũng có sự thay đối góp phần to lớn giúp cho người lao động ổn định cuộc sống khi họ gặp phải những sự kiện bảo hiểm. Trong những năm qua, chế độ thai sản đã bảo vệ cho hàng vạn lao động nữ và hàng vạn trẻ em. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng như sự phát triển và tiến bộ xã. Chế độ thai sản đã góp phần giảm bớt những gánh nặng cho người lao động đặc biệt là lao động nữ trong xã hội. I. Chế độ trợ cấp thai sản trên thế giới 1. Châu Âu: Châu Âu được xem là như là châu lục có chế độ an sinh xã hội cao nhất thế giới. Đặc biệt chế độ trợ cấp sinh đẻ ở khu vực Châu Âu rất cao. Trong bối cảnh Châu Âu ngày càng già hóa dân số và tình trạng sinh đẻ giảm mạnh thì các nước Châu Âu khuyến khích các mẹ sinh em bé và có những chính sách phúc lợi trợ cấp thai sản rất tốt. Các nước Châu Âu như Iceland, Thụy Điển, Pháp,...được coi là “thiên đường” của những người sắp làm cha mẹ bởi chế độ ưu đãi rất tuyệt vời. 1.1. Đức Nước Đức là một trong số những nước có trợ cấp thai sản cao nhất thế giới. Phụ nữ mang thai ở Đức được hưởng nhiều quyền lợi và những ưu tiên đặc biết như: • Bà bầu ở Đức không bị mất việc: Các công ty, xí nghiệp không được phép sa thải lao động nữ khi đang có bầu dù có đang trả qua thời kỳ suy thoái kinh tế. 2
  4. • Khám thai bằng bảo hiểm y tế rất tốt Có thể nói chế độ bảo hiểm xã hội của Đức là một trong những nước có chất lượng nhất châu Âu. Tất cả những người có giấy tờ hợp pháp sống trên đất nước Đức đều bắt buộc phải có bảo hiểm xã hội. Ngay khi vào làm việc ở xí nghiệp thì người lao động đã được đóng bảo hiểm xã hội. Do vây, chi phí mỗi lần khám thai hay kiểm tra thai kỳ qua các gia đoạn của các bà mẹ đều do bảo hiểm chi trả. Ở Đức, vào bệnh viện ai cũng được đối xử như ai, không tốt hơn mà cũng chẳng kém hơn, không bị phân biệt đối xử người nước ngoài hay người Đức. Có một điều dễ nhận thấy một điều là dù các bà mẹ có đẻ rơi ở bất kỳ bệnh viện nào thì bà mẹ và con của bạn cũng vẫn được chăm sóc kỹ lưỡng và nhiệt tình. Năm 2014, Chính phủ Đức đã thanh toán 53,7 tỉ Euro trợ cấp nuôi con, chiếm 73% tổng ngân sách dành cho gia đình. Người Đức cho rằng, 3 năm đầu của trẻ rất cần có cha mẹ bầu bạn nên các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian để ở bên cạnh trẻ. Vì thế, trước khi trẻ 3 tuổi, cha mẹ đều có thể nghỉ thai sản. Nghỉ thai sản của nước Đức được chia thành nghỉ sinh con của người mẹ và nghỉ nuôi con của cả cha lẫn mẹ, thời gian nghỉ dài nhất đến khi bé tròn 3 tuổi. Trong đó, có 1 năm là nghỉ phép có lương. Người mẹ nghỉ thai sản tổng cộng khoảng 14 tuần: trước khi sinh 6 tuần và sau khi sinh 8 tuần. 6 tuần trước khi sinh, trừ khi thai phụ đồng ý, nhà tuyển dụng không thể yêu cầu họ làm việc. 8 tuần sau sinh, cho dù sản phụ có muốn làm việc đi chăng nữa cũng vẫn phải nghỉ ở nhà. Trong trường hợp sinh sớm hoặc đa thai, thời gian nghỉ đẻ có thể kéo dài đến 12 tuần. Từ khi đứa trẻ sinh ra đến khi 3 tuổi, cha mẹ bé đều có thể xin nghỉ ở nhà chăm con và hưởng 65% - 67% thu nhập bình quân trước khi nghỉ, trợ cấp trung bình mỗi tháng từ 300 Euro – 1800 Euro ( khoảng 6,8 triệu VND – 41 triệu VND). 1.2. Phần Lan Phần Lan được ngợi khen như vậy là bởi đất nước này có chế độ phúc lợi xã hội cao, mức sống của người dân cũng ở mức cao và được đảm bảo chế độ chăm sóc sức 3
  5. khỏe toàn diện. Phần Lan được xem là một đất nước tuyệt vời để sinh đẻ và nuôi dạy con với những điều kiện của chế độ thai sản đặc biệt. Nhằm kích thích sinh sản và cải thiện nền dân số già của mình, Phần Lan đưa ra rất nhiều chính sách để giúp đỡ cho những cặp vợ chồng muốn có con. Thời gian nghỉ phép có lương của các bậc cha mẹ ở Phần Lan kéo dài đến 18 tuần cho người mẹ và 9 tuần cho người bố. Bên cạnh đó họ còn có khoảng 26 tuần nghỉ chung trong khi vẫn hưởng đến 70-90% tiền lương. Chính sách hỗ trợ của Phần Lan cũng bao gồm chính sách trợ cấp nuôi con. Theo đó trợ cấp dành cho một đứa trẻ mới sinh trong mỗi gia đình là 100 euro/tháng (khoảng 2,6 triệu VND), từ đứa thứ 3 là 141 euro/tháng (khoảng 3,7 triệu VND) và từ đứa thứ năm sẽ là 182 euro/tháng (tương đương 4,7 triệu VND). Khoản tiền này có thể được cung cấp cho đến khi đứa trẻ 17 tuổi. Ngoài ra, mỗi khi một đứa trẻ được chào đời, chính phủ sẽ tặng cho mỗi bà mẹ một chiếc hộp dụng cụ với đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc một đứa trẻ: đồ trẻ em, túi ngủ, đồ dùng ngoài trời, sản phẩm tắm cho em bé, tã lót và đệm. Hộp quà này hoàn toàn miễn phí và được áp dụng với tất cả mọi người không kể giàu nghèo. Chính vì những lý do này mà Phần Lan được bầu chọn là đất nước lý tưởng nhất cho các bà mẹ. 1.3. Thụy Điển Thụy Điển là thiên đường để trở thành cha mẹ, và tất nhiên cũng là thiên đường cho những đứa trẻ. Tại đất nước này, thời gian nghỉ thai sản có thể kéo dài đến vài năm và được chia cho cả bố và mẹ. Các cặp vợ chồng có con dưới 8 tuổi cũng có quyền làm việc bán thời gian và tiếp tục công việc cũ. Chính phủ cho phép một cặp vợ chồng được nghỉ tổng cộng là 480 ngày, được hưởng 80% thu nhập và thời gian hết sức linh hoạt khi sinh con. Ví dụ, một người phụ nữ có thu nhập khoảng 39.000 USD/năm sẽ được nhận 2.500 USD/tháng cho 6,5 tháng; cô ấy cũng có thể lựa chọn nhận 1 nửa số tiền trợ cấp trên và kéo dài thời gian nghỉ đến 13 tháng hoặc nghỉ dài hơn với mức trợ cấp thấp hơn. 4
  6. Năm 1974, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên trên thế giới thay thế “nghỉ thai sản” bằng “nghỉ cho bố mẹ” với thời gian nghỉ thai sản dành cho cả cha và mẹ Trong bối cảnh trách nhiệm nghỉ việc chăm sóc con cái không còn chỉ dành cho phụ nữ, nhưng quy định mới đã không làm thay đổi đột ngột vai trò về giới trong việc chăm sóc con nhỏ. Người mẹ tiếp tục chiếm đa số trong nghỉ thai sản và chỉ một số rất ít người cha nghỉ chế độ này. Để thay đổi, chính phủ đã đưa ra một chương trình gọi là “cô-ta dành cho bố” vào năm 1995. Các ông bố được 30 ngày nghỉ để khuyến khích họ ở nhà chăm con và nếu không sử dụng ngày nghỉ họ sẽ không nhận được trợ cấp nghỉ thai sản. Việc áp dụng “cô-ta” này đã có ảnh hưởng rộng rãi, tỷ lệ các ông bố sử dụng chế độ nghỉ thai sản tăng từ 44% lên 77%. Luật đã có tác động rất lớn đối với các ông bố có thu nhập thấp và những người có con sinh ở nước ngoài. Các ông bố tăng cường sử dụng thời gian nghỉ thai sản theo quy định mới vì ý nghĩa của Luật là “hoặc sử dụng hoặc lãng phí quyền lợi của mình”. Năm 2002, “cô-ta” này tăng đến 60 ngày cũng khiến cho số lượng các ông bố hưởng chế độ tăng nhẹ, tuy không biến chuyển mạnh mẽ như tác động của Luật năm 1995. Đến tháng 01/2016, “cô-ta” này được tăng lên 90 ngày. 1.4. Na Uy Na Uy là một trong những nước có chế độ thai sản cao nhất trong khu vực Châu Âu. Chế độ chăm sóc trước và sau sinh tại Na Uy là hoàn toàn miễn phí, được hỗ trợ bởi hệ thống y tế công. Điều đó có nghĩa là bà mẹ tương lai phải trả chính xác 0 đồng cho các chi phí y tế, các buổi khám chữa bệnh, nằm viện trong và sau khi mang thai của họ. Gia đình bà bầu được chính phủ Na Uy thanh toán mọi chi phí trong và sau khi mang thai, không phải trả bất kỳ chi phí nào liên quan, mà hơn nữa, chính phủ sẽ trả tiền vì bạn đã có con. Mọi bà mẹ sẽ nhận được một khoản trợ cấp khoảng 6.000 USD vào tháng thứ 6 của thai kỳ để trang trải cho việc mua sắm đồ đạc chuẩn bị đón em bé chào đời. Khi em bé 5
  7. ở trong tháng tuổi thứ 13 đến 23, nếu chưa được gửi đi nhà trẻ, người mẹ sẽ được nhận hỗ trợ gần 1.000 USD trong tối đa 10 tháng, cho tới khi bé đi nhà trẻ. Bên cạnh đó, mỗi tháng kể từ khi con sinh ra, chính phủ cũng sẽ trợ cấp một khoản tiền nhỏ (khoảng 150 USD) cho tới khi trẻ được 18 tuổi. Các mức hỗ trợ này được xem xét tăng lên cứ 4-5 năm một lần. Sau khi em bé được sinh ra, toàn bộ các chi phí khám chữa bệnh, kiểm tra sức khoẻ thường niên, tiêm chủng, khám răng đều hoàn toàn miễn phí. Thậm chí các chi phí liên quan tới đi lại và chi phí dành cho người thân (chồng) khi ở cùng cũng được bệnh viện chi trả hết. Thực tế là khi sinh con tại Na Uy, bệnh viện đã chi trả hết các chi phí đi lại và ăn cho người thân sản phụ trong thời gian 4 ngày tôi nằm viện. Về quyền lợi thai sản của bố mẹ, Na Uy có một chế độ rất hào phóng. Bạn có thể lựa chọn giữa việc nghỉ 49 tuần với 100% lương hoặc 59 tuần với 80% lương mỗi tháng với điều kiện bạn đi làm và có hợp đồng lao động ít nhất 6 tháng trước khi sinh em bé. Đặc biệt, chế độ này được áp dụng với cả cha và mẹ sau khi có sự xuất hiện của một thành viên mới chứ không chỉ riêng với mẹ như rất nhiều quốc gia khác. 2. Châu Á: 2.1. Nhật Bản Nhật Bản là một trong những nước được coi là “thiên đường sinh con” trên thế giới. Vì tỉ lệ sinh ở đất nước mặt trời mọc là đang ở mức đáng báo động (tức số trẻ sinh ra không đủ thay thế thế hệ cũ) nên chính quyền Nhật Bản đã nghĩ đến việc tăng quyền lợi thai sản để thúc đẩy tỷ lệ sinh. Các mẹ chỉ việc ăn ngon, nghỉ ngơi cho thật tốt, chỉ chờ đến ngày sinh con và các chi phí trong quá trình sinh con sẽ do chính phủ chịu trách nhiệm, có vài trường hợp sau khi sinh con xong các mẹ còn được nhận một ít tiền hay còn gọi là tiền mừng. Tại Nhật việc sinh con được sự hỗ trợ rất tốt từ phía chính phủ, từ lúc sinh con cho đến lúc con cái bạn trưởng thành (học hết trung học) đều nhận được chi phí nuôi dưỡng con cái. 6
  8. Chế độ này không chỉ dành riêng cho người Nhật mà người nước ngoài cũng được hưởng chế độ này. Hiện nay số lượng người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật khá đông, vì các chế độ bảo hiểm, phúc lợi, dịch vụ của Nhật rất tốt nên một số gia đình quyết định sinh con tại Nhật. Khi sống tại Nhật , những người có thẻ bảo hiểm sức khỏe thì bất cứ ai khi sinh con cũng được nhà nước cho 42man yên. Tại Nhật tỉ lệ tử vong thai nhi là thấp nhất trên thế giới. Vì vậy, khi sinh con ở Nhật thật sự rất an toàn cho cả mẹ và em bé. Các loại chi phí như phí đẻ thường, phí nằm viện và tổng tiền các chi phí này là khoảng 42 man yên (số tiền này sẽ thay đổi tùy theo số ngày nằm viện hoặc sử dụng các dịch vụ khác mà số tiền này sẽ khác nhau ). Sau khi trừ đi số tiền đã dùng trong quá trình điều dưỡng tại bênh viện nếu không vượt quá 42 man thì số tiền còn lại sẽ được gửi đến bạn theo cách thức được chuyển tiền vào sổ ngân hàng của bạn . Số tiền này bạn tự do sử dụng. Trường hợp đẻ khó tổng các chi phí là 150 man. Trường hợp này phía bảo hiểm sẽ hỗ trợ chi phí với tỉ lệ là 2/3, còn 1/3 là 50 man yên các bạn sẽ trả. Tuy nhiên được hưởng khấu trừ tiền điều trị cao và tiền thăm viện nên sau đó các bạn sẽ nhận được lại 5 man. Vì vậy số tiền mà các bạn phải chi trả chỉ có 45 man yên trong tổng chi phí 150 man yên. Trên thế giới chỉ có nhật bản mới hỗ trợ cho các sản phụ những chế độ như thế này vì thực tế các ca đẻ khó số tiền phải trả thật sự rất cao,. Đây cũng là 1 trong những chương trình khuyến khích sinh con tại Nhật để tăng dân số. Có thể nói tại Nhật các chi phí sinh đẻ hầu như không cần quá lo lắng. Trong trường hợp sinh 3, nhà nước sẽ hỗ trợ thêm tiên mua sữa và tã em bé. Không những vậy sau khi sinh con, hàng tháng còn được nhà nước hỗ trợ số tiền lên đến 1man 5sen cho đến khi học hết trung học. Đối với các trường hợp đẻ quá khó và phải mất nhiều chi phí trong quá trình sinh nở hàng tháng sẽ được chính phủ hoàn lại một phần tiền. Nhiều phụ nữ lo lắng nếu như có con sẽ phải nghĩ việc, sau khi nghỉ sinh con thì không thể quay trở lại làm việc. Vấn đề này không nên quá lo, tại các công ty Nhật hiện nay đều có qui định cho phụ nữ nghỉ ngơi, chăm sóc con trong vòng 1 năm sau đó có thể quay lại làm việc bình thường. Theo như chính sách mới, nhằm hỗ trợ cũng như 7
  9. nâng cao giá trị của người phụ nữ trong xã hội, các công ty đều có các chế độ riêng cho phụ nữ có con như làm việc từ 9:30 đến 16giờ, hoặc hàng tháng có ngày nghỉ riêng cho bố và mẹ, để gia đình có thời gian sum họp bên nhau. Thêm 1 điểm mà các mẹ cần chú ý, đó chính là trước khi sinh con 42 ngày và sau khi sinh 56 ngày các mẹ phải xin phép nghỉ làm. Thời gian này là nghỉ không lương ở công ty ( nếu có nhận lương từ công ty thì dù chỉ 1 man thì cũng không được hưởng bảo hiểm). Tuy nhiên sẽ nhận được từ bảo hiểm sức khoẻ là 2/3 số lương. Ngoài ra, có các trường hợp mà chúng ta không biết ví dụ như khi bị sảy thai và các tình trạng do mang thai gây ra cũng sẽ được hưởng 2/3 số lương từ bảo hiểm sức khoẻ. Tiền này gọi là tiền hỗ trợ thương tật ( tuy nhiên cần xin phép nghỉ làm và không nhận lương từ công ty thì mới được hưởng Ngoài ra nếu các mẹ không thích sinh con tại Nhật do nhiều lý do khác nhau mà muốn sinh con ở nước khác. tuy nhiên trong thời gian mang thai cần khám thai định kỳ ở bên Nhật sau đó xin bác sỹ chuyển về nước bạn muốn sinh, sau khi sinh mang đầy đủ giấy tờ của con sang lại Nhật người mẹ vẫn có thể xin bảo hiểm nhận số tiền trợ cấp sinh tại Nhật ( Khoảng 42 man ) tại khu vực mình đang sinh sống 2.2. Thái Lan Để có thế hưởng chế độ trợ cấp thai sản ở Thái Lan thì những người đang mang thai hoặc sinh đẻ có tham gia BHXH phải có thời gian đóng góp trước khi sinh tối thiểu là 7 tháng đóng góp trong 15 tháng trước khi sinh ( chỉ giới hạn trong 2 tuần sinh). Với mức thời gian nghỉ là 3 tháng sẽ giúp người lao động nữ hoàn toàn lấy lại sức khỏe sau khi sinh con, và chuẩn bị tốt tâm lý cho một giai đoạn mới. Lao động nữ sẽ được hưởng mức trợ cấp là 50% lương trước khi nghỉ trong vòng 90 ngày cho một lần sinh. Thực hiên trợ cấp một lần là 4000 bạt cho một lần sinh. 3. Châu Phi: Dân số châu Phi ngày càng tăng và theo ước tính của Liên Hợp quốc, 40% dân số thế giới sẽ sống ở châu lục này vào năm 2050. Các nền kinh tế châu Phi cũng đang tăng trưởng cùng với sự gia tăng của lực lượng lao động, tuy nhiên trong khi một số quốc 8