Báo cáo thực hành dược khoa Các dạng thuốc trong bào chế

docx 22 trang Hoàng Thiện 04/04/2025 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo thực hành dược khoa Các dạng thuốc trong bào chế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_thuc_hanh_duoc_khoa_cac_dang_thuoc_trong_bao_che.docx

Nội dung text: Báo cáo thực hành dược khoa Các dạng thuốc trong bào chế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA DƯỢC  BÁO CÁO THỰC HÀNH DƯỢC KHOA 3 BÁO CÁO: CÁC DẠNG THUỐC TRONG BÀO CHẾ GVHD: TRẦN HỮU HIỆP NHÓM TH: 4 LỚP : 16DS112 CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC SĨ NIÊN HỌC: 2016-2021 TP. Biên Hòa, tháng 12 năm 2016
  2. Báo Cáo Thực Hành Dược Khoa 3_N4 GVHD: Trần Hữu Hiệp DANH SÁCH NHÓM IV THỰC HIỆN 1. Phan Vũ Trà My 116000126 2. Trần Thị Nga 116000214 3. Hán Thị Kim Ngọc 116000011 4. Nguyễn Nhị Yến Nhi 116000028 5. Đường Quang Tài 116000302 6. Huỳnh Phương Thảo 116000309 7. Huỳnh Thị Phương Thoa 116000009 8. Vũ Đoàn Phương Uyên 116000295 ii
  3. Báo Cáo Thực Hành Dược Khoa 3_N4 GVHD: Trần Hữu Hiệp LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập cùng với sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của các quý thầy cô Khoa Dươc trường đại học Lạc Hồng đã hướng dẫn cho nhóm em. Và trong thời gian học tập đã có cơ hội học thêm những kiến thức mới, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế tại công ty sản xuất thuốc và khoa dược ở bệnh viện. Cùng với sự nỗ lực của nhóm đã hoàn thành bài báo cáo hoàn chỉnh. Lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc nhất cho em gửi đến quý thầy Huỳnh Văn Hóa và các thầy cô trong khoa Dược Trường Đại Học Lạc Hồng, nhờ sự tận tâm dạy bảo, trau dồi kiến thức của quý thầy cô mà nhóm em đã trưởng thành theo thời gian về môn học và kiến thức xã hội. Và giờ đây, nhóm em đã tự tin và am hiểu hơn về ngành nghề dược sĩ đang theo học. Qua đây nhóm em cũng xin cảm ơn đến thầy Trần Hữu Hiệp đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo giúp nhóm em giải đáp những vấn đề vướng mắc và hoàn thành tốt bài báo cáo này. Chúng em xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe, thành công trong công việc và cuộc sống. Chúng em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những thầy cô đã tận tình giúp đỡ để nhóm chúng em hoàn thành bài báo cáo này. Trân trọng cám ơn! iii
  4. Báo Cáo Thực Hành Dược Khoa 3_N4 GVHD: Trần Hữu Hiệp MỤC LỤC BÁO CÁO: CÁC DẠNG THUỐC TRONG BÀO CHẾ........................................................i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................iii MỤC LỤC.............................................................................................................................iv DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ...........................................................................................v 1. MỞ ĐẦU............................................................................................................................1 2. MỘT SỐ DẠNG THUỐC TRONG BÀO CHẾ ................................................................3 2.1. DẠNG BÀO CHẾ THUỐC CỐM..............................................................................3 2.2. DẠNG BÀO CHẾ VIÊN NÉN...................................................................................3 2.3.DẠNG BÀO CHẾ SIRO..............................................................................................4 2.5.DẠNG BÀO CHẾ THUỐC NANG ............................................................................7 2.6. DẠNG BÀO CHẾ THUỐC MỠ.................................................................................8 2.7. DẠNG BÀO CHẾ THUỐC TIÊM .............................................................................9 3.KẾT LUẬN.......................................................................................................................13 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................PL-1 iv
  5. Báo Cáo Thực Hành Dược Khoa 3_N4 GVHD: Trần Hữu Hiệp DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Hình 2.1:Dạng Bào Chế Thuốc Cốm Hình 2.2:Dạng Bào Chế Viên Nén Hình 2.3:Dạng Bào Chế Siro Hình 2.4: Dạng Bào Chế Thuốc Bột Hình 2.5: Dạng Bào Chế Thuốc Nang Hình 2.6: Dạng Bào Chế Thuốc Mỡ Hình 2.7: Dạng Bào Chế Thuốc Tiêm Sơ Đồ 2.6: Quy Trình Bào Chế Thuốc Mỡ Sơ đồ 2.7: Quy trình Bào chế thuốc tiêm dạng dung dịch Sơ đồ 2.8: Quy trình bào chế thuốc nhỏ mắt v
  6. Báo Cáo Thực Hành Dược Khoa 3_N4 GVHD: Trần Hữu Hiệp 1. MỞ ĐẦU Nền kinh tế của nước ta đang không ngừng phát triển có sự quản lý của nhà nước. Trong sự nghiệp đổi mới kinh tế đòi hỏi người tham gia kinh doanh phải nhanh chóng tiếp cận với những thay đổi và cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Mỗi biến động của thị trường đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ngành kinh doanh nói chung và kinh doanh thuốc nói riêng. Bởi thuốc cũng chỉ là một là một loại hàng hóa như tất cả các loại hàng hóa khác được bày bán trên thị trường nên hoạt động kinh doanh thuốc cũng phải tuân thủ quy luật cạnh tranh của thị trường để phát triển và tồn tại. Hơn bao giờ hết, thuốc là một trong những yêu cầu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khỏe của nhân dân nên việc cung cấp đầy đủ về mặt số lượng, đảm bảo về mặt chất lượng là trách nhiệm của ngành y tế. Làm thế nào để thuốc đến tay người dân tiện lợi và chất lượng được đảm bảo tốt nhất. Để đáp ứng được những yêu cầu đó thì dạng thuốc trong bào chế góp phần rất quan trọng trong quá trình tạo thuốc đến tay người sử dụng. Dạng thuốc là sản phẩm cuối cùng (thành phẩm) của quá trình bào chế, đạt các tiêu chuẩn chất lượng quy định, được dùng để đưa dược chất vào cơ thể nhằm mục đích phòng hay chữa bệnh. Dạng thuốc được bào chế để phát huy tối đa hiệu lực chữa bệnh, tiện lợi trong sử dụng và bảo quản. Trong bào chế hiện đại, dạng thuốc được coi là các “Hệ đưa thuốc” vào cơ thể (Drug Delivery Systems) hoặc “Hệ trị liệu” (Therapeutic Systems) hay “thiết bị” mang thuốc (Devices). Nói cách khác, dạng thuốc là giá mang dược chất, là sản phẩm của ngành dược đưa đến người bệnh, là cầu nối giữa dược sĩ và người bệnh. Với cùng một dược chất, khi bào chế dưới các dạng thuốc khác nhau dùng theo các đường dùng khác nhau có thể dẫn đến tác dụng lâm sàng khác nhau. Thí dụ: magnesi sulfat dùng dưới dạng bột để uống thì có tác dụng nhuận tràng, nhưng khi tiêm lại có tác dụng chống co giật. Vì vậy, việc hướng dẫn sử dụng đúng dạng thuốc là hết sức quan trọng. Vì vậy việc hướng dẫn sử dụng đúng dạng thuốc là hết sức quan trọng. Một chế phẩm thuốc được bào chế tốt nhưng hướng dẫn sử dụng không tốt cũng sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Dạng thuốc phải được bào chế sao cho tiện bảo quản, vận chuyển, sử dụng an toàn, hiệu quả và kinh tế. Ta thấy được tầm quan trọng của dạng thuốc trong thực tế mọi loại thuốc sẽ có dạng khác nhau để cho thuốc phát huy tác dụng tốt nhất và bảo quản vận chuyển thuận lợi. Nắm bắt được tình hình đó, Trường Đại Học Lạc Hồng đã kết hợp học đi đôi với hành, ngoài những giờ học lý thuyết trên lớp do các giảng viên là những dược sĩ tiến sĩ và thạc sĩ nhiều năm giảng dạy ở các trường y dược uy tín trong cả nước, các sinh viên được thực tập tại các bệnh viện đa khoa, được đi vào các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất, điều chế dược phẩm, được thực hành bán thuốc để lấy kinh nghiệm thực tế ứng dụng cho tương lai sau khi ra trường. 1
  7. Báo Cáo Thực Hành Dược Khoa 3_N4 GVHD: Trần Hữu Hiệp Sau thời gian, Trường tổ chức những môn học đi thực tế tại công ty sản xuất thuốc, khoa dược bệnh viện và các kiến thức thầy cô giảng dạy tại trường thì nhóm em đã hoàn thành bài báo cáo “MỘT SỐ DẠNG THUỐC TRONG BÀO CHẾ” với: ❖ Mục đích của bài báo cáo. Bài báo cáo được thực hiện với mục đích tìm hiểu về một số dạng thuốc, cách bào chế, cách dung như thế nào có trên thị trường. Dạng thuốc ảnh hưởng của đối chất lượng thuốc khi người sử dụng, bảo quản, vận chuyển trong thực tế. ❖ Đối tượng báo cáo. Đối tượng của bài báo cáo là các dạng thuốc trong bào chế và một số kỹ thuật trong bào chế. Phạm vi báo cáo. Về không gian: Các dạng trong bào chế có trên thị trường mà người dân thường sử dụng qua các tài liệu về dược khoa, kiến thức thực tế. ❖ Kết cấu báo cáo. Với sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Hữu Hiệp , khoa Dược trường Đại Học Lạc Hồng Qua thời gian đi thực tế em đã tìm hiểu về các dang thuốc của công ty Hasan, khoa dược bệnh viện và những kiến thức thầy cô giảng dạy trong thời gần đây để hoàn thành bài báo cáo với nội dung gồm 2 phần: + Phần 1: Một Số Dạng Thuốc Trong Bào Chế + Phần 2: Kết Luận 2
  8. Báo Cáo Thực Hành Dược Khoa 3_N4 GVHD: Trần Hữu Hiệp 2. MỘT SỐ DẠNG THUỐC TRONG BÀO CHẾ 2.1. DẠNG BÀO CHẾ THUỐC CỐM Định nghĩa: Thuốc cốm là dạng thuốc rắn có dạng hạt nhỏ xốp hay sợi ngắn xốp. Tên tiếng Latinh: Granulae Tên tiếng Anh: Granule Ưu/nhược điểm: Ưu điểm Nhược điểm • Điều chế đơn giản, dễ đóng gói, • Dễ hút ẩm do diện tích tiếp xúc vận chuyển. lớn. • Bền vững về mặt hóa học hơn so với dạng lỏng và hấp thu nhanh hơn. Cách bào chế: Tạo hạt thông qua việc sát qua rây hoặc ép đun bằng máy, hay máy cắt hạt. Thuốc cốm đóng trong đồ bao gói kín, đóng theo liều. Cách dùng: Uống, có thể nuốt trực tiếp hoặc dùng với nước hay chất lỏng thích hợp pha thành dung dịch hoặc hỗn dịch trước khi uống. Một số chế phẩm: Hình 2.1:Dạng Bào Chế Thuốc Cốm 3
  9. Báo Cáo Thực Hành Dược Khoa 3_N4 GVHD: Trần Hữu Hiệp 2.2. DẠNG BÀO CHẾ VIÊN NÉN Định nghĩa: Viên nén là dạng thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị phân liều, dùng để uống, nhai, ngậm, đặt hoặc hòa với nước để uống, để súc miệng, để rửa.... Tên tiếng Latinh: Comprimes Tên tiếng Anh: Tablets Ưu/nhược điểm: Ưu điểm Nhược điểm • Đã được chia liều 1 lần tương đối • Không phải tất cả các dược chất chính xác. đều chế thành được viên nén • Thể tích gọn nhẹ, dễ vận chuyển, • Khó uống với trẻ em, người lớn mang theo người.- Diện sử dụng tuổi,người đang bị hôn mê rộng: Có thể để nuốt, nhai, ngậm, cấy, đặt, pha thành dung dịch hay hỗn dịch. • Người bệnh dễ sử dụng: Phần lớn viên nén dùng để uống, trên viên nén thường có chữ dễ nhận biết tên thuốc. Cách bào chế: Viên nén được bào chế bằng cách ép hỗn hợp bột hoặc cốm nhờ vào lực nén của máy dập viên. Cách dùng: Viên nén có thể sử dụng theo nhiều cách như uống ngậm đặt. Uống là cách dùng phổ biến nhất. Một số chế phẩm: Viên để nuốt Viên ngậm Viên để nhai Viên đặt dưới lưỡi Hình 2.2. Dạng Bào Chế Viên Nén 4