Bài thuyết trình Ca lâm sàng: Đái tháo đường
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình Ca lâm sàng: Đái tháo đường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_thuyet_trinh_ca_lam_sang_dai_thao_duong.pptx
Nội dung text: Bài thuyết trình Ca lâm sàng: Đái tháo đường
- ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NHÓM 1- TỔ 1 D703
- Câu 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường Chẩn đoán xác định đái tháo đường nếu có 1 trong 3 tiêu chuẩn dưới đây và phải có ít nhất 2 lần xét nghiệm ở 2 thời điểm khác nhau -Glucose huyết tương bất kỳ trong ngày ≥11,1 mmol/l - Mức glucose huyết tương lúc đói ≥7,0mmol/l( đói có nghĩa trong vòng 8h không được cung cấp đường) - Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l ở thời điểm 2 giờ sau uống 75g glucose khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.
- • Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2010, để chẩn đoán ĐTĐ chúng ta dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau: (1) HbA1c ≥ 6,5%. Xét nghiệm phải được làm ở labo sử dụng phương pháp chuẩn (2) Đường máu lúc đói Go ≥ 7.0 mmol/ L ( ≥ 126 mg/dL) (3) Đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose G2 ≥ 11,1 mmol/L ( ≥ 200 mg/dL). Nghiệm pháp dung nạp glucose phải được thực hiện theo đúng mô hình của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sử dụng 75 gam glucose. (4) Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L ( ≥200 mg/dL) trên bệnh có triệu chứng của đái tháo đường cổ điển
- Câu 2: Nêu phác đồ điều trị đái tháo đường typ II. Đối với bệnh nhân này khởi đầu điều trị như thế nào? *Phác đồ điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 ( Hội ĐTĐ và Nội Tiết Việt Nam 2013 )
- Phác đồ điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 (Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2015)
- Khởi đầu điều trị của bệnh nhân này * Điều trị không dùng thuốc (Thay đổi lối sống) - Luyện tập thể dục: + Bệnh nhân nên tập những bài tập thể dục vận động nhẹ nhàng và thường xuyên. Chẳng hạn như đi bộ, thời gian tổng cộng ít nhất 150 phút/tuần, không ngưng tập 2 ngày liên tiếp. Nên tập tầm 30 phút/ngày, duy trì ổn định thời khóa biểu tập cho phù hợp với hoạt động hằng ngày..
- • Lưu ý + Phải kiểm tra đường huyết, huyếp áp, tình trạng tim mạch trước khi tập. Trước và trong khi tập huyếp áp không được quá 180mmHg. Nên ngưng tập ngay khi thấy các triệu chứng sau: đau tức ngực, uể oải chóng mặt, mệt khác thường, tim đập không đều, ra mồ hôi quá nhiều và khó thở. + Không ráng tập quá sức hoặc tập thể lực nặng
- • - Chế độ ăn: + Nên dùng các loại carbohydrate hấp thu chậm, không chà xát kỹ như gạo lức, bánh mì đen, ... Lượng carbohydrate tối thiểu hàng ngày khoảng 130 gam, nhưng không vượt quá 60% tổng số năng lượng. Tối đa 2 bát cơm/ngày. + Đạm khoảng 70g/ngày. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần + Nên chú trọng dùng các loại chất béo chứa acid béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá. + Ăn thêm thức ăn có nhiều chất xơ như rau, củ, trái cây “không ngọt”
- +Nghiêm cấm toàn bộ các thức ăn, thức uống có chứa đường bột (sugary carbohydrate) + Không nên quá kiêng khem (vì quá lo lắng nên nhịn ăn, giảm uống một cách vô lý) hoặc quá “bất cần” (coi thường bệnh, không tuân theo chế độ ăn qui định) + Giảm đến mức tối thiểu lượng thức ăn chứa nhiều chất béo. + Thành phần thức ăn theo tỷ lệ: 15% chất đạm, 35% chất béo, 50% chất đường bột.
- • * Điều trị dùng thuốc + Metformin 250mg, 2lần/ngày (sau ăn) + Lisinoprill 5mg, 1lần/ngày